Về số lượng

Một phần của tài liệu Các ủy ban kiểm tra huyện ủy ở Tỉnh kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 48)

- Quy trình kiểm tra:

2.1.1. Về số lượng

Trong những năm qua, mặc dù các ủy ban kiểm tra huyện ủy đã tập trung tham mưu cho các cấp uỷ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơng tác kiểm tra nói chung và chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, đã góp phần kịp thời phát hiện, xử lý và ngăn chặn những vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và nhiệm vụ đảng viên đối với các đảng viên và cấp uỷ viên trong các đảng bộ huyện. Song trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trên thế giới, sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường và cả những yếu kém trong công tác quản lý, giáo dục đảng viên, yếu kém trong công tác kiểm tra ở một số cơ sở nên tình trạng đảng viên, kể cả cấp uỷ viên vẫn cịn vi phạm.

Khi phân tích, xác định dấu hiệu vi phạm của đảng viên cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Xa rời quan điểm đó thì khó tránh khỏi rơi vào tình trạng phiến diện trong việc xem xét, đánh giá sự việc, hiện tượng. Nếu như trước đây dấu hiệu vi phạm chủ yếu ở các lĩnh vực tài chính, sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản, quản lý dự án... là chủ yếu, thì nay chuyển sang cả lịch vực giáo dục đào tạo, y tế, nhân đạo từ thiện, chính sách, mơi trường...

Qua kiểm tra và khảo sát thực tế đã cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2015 các ủy ban kiểm tra huyện ủy ở tỉnh Yên Bái đã tiến hành kiểm tra 228 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, qua kiểm tra kết luận có 199 đảng viên vi phạm (trong đó đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật là 88 và đã thi hành kỷ luật 88 đảng viên.)

Qua kiểm tra và khảo sát thực tế đã cho thấy trong năm 2015 các ủy ban kiểm tra huyện ủy của tỉnh Yên Bái tiến hành kiểm tra 35 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, qua kiểm tra kết luận có 20 đảng viên vi phạm (trong đó đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật là 20 và đã thi hành kỷ luật 20 đảng viên.)

2.1.2. Phân loại

Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và đã thi hành kỷ luật trên các nội dung sau: chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ 52 đảng viên; về giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống 28 đảng viên; về giữ gìn đồn kết nội bộ 6 đảng viên;

Như vậy, qua kiểm tra kết luận có vi phạm 199 đảng viên, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật 88 và đã thi hành kỷ luật 88 đảng viên, thi hành kỷ luật bằng các hình thức: Khiển trách 33 đảng viên, cảnh cáo 32 đảng viên, cách chức 02 đảng viên, khai trừ 21 đảng viên.

Thực tế vừa qua cho thấy, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm ở những lĩnh vực phức tạp tuy khó nhưng nếu xác định rõ nội dung, đối tượng kiểm tra, có yêu cầu về phương hướng xem xét, giải quyết, thì kiểm tra có kết quả nâng cao nhận thức của tổ chức đảng và đảng viên, ngăn ngừa được biểu hiện sai trái, xử lý được vi phạm.

Kiểm tra cấp ủy viên cùng cấp khi có DHVP tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên cũng là một nhiệm vụ của UBKT các cấp. Nhưng thực tế vừa qua cho thấy các UBKT huyện ủy tiến hành kiểm tra cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm chưa nhiều, tác dụng ngăn ngừa qua kiểm tra cịn thấp. Q trình theo dõi biết đảng viên là cấp ủy viên cùng cấp có DHVP nhưng UBKT chưa kịp thời kiểm tra ngay, mà chờ xin ý kiến thường trực cấp ủy hoặc để đến khi có khiếu nại, tố cáo hay sự phản ánh của công luận, dư luận bức xúc mới tiến hành kiểm tra. Có thể nói đây là khâu yếu, khó khăn, vướng mắc đặt ra cho UBKT không thể khắc phục một sớm một chiều. Căn nguyên của tình trạng này vẫn là từ vị thế của UBKT, từ sự chưa chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chưa có sự chỉ đạo, phối hợp kiểm tra của UBKT cấp trên và những cơ quan liên quan. Nếu trong công tác kiểm tra đảng viên khi có DHVP thiếu sự chỉ đạo kịp thời của cấp ủy cùng cấp thì UBKT tiến hành kiểm tra khơng thuận lợi, gặp rất nhiều khó khăn... Kết quả kiểm tra đối với cấp ủy viên

cùng cấp khơng chỉ có tác dụng nêu gương, giáo dục đối với cán bộ, đảng viên, mà còn củng cố niềm tin của quần chúng đối với đảng viên và tổ chức đảng. Do các đồng chí này thường nắm giữ các chức vụ chủ chốt, các lĩnh vực quan trọng trong bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền và các đồn thể chính trị - xã hội, nên “thường dễ có điều kiện vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước” [34, tr.12]. Mặt khác, nếu họ phạm phải khuyết điểm, sai lầm thì rất dễ dẫn đến vi phạm các quy định của Điều lệ Đảng, gây mất đồn kết nội bộ, làm giảm uy tín và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Chức vụ càng cao, tính chất DHVP nghiêm trọng thì ảnh hưởng tác động tiêu cực đối với xã hội càng lớn.

2.1.3. Xu hướng

Cơng tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiêm tra huyện ủy ở tỉnh Yên Bái là nhân tố quan trọng nhằm phòng ngừa những sai lầm khuyết điểm để đảng viên trưởng thành.

Công tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm được các ủy ban kiểm tra huyện ủy thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục; bảo đảm công tâm, khách quan, từng bước khắc phục tình trạng kiểm tra hình thức. Qua đó, các UBKT huyện ủy đã kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong lãnh đạo, quản lý, những quy định khơng cịn phù hợp, đề xuất với cấp có thẩm quyền nghiên cứu, bổ sung, góp phần hồn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm; củng cố tổ chức đảng ở những nơi yếu kém, phát huy vai trị, trách nhiệm, uy tín của đội ngũ CB,ĐV...

Các ủy ban kiểm tra huyện ủy ở tỉnh Yên Bái trực tiếp và thường xuyên thực hiện công tác KT đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Đặc biệt tiến hành kiểm tra những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, vi phạm nguyên tắc, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên.

Tăng cường kiểm tra những biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống được nhận diện ró nét qua báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, như: Trong công tác và sinh hoạt còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, “dễ người, dễ ta”,

“dĩ hịa vi q”, thấy đúng khơng dám bảo vệ, thấy sai khơng dám đấu tranh; cịn nể nang, né tránh trong đấu tranh phê bình, góp ý với đồng chí, nhất là đồng chí lãnh đạo; chưa hết lịng, hết sức vì cơng việc, vì Dân, chưa làm trịn bổn phận, chức trách, nhiệm vụ được giao; còn tư tưởng chưa thực sự yên tâm công tác, chưa gắn bó lâu dài với cơ quan, ngại khó, ngại khổ, chọn việc dễ, bỏ việc khó, làm việc cầm chừng, hiệu quả thấp, chọn việc có nhiều điều kiện, cơ hội phát triển, thăng tiến hoặc nhiều lợi ích, có thu nhập cao.

Như vậy, dưới sự tác động tổng hợp, đan xen, nhiều chiều của những yếu tố khách quan, vấn đề tăng cường hơn nữa việc kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của của các UBKT huyện ở tỉnh Yên Bái hiện nay và những năm tới đã, đang và sẽ có những biến đổi phức tạp. Sự vận động biến đổi đó vừa có xu hướng tích cực vừa có xu hướng tiêu cực. Hai xu hướng tích cực và tiêu cực đan xen nhau, cùng chi phối đến việc tăng cường tiến hành kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Cuộc đấu tranh giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực, giữa thực tế vi phạm của đảng viên và kết quả kiểm tra, giữa nội dung vi phạm và hình thức thi hành hành luật vẫn đang diễn ra phức tạp. Việc kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các UBKT huyện ủy ở tỉnh Yên Bái phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhận thức và xác định những giải pháp phù hợp của chủ thể nhằm phát huy xu hướng vận động tích cực, cùng chiều và hạn chế những tác động tiêu cực ngược chiều.

Một phần của tài liệu Các ủy ban kiểm tra huyện ủy ở Tỉnh kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w