Quan niệm đảng viên có dấu hiệu vi phạm và kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra huyện ủy

Một phần của tài liệu Các ủy ban kiểm tra huyện ủy ở Tỉnh kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 32)

- Đảng bộ huyện Mù Cang Chải: hiện có tổng số 2249 đảng viên (227 đảng

1.2.1. Quan niệm đảng viên có dấu hiệu vi phạm và kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra huyện ủy

khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra huyện ủy

Quan niệm kiểm tra

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [60, tr 523].

Còn theo Từ điển Luật học: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một cơng tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét” [61, tr 265].

KT cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên. Chẳng hạn Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền và trách nhiệm ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện KT việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Theo sách tra cứu các mục từ về tổ chức: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một cơng tác cụ thể được giao của một cơ quan, đơn vị hoặc một người để đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc người đó” [46, tr 468]. Như vậy, KT cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, của TCĐ, đoàn thể cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng hoặc người lãnh đạo đối với nhân viên dưới quyền.

Theo Ủy ban kiểm tra Trung ương: “Vi phạm là việc không tuân theo, không làm hoặc làm trái các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội” [66, tr.1].

Quan niệm đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng

Theo Ban Chấp hành Trung ương:

Đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng là việc đảng viên khơng tn theo hoặc làm trái Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên [6, tr.2].

Quan niệm đảng viên có dấu hiệu vi phạm

Khi có là thời điểm hành vi vừa mới bộc lộ và đã biểu hiện ra bên ngồi hay

đã quan sát và nhận biết được. Khi có dấu hiệu vi phạm là khi có biểu hiện, bộc lộ hành vi của việc không tuân theo, không làm hoặc làm trái một hoặc một số điều quy định, đã phát hiện và nhận biết được.

Dấu hiệu: cái để cho biết chứng tỏ điều gì [70, tr.525]. Như vậy có thể hiểu

dấu hiệu là một hiện tượng, một biểu hiện, báo hiệu cho biết điều gì đó sắp xảy ra hoặc sẽ xảy ra có sự thay đổi nào đó về hình thức hoặc nội dung, thuộc tính, kết cấu của sự vật. Chẳng hạn, DHVP của một đảng viên.

Vi phạm: Không tuân theo hoặc làm trái những điều qui định. [69, tr.1074].

Khái niệm vi phạm chỉ rõ bản chất của đối tượng đã làm sai, không tuân theo những điều qui định. Từ đó, có thể hiểu đảng viên vi phạm kỷ luật đảng là hành vi không chấp hành đầy đủ hoặc làm trái quy định của Đảng.

Dấu hiệu vi phạm: Đây là khái niệm ghép của hai khái niệm dấu hiệu và vi phạm. Dấu hiệu vi phạm là những hiện tượng cho thấy có sự khơng tn theo, khơng

làm hoặc làm trái một hoặc một số điều quy định [69; tr. 306].

Vi phạm và dấu hiệu vi phạm thuộc cặp phạm trù bản chất và hiện tượng. Trong đó, vi phạm là bản chất; dấu hiệu vi phạm là hiện tượng bên ngoài để nhận biết. Hiện tượng phản ánh bản chất, nên có thể phản ánh đúng bản chất của sự vật. Song, trong quá trình phản ánh, dưới tác động của nhiều yếu tố, việc phản ánh có

thể bị xun tạc, nên khơng phản ánh đúng, đầy đủ bản chất của sự vật. Vì vậy, dấu hiệu vi phạm có thể có vi phạm mà cũng có thể khơng có vi phạm.

Theo Ủy ban kiểm tra Trung ương:

Dâu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên là những hiện tượng, biểu hiện qua những thông tin, tài liệu, hiện vật cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội [66, tr.2].

Quan niệm đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm

Theo Ủy ban kiêm tra Trung ương:

Khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên là thời điểm khi có những thơng tin, tài liệu, hiện vật thu thập được đối chiếu với các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội mà đảng viên tham gia, có căn cứ cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên đó khơng tn theo, khơng làm hoặc làm trái một hoặc một số điều quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt Trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội [66, tr.2].

Căn cứ để phát hiện đối với đảng viên có dấu hiệu vi phạm

Nội dung dấu hiệu vi phạm:

Trong điểm 1, Điều 32 Điều lệ Đảng khố XII xác định UBKT các cấp có nhiệm vụ: Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Như vậy tiêu chuẩn đảng viên được nêu tại điểm 1, Điều 1, Chương I (tr.7-8), tiêu chuẩn cấp ủy viên nêu tại điểm 1, Điều 12, Chương II (tr.22) và 4 nhiệm vụ đảng viên được nêu tại Điều 2, Chương I (tr. 8,9) trong Điều lệ Đảng khoá XII là nội dung khái quát nhất làm căn cứ để kiểm tra đảng viên, cấp ủy viên khi có DHVP. Hay nói cách khác, các DHVP của đảng viên đã được Điều lệ Đảng điều chỉnh và khơng có ngoại lệ.

Bên cạnh, Quy định về phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm ban hành kèm theo Quyết định số 1319-QĐ/UBKTTW, ngày 10/6/2013 của UBKT Trung ương đã quy định cụ thể nội dung vi phạm của đảng viên: có biểu hiện khơng thực hiện hoặc

thực hiện khơng đúng quy định về: a) Thực hiện nhiệm vụ đảng viên (quy định tại Điều 2 của Điều lệ Đảng). b) Tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên (quy định tại Điều 12 của Điều lệ Đảng) [59, tr.460].

- Tổ chức đảng hoặc đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là thời điểm khi có những thơng tin, tài liệu, hiện vật thu thập được đối chiếu với các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội mà đảng viên tham gia, có căn cứ cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên đó khơng tn theo, khơng làm hoặc làm trái một hoặc một số điều quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội. [64, tr. 306].

Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi đảng viên có biểu hiện khơng tn theo, không làm hoặc làm trái quy định để xem xét, đánh giá, kết luận có hay khơng có vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên [63,

tr.307].

Từ quan niệm kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm cần lưu ý:

- Chủ thể và đối tượng kiểm tra.

+ Chủ thể kiểm tra: UBKT Trung ương; UBKT cấp tỉnh, huyện và tương

đương; UBKT đảng ủy cơ sở là chủ thể trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm

+ Đối tượng kiểm tra: Là những đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Quyết định số 30-QĐ/TW ngày 26-07-2016 của Ban chấp hành Trung ương ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XII quy định đối tượng kiểm tra là “đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết là cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý; khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới quản lý” [3, tr.13]. Như vậy đối tượng được kiểm tra là tất cả đảng viên trong đảng bộ khi có dấu hiệu vi phạm, nhưng khơng thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý. Trường hợp cấp ủy viên cùng cấp thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý khi có dấu hiệu vi phạm thì UBKT cấp dưới báo cáo để UBKT cấp trên chủ trì và phối hợp kiểm tra.

- Các lực lượng tham gia phát hiện, cung cấp thông tin dấu hiệu vi phạm.

Mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên đều chịu sự giám sát của tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân. Cán bộ, đảng viên tham gia hoạt động trong hệ thống chính trị, trong các doanh nghiệp… thì ngồi việc phải chịu sự quản lý của tổ chức đảng, còn chịu sự giám sát của các tổ chức như: Thanh tra Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các đồn thể chính trị - xã hội và lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân nơi cán bộ, đảng viên đang công tác cũng như nơi cư trú.

Quan niệm kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra huyện ủy.

Từ những quan niệm có liên quan ở trên có thể đưa ra quan niệm kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra huyện ủy như sau:

Ủy ban kiểm tra huyện ủy kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là việc Ủy ban kiểm tra huyện ủy kiểm tra đảng viên trong Đảng bộ huyện có biểu hiện khơng tn theo, khơng làm hoặc làm trái quy định để xem xét, đánh giá, kết luận có hay khơng vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Theo quan niệm này thì chủ thể kiểm tra là các Ủy ban kiểm tra huyện ủy tỉnh Yên Bái .

Đối tượng kiểm tra tất cả đảng viên trong đảng bộ huyện khi có dấu hiệu vi phạm, nhưng khơng thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý (Tỉnh ủy quản lý), trước hết đảng viên là ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện, đảng viên là cán bộ thuộc diện Ban thường vụ huyện ủy quản lý, khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới quản lý.

Nội dung kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên được quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 12, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa XII.

Tóm lại, từ sự phân tích trên khẳng định, Điều lệ Đảng khóa VIII, khóa IX, khố X, khố XI, khóa XII quy định nhiệm vụ cho UBKT các cấp như vậy là chính xác và cần thiết. Quy định này phù hợp với tầm lực của UBKT các cấp hiện nay,

không chỉ kiểm tra những đảng viên đã vi phạm mà phải chủ động kiểm tra ngay từ khi đảng viên có những hiện tượng, có khả năng sẽ dẫn đến vi phạm để kịp thời ngăn chặn, phịng ngừa khơng để khuyết điểm trở thành vi phạm, vi phạm nhỏ trở thành vi phạm lớn, vi phạm ít nghiêm trọng trở thành vi phạm nghiêm trọng và vi phạm của một người trở thành vi phạm của nhiều người, của tổ chức. Bởi vậy, tính cần thiết, kịp thời đảm bảo yêu cầu ngăn chặn, răn đe, phòng ngừa cao hơn so với kiểm tra “đảng viên vi phạm”.

Một phần của tài liệu Các ủy ban kiểm tra huyện ủy ở Tỉnh kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w