- Quy trình kiểm tra:
3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra huyện ủy với các Ban Đảng, Thanh tra, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các ban ngành liên
Ban Đảng, Thanh tra, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các ban ngành liên quan trong cơng tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; tăng cường mối liên hệ thường xuyên giữa UBKT cấp trên và cấp dưới.
* UBKT Huyện ủy phối hợp với các ban đảng
Dù chức năng, nhiệm vụ của mỗi ban có khác nhau, nhưng liên quan với nhau hết sức chặt chẽ, đều nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Cơng tác kiểm tra đảng viên khi có DHVP muốn có hiệu quả phải nắm chắc cơng tác tư tưởng, nắm chắc việc phân cấp, quản lý cán bộ. Ngược lại, Ban tổ chức muốn hồn thành nhiệm vụ khơng thể không làm tốt công tác tư tưởng, không thể không làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý, kiểm tra cán bộ, đảng viên. Hơn nữa, trong quy trình đề bạt cán bộ đều phải có ý kiến của UBKT cùng cấp.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban đảng, một mặt nó sẽ thúc đẩy cơng tác xây dựng Đảng, nâng cao trách nhiệm của các ban, mặt khác giúp cho UBKT có thêm cơ sở để xem xét, kết luận tính chất, mức độ DHVP được chính xác. Ngồi chức năng, nhiệm vụ của từng ban, quy chế cần định rõ trách nhiệm của từng ban trong việc
tham gia phối hợp. Trong quá trình kiểm tra theo chức năng cũng như nhiệm vụ do cấp ủy giao, các ban có trách nhiệm báo cáo nội dung, kết quả KT cho ban thường vụ cấp ủy xem xét, kết luận xử lý theo thẩm quyền. Nếu các nội dung đó có liên quan đến đảng viên có DHVP thì thơng báo cho UBKT cùng cấp xem xét giải quyết. Khi UBKT có u cầu cung cấp thơng tin, tham gia phối hợp KT, nhất là (đối với Ban tổ chức, đồng chí Trưởng ban đồng thời là ủy viên UBKT kiêm chức) thì các ban đó phải thể hiện rõ trách nhiệm phối hợp của mình. Khơng những thế mà cịn giúp cho cơ quan tổ chức cán bộ khắc phục tình trạng: “Có nơi, có lúc cơ quan tổ chức cán bộ chưa đánh giá tầm quan trọng của công tác kiểm tra và vai trị của cơng tác kiểm tra đối với vấn đề tổ chức, cán bộ và đảng viên” [63, tr.6].
* Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa UBKT Huyện ủy với Thanh tra nhà nước cùng cấp
- Xác định rõ nội dung công tác cần phối hợp giữa UBKT và thanh tra cùng cấp, tập trung vào một số nội dung công tác sau đây:
+ Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan: Thực tế hầu hết các chức danh trong bộ máy nhà nước đều là đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Vì vậy, họ vừa là đối tượng KT của UBKT, vừa là đối tượng thanh tra của cơ quan thanh tra cùng cấp. Việc phối hợp giữa hai cơ quan này là cần thiết nhưng để tránh chồng chéo hoặc gây khó khăn cho cơng tác của nhau, đòi hỏi phải làm rõ chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc thanh tra, KT đối tượng cán bộ là đảng viên.
+ Phối hợp trong việc KT đảng viên khi có DHVP trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, trong việc thanh tra những nội dung có liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên diện cấp uỷ cùng cấp quản lý.
+ Phối hợp trong việc xem xét kết luận đơn thư tố cáo đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý trong việc giải quyết các vụ khiếu kiện phức tạp đơng người, nhất là giải quyết các “điểm nóng”…
+ Phối hợp trong việc xem xét, kết luận tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên.
+ Phối hợp trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch KT,GS của cấp uỷ có liên quan đến việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước; kiểm tra việc thực hiện phịng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
+ Phối hợp chỉ đạo hoạt động của UBKT và cơ quan thanh tra cấp dưới về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và luân chuyển cán bộ giữa cơ quan KT và cơ quan thanh tra.
- Xác định rõ phương pháp và hình thức phối hợp giữa UBKT và cơ quan thanh tra cùng cấp cần thực hiện các nội dung như:
+ Phối hợp thực hiện thanh tra, KT,GS trên diện rộng: Trong đó có sự tham gia của các cơ quan chức năng của Nhà nước và cả UBKT do thanh tra nhà nước chủ trì; cần có quy chế quy định cụ thể trong việc phối hợp, phân định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan; nội dung, phương pháp tiến hành; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc thanh tra, KT,GS.
+ Phối hợp thực hiện thanh tra, KT,GS theo chuyên đề giữa thanh tra nhà nước với UBKT các cấp cũng cần có quy chế quy định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan; mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra, KT, giám sát; nội dung, phương pháp tiến hành; phạm vi đối tượng và thời gian thực hiện; sơ kết, rút kinh nghiệm và đề xuất, kiến nghị trong việc phối hợp thực hiện.
+ Trường hợp thanh tra nhà nước khi tiến hành thanh tra theo chức năng, nhiệm vụ mà phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên trong vụ việc được thanh tra có DHVP phải kịp thời thơng báo cho UBKT cùng cấp phối hợp thực hiện KT,GS vụ việc nói chung và KT đảng viên có DHVP nói riêng. Có như vậy mới giúp cho việc thanh tra đạt kết quả tốt, kết luận xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý được kịp thời các vi phạm pháp luật; đồng thời giúp cho UBKT trong việc làm rõ, kết luận và xử lý kỷ luật đảng (nếu có) đối với đảng viên vi phạm theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
+ Trường hợp UBKT tiến hành KT đảng viên khi có DHVP, nếu thấy vụ việc phức tạp cần có sự phối hợp, tham gia của thanh tra nhà nước các cấp hoặc các
ngành có liên quan thì chủ động đề nghị thanh tra nhà nước hoặc các ngành đó phối hợp thực hiện nhằm đạt kết quả tốt.
Khi UBKT chủ trì các cuộc KT đảng viên có DHVP, giải quyết tố cáo có liên quan đến các lĩnh vực như: quản lý kinh tế, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, tài ngun khống sản… thì cơ quan thanh tra cử cán bộ có nghiệp vụ chun mơn tham gia để giúp UBKT xác minh, kết luận. Khi cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra những lĩnh vực có liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, đảng viên thì UBKT cử cán bộ tham gia vào đồn thanh tra để nắm tình hình và hỗ trợ cho đồn thanh tra hoạt động.
- Phối hợp giữa UBKT và cơ quan thanh tra cùng cấp trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình thanh tra, KT, GS hàng năm.
- Thực hiện giao ban, thông tin kịp thời giữa UBKT và cơ quan thanh tra cùng cấp cần xây dựng kế hoạch phối hợp trong giao ban, thông tin kịp thời cho nhau.
Việc phối hợp giám sát giữa UBKT và cơ quan thanh tra cùng cấp là cần thiết nhưng tổ chức thực hiện khơng đơn giản. Vì vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cùng cấp, sự chỉ đạo kịp thời của UBKT và cơ quan thanh tra cấp trên có ý nghĩa quan trọng, nhất là những thời điểm nhạy cảm, đối tượng giám sát là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về thực hiện quy chế phối hợp và trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế phối hợp.
* UBKT Huyện ủy phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật
Đảng viên vừa là thành viên của Đảng, vừa là một công dân. Trách nhiệm của mỗi công dân phải sống và làm việc theo pháp luật, khơng có ngoại lệ. Trong cơ chế thị trường hiện nay, đảng viên hoạt động trong những điều kiện, môi trường, không gian phức tạp. Sự buông lỏng quản lý, giáo dục của TCĐ cộng với sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên, nên một bộ phận cán bộ, đảng viên có DHVP nguyên tắc quản lý kinh tế, tham nhũng, làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Thực tế cho thấy đã có những đảng viên tham nhũng biển thủ công quỹ, vi phạm pháp luật mà TCĐ quản lý trực tiếp khơng nắm được. Nếu khơng có sự giúp sức của cơ quan bảo vệ pháp luật thì hoạt động của UBKT gặp nhiều khó khăn trong việc
đánh giá, kết luận tính chất DHVP của cán bộ, đảng viên đó. Do khơng có sự phối hợp trao đổi thơng tin, nên cấp ủy trực tiếp quản lý đảng viên khơng thực hiện được thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng, hoặc khai trừ ra khỏi Đảng.
Mối quan hệ phối hợp giữa UBKT Huyện ủy với các cơ quan bảo vệ pháp luật thể hiện rõ nhất sự tác động hai chiều, hỗ trợ tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ. Phần lớn các cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật là đảng viên của Đảng, vừa chịu sự lãnh đạo quản lý của cấp uỷ đảng, vừa chịu sự quản lý theo ngành dọc, do đó, UBKT Huyện ủy cần hướng vào KT các đảng viên trong cơ quan pháp luật trong việc vận dụng đường lối, chính sách của Đảng.
Trên cơ sở quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng, quy chế cần hướng vào xác định, làm rõ những nội dung sau đây:
- Xác định trách nhiệm nội dung, phạm vi, đối tượng của mỗi tổ chức thành viên. “Đồng thời phối hợp nghiên cứu để phân định rõ hơn nữa phạm vi công việc và đối tượng công tác để hạn chế các chồng chéo, trùng dẫm, góp phần giải quyết nhanh và chính xác các vụ việc tham nhũng, tiêu cực” [30, tr.9].
- Xác định thời gian, chương trình cơng tác, phương thức trao đổi, cung cấp thơng tin, hồn tất thủ tục hành chính, phương thức, chế độ làm việc trong phối hợp.
- Cần định kỳ sơ kết, tổng kết, trao đổi rút kinh nghiệm về sự phối hợp.
- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan kiểm tra với các ban Đảng, thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật là một trong những phương thức chủ yếu giúp tăng cường cơng tác kiểm tra của Đảng trong tình hình mới hiện nay, góp phần đấu tranh làm rõ các yếu kém, tiêu cực như sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, thối hóa biến chất, vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của nhà nước ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhằm xây dựng Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh.
*) Tăng cường mối quan hệ giữa ủy ban kiểm tra cấp trên với ủy ban kiểm tra cấp dưới.
Bắt đầu Đại hội VIII đến Đại hội XII, Điều lệ Đảng có sửa đổi một số nội dung quan trọng về cơng tác kiểm tra của Đảng, trong đó có nội dung về chế độ
làm việc của ủy ban kiểm tra các cấp, đó là: “Ủy ban kiểm tra các cấp làm việc theo chế độ tập thể, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của ủy ban kiểm tra cấp trên” [22, tr.52]. Sửa đổi này nhằm khắc phục tình trạng trước đây có một số cấp ủy chưa thật sự quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát chưa tạo điều kiện cho ủy ban kiểm tra hoạt động có hiệu quả, chưa quan tâm xem xét những kiến nghị hợp lý của ủy ban kiểm tra nên có tình trạng nếu làm theo ý của cấp ủy (chủ yếu là thường trực cấp ủy) thì khơng làm trịn chức năng của nhiệm vụ kiểm tra do Điều lệ Đảng quy định, nếu làm theo Điều lệ Đảng thì trái với ý cấp ủy. Quy định mới của Điều lệ Đảng đã quyết định tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo ủy ban kiểm tra cấp trên và cấp ủy cấp dưới đối với hoạt động kiểm tra, đây là một bước phát triển có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ giữa ủy ban kiểm tra cấp trên với ủy ban kiểm tra cấp dưới, đảm bảo có sự kiểm tra chặt chẽ, thống nhất cả về phương pháp và nội dung công tác của ủy ban kiểm tra các cấp.
Sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy là một trong những nhân tố giúp cho các ủy ban kiểm tra huyện ủy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự chỉ đạo đó vừa phù hợp với nguyên tắc tổ chức, vừa giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn mà ủy ban kiểm tra huyện, thị, thành ủy khơng giải quyết được. Do đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các ủy ban kiểm tra huyện ủy phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin hai chiều, ủy ban kiểm tra cấp trên cần chỉ đạo ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện nhiệm vụ trọng tâm từng tháng và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Duy trì tốt chế độ giao ban định kỳ với ủy ban kiểm tra huyện ủy, một mặt để nắm kết quả hoạt động của ủy ban kiểm tra huyện ủy, mặt khác đi sâu trao đổi kinh nghiệm về chun mơn, nghiệp vụ, những điển hình về cách làm hay, có hiệu quả của của một số đơn vị trong tỉnh để học tập, rút kinh nghiệm. Tăng cường tập huấn nghiệp vụ, toạ đàm theo các chuyên đề, tổ chức hội thi cán bộ kiểm tra giỏi với các hình thức nhằm giải quyết những tình huống kiểm tra trong thực tiễn, qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ kiểm tra củng cố được kiến thức, chuyên mơn nghiệp vụ.
Cơng tác KT đảng viên khi có DHVP ln là u cầu bức thiết được đặt ra cho các đảng bộ huyện nói chung và các UBKT Huyện ủy ở Yên Bái nói riêng. Do đó, luận văn xác định năm phương hướng cơ bản, coi đó là sợi chỉ đỏ định hướng, xuyên suốt hoạt động kiểm tra của UBKT huyện ủy. Không nắm vững mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chính trị cơ bản thì cơng tác KT của UBKT huyện ủy rất dễ chệch hướng, kém hiệu quả.
Luận văn xây dựng sáu giải pháp cơ bản làm cơ sở cho UBKT Huyện ủy nâng cao chất lượng KT đảng viên khi có DHVP trong thời gian tới. Sáu giải pháp đó liên quan, tác động biện chứng trong một chỉnh thể thống nhất, từ việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, đến việc nắm vững, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ kiểm tra, nâng cao chất lượng thẩm tra, xác minh; chủ động phát hiện DHVP, kiên quyết đấu tranh làm rõ đúng, sai; làm tốt cơng tác tư tưởng, khơi dậy tính tự giác của đảng viên được kiểm tra; nắm vững các yếu tố tâm lý trong công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao tự phê bình và phê bình trong cơng tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho UBKT huyện ủy; Tăng cường sự phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra huyện ủy với các Ban Đảng, Thanh tra, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các ban ngành liên quan trong cơng tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; tăng cường mối liên hệ thường xuyên giữa UBKT cấp trên và cấp dưới. Mỗi giải pháp đi sâu một nội dung, lĩnh vực cụ thể. Để tăng cường KT đảng viên khi có DHVP, địi hỏi các UBKT huyện ủy và cán bộ làm công tác kiểm tra phải quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên.
KẾT LUẬN
Đảng ta đã tròn 86 mùa xuân, trong mọi thời kỳ lịch sử Đảng luôn khẳng định: Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo. Lãnh đạo mà khơng kiểm tra thì coi như khơng có lãnh đạo. KT đảng viên khi có DHVP là một nội dung