- Quy trình kiểm tra:
3.2.2. Nắm vững và thực hiện đúng phương pháp, quy trình nghiệp vụ kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, xác minh.
Phương pháp cơ bản để tiến hành KT đảng viên khi có DHVP cũng giống như các phương pháp tiến hành các nhiệm vụ KT của Đảng, của UBKT các cấp. Phải đảm bảo các phương pháp cơ bản của công tác đảng, công tác KT của đảng, không sử dụng các phương pháp nghiệp vụ điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật và phương pháp KT, thanh tra của các cơ quan có chức năng của Nhà nước. Vì vậy, để làm tốt cơng tác KT nói chung cũng như cơng tác KT đảng viên khi có DHVP nói riêng, cần phải nắm vững và thực hiện đúng 5 phương pháp cơ bản của cơng tác KT, đó là: dựa vào TCĐ; phát huy tinh thần tự giác của TCĐ và đảng viên; phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng nhân dân; làm tốt công tác thẩm tra, xác minh; kết hợp chặt chẽ với Thanh tra Nhà nước, các ban, ngành có liên quan và các đồn thể chính trị - xã hội và kết hợp với 2 phương pháp giám sát chủ yếu, đó là: giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp.
Nguyên tắc, phương pháp cơ bản để tiến hành kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm cũng giống như các phương pháp tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra khác của Đảng, của UBKT các cấp. Vì vậy phải đảm bảo các nguyên tắc, phương pháp cơ bản của công tác Đảng, công tác kiểm tra của Đảng. Không được phép và cũng không nên sử dụng các phương pháp nghiệp vụ điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như phương pháp thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước, bởi nếu làm như vậy sẽ khơng thể hiện được tính nhân văn, tính chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, chủ thể kiểm tra có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp cơ bản về công tác kiểm tra của Đảng cho phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cụ thể của cấp mình và tình hình thực tế từng vụ việc được kiểm tra, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc, thủ tục quy định và bảo đảm dân chủ. Do có sự khác nhau về nội dung, đối tượng, mục tiêu, yêu cầu, tính chất, đặc điểm của từng vụ việc kiểm tra, nên các bước của quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm có một số điểm khác so với các quy trình kiểm tra khác của UBKT. Nhất là trong kiểm tra cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm kỳ cực kỳ khó khăn, phức tạp và gặp
nhiều trở ngại, vì đối tượng kiểm tra vừa có tâm lý mặc cảm, định kiến, khó đồng tình chấp hành ngay với quyết định của chủ thể kiểm tra (UBKT các cấp); đối tượng kiểm tra thường là cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể nên cán bộ kiểm tra một số khơng tránh khỏi có tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm. Do đó, suốt trong q trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm với những đối tượng này phải hết sức chú trọng đến cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, cảm hóa, giáo dục, thuyết phục, động viên để họ không mặc cảm, định kiến, phản ứng, khơng gây khó khăn, trở ngại, phát huy tinh thần tự giác chịu trách nhiệm của đảng viên để được sự tích cực cộng tác, nêu cao ý thức tự giác tự phê bình và phê bình, chuẩn bị văn bản giải trình về nội dung kiểm tra nghiêm túc, làm cho đối tượng kiểm tra thức tỉnh, giác ngộ thấy được khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có) và tự giác nhận hình thức kỷ luật; tỏ rõ quyết tâm sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm và phấn đấu vươn lên. Cán bộ kiểm tra phải thật bình tĩnh, thận trọng, thẳng thắn, công tâm, trung thực, khách quan, kiên quyết, nhạy bén, thể hiện rõ bản lĩnh, chính kiến của mình khi tiếp cận, làm việc với đối tượng kiểm tra để đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất. Thực hiện tốt công tác thẩm tra, xác minh với tinh thần trách nhiệm cao để làm rõ đúng - sai, phải - trái của sự việc. Trên cơ sở đó, chủ thể kiểm tra cùng với đối tượng được kiểm tra phải xác định rõ có vi phạm hay khơng vi phạm; vi phạm một phần hay vi phạm toàn bộ nội dung kiểm tra; vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật hay không kỷ luật… nhằm giúp chủ thể nhận xét, đánh giá, dự kiến kết luận kiểm tra được cơng minh, chính xác, kịp thời.
Trong quá trình kiểm tra, cán bộ kiểm tra phải tạo được quan hệ thông cảm, chia sẽ, hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của UBKT về việc tiếp xúc, quan hệ với đối tượng được kiểm tra. Chủ thể kiểm tra cần khắc phục hai khuynh hướng: một là, nể nang, né tránh, e ngại, thiếu ý chí chiến đấu, “dĩ hịa vi q”; hai là: có tác phong, lời nói, hành động để đối tượng kiểm tra hiểu lầm cho là kiêu ngạo, ỷ lại vào vị thế nghề nghiệp, thiếu dân chủ, thiếu tình đồng chí, thiếu tơn trọng, khơng khách quan, hoặc hù dọa gây khó khăn cho đối tượng được kiểm tra, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả cuộc kiểm tra.
Mặt khác, chủ thể kiểm tra phải chú ý bảo mật hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc kiểm tra; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật phát ngơn trong q trình kiểm tra. Khi tiếp xúc với đối tượng được kiểm tra, khi tiến hành thẩm tra, xác minh phải có ít nhất từ 2 đến 3 thành viên trong đoàn (tổ) kiểm tra để đảm bảo nguyên tắc, tính khách quan trong tiếp xúc, làm việc.
Các văn bản phục vụ nhiệm vụ kiểm tra, như: báo cáo giải trình của đối tượng được kiểm tra, báo cáo thẩm tra, xác minh, báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn (tổ) kiểm tra, các biên bản làm việc, ghi kết quả hội nghị… phải đảm bảo đúng hình thức, nội dung, tính pháp lý, thể hiện văn hóa Đảng và văn hóa kiểm tra; thể hiện rõ trách nhiệm pháp lý của đối tượng được kiểm tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan, của các thành viên đoàn (tổ) kiểm tra và trách nhiệm của lãnh đạo đoàn (tổ) kiểm tra và thành viên UBKT phụ trách.
Quá trình kiểm tra phải tuân thủ, thực hiện đúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của Điều lệ Đảng, Quy định thi hành Điều lệ Đảng, Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng của ban chấp hành Trung ương, quyết định ban hành quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT tỉnh ủy và các UBKT huyện ủy.
Một cuộc kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm được tiến hành theo 3 bước chính sau đây:
- Bước chuẩn bị: Đây được xác định là bước có vị trí hết sức quan trọng trong
quá trình tiến hành kiểm tra và kết quả kiểm tra vì bước này xác định cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, chuẩn bị lực lượng, điều kiện, cơ sở vật chất cần thiết cho bước tiến hành kiểm tra tiếp theo. Xác định nội dung, đối tượng kiểm tra; mốc thời gian, thời điểm kiểm tra; các nội dung công việc phải tiến hành trong suốt cuộc kiểm tra; dự kiến những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc kiểm tra, đưa ra những phương án xử lý cần thiết để việc kiểm tra được chủ động. Xác định mối quan hệ giữa chủ thể kiểm tra và đối tượng kiểm tra. Chủ thể kiểm tra bước đầu làm công tác tư tưởng đối với đối tượng kiểm tra. Nếu bước chuẩn bị kiểm tra làm tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể kiểm tra và đối tượng kiểm tra xác định rõ trách nhiệm, chủ động hợp tác tốt và mang lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm tra.
- Bước tiến hành: Đây là bước có tính quyết định đến kết quả kiểm tra. Tồn
bộ hoạt động kiểm tra, giữa chủ thể kiểm tra với đối tượng kiểm tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kiểm tra hầu hết đều diễn ra ở bước tiến hành kiểm tra. Chủ thể kiểm tra phải chủ động tiến hành; đối tượng kiểm tra phải chấp hành nghiêm các yêu cầu của chủ thể kiểm tra; các tổ chức và cá nhân có liên quan phải phối hợp tốt với chủ thể kiểm tra để giúp cho việc kiểm tra đạt kết quả theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.
Quá trình tiến hành kiểm tra phải bảo đảm chặt chẽ, thận trọng và khoa học, khách quan, dân chủ; có sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của UBKT (chủ yếu là thường trực UBKT), của trưởng đoàn đối với các thành viên trong đoàn kiểm tra. Trong suốt q trình kiểm tra, phải bảo đảm khơng ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên được kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan đến đối tượng kiểm tra. Chủ thể kiểm tra phải có quyết tâm cao, thể hiện rõ bản lĩnh, chính kiến, tính chiến đấu cao, kỹ năng thuần thục trong việc đấu tranh làm rõ đúng - sai, thuyết phục, động viên đối tượng kiểm tra nêu cao ý thức tự giác, tự phê bình, có thái độ hợp tác, tạo điều kiện giúp chủ thể kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định.
Mục tiêu của bước tiến hành hướng tới là làm rõ có vi phạm hay khơng vi phạm, vi phạm nội dung gì; tính chất, mức độ của sai phạm đến đâu; hậu quả của vi phạm ra sao; chĩ rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của vi phạm. Từ đó có nhận xét, đánh giá, kết luận chuẩn xác và đề xuất được biện pháp giải quyết, xử lý phù hợp sau kiểm tra để báo cáo UBKT xem xét, quyết định. Do vậy, chủ thể kiểm tra cần tổ chức các hội nghị cần thiết với các tổ chức đảng có liên quan (chi bộ, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy…) nơi đảng viên là đối tượng kiểm tra hiện đang sinh hoạt, công tác để nghe đối tượng báo cáo giải trình, tổ chức đảng có liên quan tham gia ý kiến đóng góp cho đối tượng kiểm tra, tiếp thu ý kiến hồn chỉnh báo cáo giải trình. Đồn kiểm tra thơng báo kết quả thẩm tra, xác minh; thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra và dự kiến kết luận kiểm tra để đối tượng kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan biết, tham gia ý kiến làm cơ sở để đoàn kiểm tra tiếp thu, hoàn chỉnh báo cáo.
Mặt khác, bước tiến hành kiểm tra cịn có tính quyết định ở chổ, bên cạnh một số đối tượng kiểm tra có sự thành khẩn, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm, thì cũng khơng ít trường hợp thiếu trung thực, khơng tự giác nhận khuyết điểm, tự nhận hình thức kỷ luật hoặc tự nhận hình thức kỷ luật khơng tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm (thường là nhẹ hơn). Vì thế, cùng với việc phát huy tính tự giác chịu trách nhiệm, tự phê bình của đảng viên, dựa vào tổ chức đảng và đảng viên, còn phải chú trọng đến việc phát huy vai trị của quần chúng trong cơng tác xây dựng Đảng, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan và các đồn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, phải coi trọng công tác thẩm tra, xác minh để làm rõ chứng lý, kết luận rõ đúng - sai, xác định rõ khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra, khiến đối tượng phải chuyển từ thiếu tự giác sang tự giác, tự nhận thức chưa đúng sang nhận thức đúng; thấy rõ thiếu sót, khuyết điểm hoặc vi phạm; tự giác, thành khẩn nhận thiếu sót, khuyết điểm hoặc vi phạm, tự nhận hình thức kỷ luật đúng với nội dung, tính chất, mức độ, tác... Như vậy bước tiến hành vừa là sự cảm hóa, thuyết phục, động viên của chủ thể đối với đối tượng kiểm tra, vừa là sự tự giáo dục, tự hồn thiện về phong cách, năng lực, trình độ, bản lĩnh, kỹ năng của chủ thể kiểm tra.
- Bước kết thúc: Sau khi hoàn thành cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra hồn chỉnh
báo cáo kết quả kiểm tra, trình UBKT xem xét, quyết định ở bước kết thúc kiểm tra. Bước chuẩn bị và bước tiến hành thực hiện tốt, có chất lượng sẽ giúp cho bước kết thúc kiểm tra đạt kết quả tốt. Để thực hiện bước kết thúc đúng nguyên tắc, thủ tục, cần thực hiện các nội dung theo trình tự sau: Tập thể thành viên UBKT xem xét, kết luận nội dung kiểm tra, khẳng định có vi phạm hay không vi phạm, biểu quyết xử lý hay không xử lý kỷ luật; tiến hành thủ tục, qui trình xử lý đảng viên vi phạm (nếu có) theo quy định; hồn chỉnh văn bản sau kiểm tra, kết luận; thông báo kết luận, xử lý sau kiểm tra; theo dõi, đôn đốc đối tượng kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan thực hiện kết luận sau kiểm tra.
Các giải pháp trong bước kết thúc kiểm tra phải tập trung vào việc xác định rõ trách nhiệm của đối tượng kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan trong việc chấp hành thơng báo kết luận kiểm tra và quyết định xử lý kỷ luật đối với đối tượng
kiểm tra (nếu có) của tổ chức đảng có thẩm quyền. Bước kết thúc kiểm tra phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng đối với đối tượng kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan.