- Quy trình kiểm tra:
3.2.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho UBKT
kiểm tra; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho UBKT huyện ủy
Nâng cao trình độ các mặt, năng lực hoạt động thực tiễn. Trong cơ chế thị trường hiện nay ngồi phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, cán bộ kiểm tra cịn phải có kiến thức pháp luật, năng lực thực tiễn. Dù cán bộ kiểm tra có bản lĩnh vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, nhưng kiến thức, năng lực hạn chế thì khó có thể hồn thành nhiệm vụ được giao. “Người có trình độ thấp đi kiểm tra người có trình độ cao là rất khó”. Do đó, hai yếu tố “đức và tài”, “hồng và chuyên” của cán bộ kiểm tra phải luôn được coi trọng, bổ sung cho nhau, không được xem
nhẹ mặt nào.
Trong giai đoạn hiện nay, cán bộ kiểm tra phải được bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức theo hướng: Đào tạo cơ bản, có hệ thống về quan điểm, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nhóm kiến thức nhằm trang bị thế giới quan, phương pháp luận cho cán bộ nói chung, cán bộ kiểm tra nói riêng. Phấn đấu đến năm 2020, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các ủy viên UBKT huyện ủy ở Yên Bái phải học xong chương trình cao cấp lý luận chính trị và đại học chuyên ngành, trong đó mỗi nơi phải có ít nhất 01 chun viên sử dụng thành thạo phầm mềm Kiểm tra Đảng, am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ công tác Đảng và các văn bản luật, đủ sức tham mưu giúp lãnh đạo UBKT nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và dự báo tình hình.
Cán bộ kiểm tra phải thuần thục nghiệp vụ công tác Đảng, thường xuyên cập nhật thông tin, nghiên cứu nắm vững Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách của Đảng, am hiểu pháp luật Nhà nước. Chính trị, tư tưởng và tổ chức là ba bộ phận hợp thành của công tác xây dựng Đảng. Nếu không nắm vững vốn kiến thức này, cán bộ kiểm tra khi tiến hành sẽ bị động, lúng túng, mất phương hướng.
Hiện nay, tình hình diễn biến vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên diễn ra hầu hết các lĩnh của đời sống xã hội với qui mơ, tính chất rất khác nhau. Vì vậy địi hỏi cán bộ kiểm tra phải không ngừng nghiên cứu học tập, tích lũy nâng cao kiến thức, tiếp cận kiến thức liên ngành để làm chủ công việc. Càng đi sâu nắm vững tư tưởng, tình cảm của đối tượng kiểm tra thì cán bộ kiểm tra càng có điều kiện để hiểu sâu bản chất vấn đề, giúp cho việc xem xét, kết luận chính xác hơn. Trong phân cơng theo dõi địa bàn cần định kỳ để luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ có tầm nhìn tồn diện hơn. Việc bố trí cán bộ tham gia các đồn kiểm tra cần có hình thức đan xen, tùy theo nội dung kiểm tra mà lựa chọn cán bộ am hiểu lĩnh vực định kiểm tra để tham gia các đoàn kiểm tra. Cán bộ kiểm tra nên bám sát thực tiễn để tích luỹ vốn sống, kinh nghiệm. Mọi hoạt động xã hội nói chung, hồn cảnh cơng tác, cuộc sống của cán bộ đảng viên rất phong phú, đa dạng. Do vậy, muốn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm từ trong cuộc sống và cơng tác thì khơng có trường lớp nào tốt hơn là phải hồ mình vào mơi trường thực tiễn sinh động đó. Sự
vững vàng về kiến thức nghiệp vụ cùng với sự dày dạn từng trải sẽ giúp cho cán bộ kiểm tra trong khi đánh giá, kết luận tồn diện, khách quan, chính xác. Làm cho đối tượng kiểm tra tâm phục khẩu phục.
Đồng thời chú trọng giáo dục truyền thống ngành Kiểm tra Đảng, nêu gương các cán bộ đi trước có bản lĩnh, có nhiều thành tích để cán bộ kiểm tra học tập và phát huy. Những cán bộ khơng đủ năng lực, trình độ và khả năng, điều kiện, khơng có bản lĩnh kiểm tra thì kiên quyết bố trí làm công tác khác cho phù hợp. Đặc biệt, thực hiện tốt tinh thần Kết luận 72 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ kiểm tra cấp dưới có năng lực, đủ tầm về công tác ở UBKT cấp trên; luân chuyển cán bộ kiểm tra sang làm công tác lãnh đạo, quản lý ở các ngành để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo kế thừa cho ngành Kiểm tra Đảng. Việc có chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ làm công tác kiểm tra là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, nhất là ở địa phương cơ sở.