HỘ NGHÈO VƯƠN LÊN LÀM GIÀU TỪ NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘ

Một phần của tài liệu THAM LUAN TAI HOI NGHI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG THỰC HIỆN NGHI QUYẾT 30a2008NQ CP VÙNG tây bắc (Trang 67 - 70)

8. Đẩy mạnh việc triển khai 06 nội dung công đoạn uỷ thác của Đồn

HỘ NGHÈO VƯƠN LÊN LÀM GIÀU TỪ NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘ

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Người báo cáo: hộ vay vốn Hà Thị Đào (HND)

Bản Hội 3 - xã Châu Hội - Quỳ Châu - Nghệ An

- Tên tôi là: Hà Thị Đào, năm nay 49 tuổi.

- Cư trú tại Bản Hội 3 - xã Châu Hội - huyện Quỳ Châu - tỉnh Nghệ An. - Dân tộc: Thái.

- Là thành viên vay vốn tại Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở Bản Hội 3 - xã Châu Hội - huyện Quỳ Châu - tỉnh Nghệ An do ơng Lìm Văn Hùng làm tổ trưởng, thuộc Hội Nông dân.

Bản Hội 3 thuộc diện đặc biệt khó khăn và xã Châu Hội là xã khó khăn. Q tơi, nơi mảnh đất đã một thời nổi tiếng với đá đỏ Quỳ Châu từ mấy chục năm trước, đã từng là nơi giàu có về tài ngun khống sản nhưng cũng là nơi đã phải chịu sự tàn phá về môi trường, nhiều sự mất mát khác về kinh tế và ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội từ "nạn đá đỏ" trước đây. Hiện nay, bản tơi vẫn cịn rất nhiều hộ nghèo chủ yếu là đồng bào Thái.

Gia đình tơi lấy nghề nơng làm chính, là hộ nghèo thuộc diện khó khăn trong bản. Nhà tơi có 5 khẩu, 2 vợ chồng tơi là lao động chính và 3 con đang tuổi ăn học. Nguồn thu nhập chính của gia đình là từ chăn ni và sản xuất nơng nghiệp, khơng có thu nhập gì khác. Bữa cơm gia đình cịn bữa đói, bữa no. Trong lúc khó khăn, thiếu vốn để làm ăn thì một lần đi họp nghe trưởng bản phổ biến chủ trương cho vay vốn ưu đãi từ NHCSXH, tơi đã tìm hiểu và đăng ký gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.

Đầu năm 2007, tôi được kết nạp vào Tổ tiết kiệm và vay vốn tại bản và được bình xét để vay vốn NHCSXH huyện với số tiền 10 triệu đồng của hộ nghèo. Thích nhất là ngày tôi được thông báo đi nhận tiền tại xã. Sau khi nhận tiền, được cán bộ Hội Nông dân xã, cán bộ bản, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn chỉ dẫn, tơi quyết định mua 2 con bị cái. Đến năm 2010 cặp bò mẹ đã sinh được 3 con nên nhà tơi có 5 con bị. Khi đến hạn trả nợ, tơi đã bán đi 1 con bò, 1 con bê được 20 triệu đồng để trả nợ vay và đóng tiền cho con đi học.

Cuối năm 2010, gia đình tơi vẫn cịn là hộ nghèo. Sau nhiều đêm nằm nghĩ và qua họp ở bản, họp tổ tiết kiệm và vay vốn tôi được nghe cán bộ NHCSXH và cán bộ khuyến nơng tun truyền gương làm ăn điển hình có hiệu quả. Tơi được tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật chăn ni và phịng ngừa dịch bệnh cho trâu bò, biết được chu kỳ sinh sản của vật nuôi. Vợ chồng tôi quyết tâm vay thêm tiền để mua thêm trâu bị.

Ngày 15/7/2011, gia đình tơi đã được tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét và NHCSXH cho vay 20 triệu đồng. Cùng với vốn của nhà, gia đình tơi đã mua thêm 1 con bê và 2 con trâu sinh sản trị giá 25 triệu đồng. Tôi đã áp dụng kiến thức học được tập trung sức lực vào chăm sóc và tăng cường cơng tác tiêm phịng định kỳ nên đàn trâu bị tiếp tục phát triển. Sau đó, tơi tiếp tục vay thêm 8 triệu đồng chương trình NSVSMT từ NHCSXH để mở rộng thêm chuồng trại và nước sinh hoạt.

Nhờ chăn ni có hiệu quả, năm 2013 gia đình tơi đã được thốt khỏi hộ nghèo và hoàn thành trả nợ NHCSXH. Năm 2014 được Nhà nước cấp thêm đất rừng với diện tích 14ha canh tác 50 năm, tháng 5/2015 gia đình tơi tiếp tục NHCSXH cho vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn để trồng cây keo và trồng cỏ cho đàn trâu, bị.

Nhờ có nguồn vốn vay từ NHCSXH và có sự hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng kỹ thuật trong chăn ni của chính quyền địa phương và tổ chức hội qua 3 đợt vay vốn đã giúp cho gia đình tơi ổn định cuộc sống, có nguồn thu nhập tăng thêm từ chăn ni, sản xuất kinh doanh. Đến nay gia đình tơi đã thốt nghèo vươn lên trở thành hộ khá của tồn xã, tài sản hiện có là 15 con trâu bị trị giá khoản trên 200 triệu đồng; có 01 ơ tơ tải nhỏ trị giá khoảng 200 triệu đồng; 01 máy xay lúa, trị giá 20 triệu đồng; 01 máy đóng gạch xi măng 20 triệu đồng, 01 ao cá, đồng thời có thêm dịch vụ cho thuê rạp cưới, bát đĩa phục vụ đám cưới cho bà con trong xã, bình quân thu nhập mỗi năm từ 170 đến 190 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Việc sản xuất, chăn ni của gia đình đã tạo việc làm ổn định cho 05 lao động của gia đình và địa phương . Đặc biệt, niềm vui to lớn và hãnh diện nhất của gia đình tơi đó là đứa con gái út đã trúng tuyển vào Trường đại học Vinh năm 2014, hiện nay đang tiếp tục theo học năm thứ 2, gia đình tơi có đủ điều kiện để lo cho cháu ăn học tử tế.

Với ý chí của bản thân và gia đình quyết tâm vươn lên thoát nghèo bằng con đường sản xuất, chăn ni. Năm 2015, gia đình tơi là một trong những hộ gia đình sản xuất kinh doanh tiêu biểu của huyện.

Hôm nay, được báo cáo tham luận tại Hội nghị tơi xin bộc bạch giản dị thế này: Để có được như ngày hơm nay có thể đối với nhiều người là điều khơng q lớn lao nhưng đối với gia đình và cá nhân tơi, trong điều kiện địa phương nơi tôi đang sinh sống cịn rất nhiều khó khăn thì đó cả là một giấc mơ thực sự, giấc mơ mà trước kia tơi chưa từng dám mơ tới. Trong đó, NHCSXH huyện Quỳ Châu- Nghệ An, cán bộ Hội Nông dân xã Châu Hội và tổ TKVV nơi bản làng tôi đang sinh sống là những người đã có cơng rất lớn để chắp cánh cho ước mơ của gia đình tơi trở thành hiện thực.

Nhân hội nghị này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng, Nhà nước ta, lời biết ơn sâu sắc đến NHCSXH, Hội Nông dân và Ban

quản lý tổ TKVV đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình tơi có được cuộc sống như ngày hơm nay, tơi xin hứa sẽ tiếp tục sử dụng có hiệu qủa nguồn vốn được vay, chấp hành trả nợ gốc, lãi đầy đủ theo định kỳ, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ và có trách nhiệm vận động bà con làng xóm, thành viên trong tổ TKVV sử dụng vốn đúng mục đích, chấp hành tốt quy ước của tổ TKVV. Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu THAM LUAN TAI HOI NGHI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG THỰC HIỆN NGHI QUYẾT 30a2008NQ CP VÙNG tây bắc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w