CHÍNH SÁCH TẠI THÔN, BẢN

Một phần của tài liệu THAM LUAN TAI HOI NGHI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG THỰC HIỆN NGHI QUYẾT 30a2008NQ CP VÙNG tây bắc (Trang 49 - 52)

8. Đẩy mạnh việc triển khai 06 nội dung công đoạn uỷ thác của Đồn

CHÍNH SÁCH TẠI THÔN, BẢN

Người báo cáo: Tổ trưởng Tổ TK&VV Bùi Thị Quỳnh (HPN) Thôn Đo Ngoài, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Thái Niên là một xã vùng 3 của huyện Bảo Thắng, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi, đời sống của nhân dân cịn nhiều khó khăn, việc tiếp cận các dịch vụ thông tin của một số thơn cịn hạn chế. Ở thơn tơi hiện nay có 197 hộ dân gồm 4 dân tộc anh em sinh sống. Theo tiêu chí mới điều tra đa chiều thơn tơi có tới 37 hộ nghèo, 18 hộ cận nghèo (tỷ lệ 28%). Với điều kiện như vậy cho nên ngay từ ngày đầu có Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động (năm 2004), thơn tơi đã thành lập Tổ TK&VV vốn dưới sự quản lý trực tiếp của Tổ chức Đoàn thanh niên xã Thái Niên để giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong thơn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giảm hẳn tình trạng người dân thiếu vốn kinh doanh phải vay nặng lãi, bán lúa non ở thôn.

Trong những năm qua, hoạt động của Tổ TK & VV do tôi làm tổ trưởng đã không ngừng phát triển về quy mô dư nợ cũng như số lượng tổ viên. Từ năm 2011 đến nay, trong thơn đã có 135 lượt hộ dân tham gia vào Tổ để sinh hoạt và vay vốn NHCSXH (chiếm 68,5% số hộ trong thôn). Đến nay, tại Tổ TK & VV do tơi làm tổ trưởng cịn 41 tổ viên cịn dư nợ 1.221 triệu đồng ( trong đó dư nợ

cho vay hộ nghèo 490 triệu đồng/13 hộ). Các tổ viên đều tham gia sinh hoạt tổ

đều đặn, chấp hành tốt quy ước hoạt động và thực hiện gửi tiền tiết kiệm đúng quy định, đến nay số dư tiền gửi tiết kiệm của Tổ đạt 25,3 triệu đồng, bình qn 01 hộ có số dư tiền gửi là 617 nghìn đồng; Trong q trình hoạt động, các thành viên ln hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, trong 5 năm qua nguồn vốn cho vay đã giúp 64 hộ trong thơn thốt nghèo một cách bền vững, riêng khu vực tơi làm Tổ trưởng đã có 16 hộ thốt nghèo bền vững. Một số hộ điển hình nhờ được vay nguồn vốn ưu đãi đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế thốt nghèo bền vững như hộ ơng Hương, năm 2011 vay chương trình hộ nghèo 30 triệu đồng, đầu tư chăn nuôi, làm ruộng, đào ao thả cá, đến năm 2014 gia đình ơng đã thốt nghèo bền vững và trả hết nợ, năm 2016 tiếp tục vay vốn hộ SXKD tại vùng khó khăn với số tiền 50 triệu đồng để phát triển kinh tế. Hộ ông Trường là hộ nghèo năm 2013, vay vốn 30 triệu đồng, mua trâu làm trang trại, đã thoát nghèo bền vững năm 2014. Hộ ông Lộc là hộ nghèo năm 2012, vay vốn 25 triệu đồng mua trâu sinh sản, đến năm 2014 đã thoát nghèo bền vững. Một số hộ vay vốn SXKD vùng khó khăn sử dụng vốn đúng mục đích, có mơ hình sản xuất tốt, đạt hiệu quả cao như: Hộ bà Ngân, hộ ơng Sáng.....

Cùng với đó, thơng qua hoạt động Tổ TK & VV đã giúp cho các tổ chức Hội ở thôn như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... thu hút được hội viên, nâng cao được chất lượng hoạt đông của Hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Người dân đồng thuận với chính sách, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước tích cực xây dựng nơng thơn mới và đời sống văn hóa nơi dân cư.

Để đạt được kết quả trên tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động của ban quản lý Tổ TK & VV như sau:

- Trước hết Tổ trưởng phải nhiệt tình, tâm huyết, trung thực, dân chủ, ln đi sâu sát với dân, đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của Tổ TK& VV cũng như các nội dung cơng việc được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy nhiệm.

- Trong q trình hoạt động phải ln bám sát quy ước hoạt động tổ theo đúng quy định, Quy ước của tổ phải được xây dựng phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của bà con trong thơn và quy ước đó phải được các thành viên xây dựng thống nhất và đồng thuận thực hiện;

- Ngoài ra, muốn Tổ TK & VV hoạt động hiệu quả Ban quản lý Tổ phải làm cho Tổ TK & VV của mình hoạt động như một tổ tương hỗ để bà con giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, đồng thời cịn thăm nắm được hồn cảnh kinh tế gia đình, tâm tư nguyện vọng, nhu cầu trong cuộc sống của tổ viên để ngăn chặn được rủi ro mất vốn như là hộ vay bỏ đi khỏi địa phương lâu ngày khơng rõ tung tích. - Ln ln tranh thủ tốt sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và thực hiện tốt quy chế dân chủ, nhất là trong việc tổ chức họp bình xét cho vay đảm bảo đúng đối tượng, và sát với nhu cầu vay vốn để đầu tư, không xét duyệt thừa so với thực tế.

- Làm tốt công tác phối hợp, giao ban hàng tháng với NHCSXH, tổ chức đoàn thể để nắm bắt kịp thời các chính sách mới để tuyên truyền đến nhân dân trong thơn một cách kịp thời. Mỗi khi có có ý kiến vướng mắc hay đề xuất của các hộ vay thì Tổ phải phối hợp với NHCSXH, Đồn thanh niên tìm hướng giải quyết kịp thời.

Tơi thiết nghĩ khi triển khai một việc gì mới ban đầu cũng sẽ khó khăn trong việc thực hiện. Ví dụ như cơng tác vận động hộ vay thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, Tổ tơi ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong tổ cũng có gia đình chấp hành ngay từ đầu, cũng có gia đình cịn e ngại liệu gửi tiền tiết kiệm thơng qua tổ có an tồn khơng? Lợi ích thế nào? Liệu số tiền hàng tháng Tổ trưởng thu tiết kiệm có được gửi ở ngân hàng kịp thời hay không? Để thực hiện được Tôi phải tổ chức họp Tổ có sự tham gia của cán bộ NHCSXH, Đồn thanh Niên xã để tuyên truyền văn bản hướng dẫn của NHCSXH, thống nhất đưa vào quy ước hoạt động của tổ: Hàng tháng mỗi tổ viên gửi tiết kiệm tối thiểu 10.000đ, ai có điều kiện hơn thì gửi hơn. Việc tiết kiệm từ bán quả trứng, con gà và những thu nhập nhỏ hàng tháng đã được tổ viên trong Tổ TK &VV do tơi

quản lý thực hiện duy trì đều đặn, đến nay đã có 41/41 hộ thực hiện gửi tiền tiết kiệm, Hộ gửi nhiều nhất có số dư kiệm là 800 ngàn, hộ ít nhất cũng 300 ngàn. Từ nguồn tiết kiệm này mỗi khi khó khăn chưa có tiền nộp lãi hoặc có việc đốt xuất thì hộ đề xuất trích từ tiết kiệm, vì vậy đến nay các hộ thuộc Tổ tôi đều làm rất tốt việc thực hành tiết kiệm và trả lãi, trả gốc theo quy định. Trong giai đoạn 5 năm 2011 – 2015 và đến nay, trong Tổ tơi khơng có lãi tồn và khơng có nợ quá hạn, kể cả chương trình cho vay Học sinh sinh viên.

Trên đây là một số kinh nghiệm trong q trình thực hiện với vai trị là Tổ trưởng Tổ TK& VV của tơi xin chia sẻ tới tồn thể Hội nghị. Do thời gian có hạn tơi xin được dừng lời tại đây, cho phép tôi được thay mặt các thành viên của Tổ cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các bộ ngành, NHCSXH, các cấp chính quyền và các Tổ chức đoàn thể đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tơi được tiếp cận với các chương trình chính sách tín dụng. Tơi mong rằng, thông qua Hội nghị ngày hơm nay, Đảng và Chính phủ cùng NHCSXH sẽ triển khai thêm nhiều chương trình tín dụng chính sách, cho chúng tơi có thêm cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu, góp phần vào cơng cuộc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tôi đề nghị được tăng nguồn vốn cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách phát triển SX KD, tăng thu nhập, gióp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình xây dựng nơng thơn mới.

Một phần của tài liệu THAM LUAN TAI HOI NGHI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG THỰC HIỆN NGHI QUYẾT 30a2008NQ CP VÙNG tây bắc (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w