8. Đẩy mạnh việc triển khai 06 nội dung công đoạn uỷ thác của Đồn
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI, VÙNG CAO
TẠI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI, VÙNG CAO
Người báo cáo: Tổ trưởng tổ TK&VV Cà Thị Nghĩa (HPN) Bản Huổi Hỏm, xã Ẳng Tở, Mường Ảng, Điện Biên
Bản Huổi Hỏm xã Ẳng Tở là bản đặc biệt khó khăn của một xã nghèo thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. 100% hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo gần 80%) nên việc đầu tư vốn cho phát triển sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.
Từ năm 2004, tơi vinh dự được bà con dân bản tín nhiệm bầu làm tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), với nhiệm vụ tập hợp các hộ nghèo có chí hướng làm ăn phát triển kinh tế gia đình, vượt khó đi lên bằng chính đơi chân của mình, khơng chơng chờ ỷ nại vào sự hỗ trợ của nhà nước; tự nguyện tham gia sinh hoạt cùng Tổ TK&VV để trao đổi kinh nghiệm sản xuất và có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Đến nay, gần 100% hộ gia đình trong bản Huổi Hỏm đã được vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế gia đình với đầy đủ các đối tượng vay vốn thuộc các Chương trình cho vay tại NHCSXH.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội to lớn của nguồn vốn tín dụng chính sách, tơi xác định rõ vai trị, trách nhiệm của mình bởi Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn, đặc biệt là Tổ trưởng là một bộ phận quan trọng của NHCSXH trong quá trình tun truyền các chế độ, chính sách của Chính phủ, đồng thời là người hướng dẫn, trực tiếp tham gia q trình chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến với bà con hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tơi xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong cơng tác xây dựng Chính quyền tại thơn bản, bởi vì khi kinh tế gia đình từng hộ ổn định có đủ cơm để ăn, có đủ áo để mặc thì mới có sự đóng góp cho xã hội, là yếu tố quan trọng cho sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư và đẩy lùi các tệ nạn trong xã hội.
Vì vậy, ngay từ khi được tín nhiệm làm Tổ trưởng Tổ TK&VV từ năm 2004 đến nay, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện công tác quản lý Tổ, quản lý Tổ viên và vốn vay theo hướng dẫn của cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Mường Ảng, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể bà con dân bản các chế độ chính sách của Chính phủ tại cuộc họp của Bản. Hàng tháng, tôi tham gia đầy đủ cuộc họp giao ban với Tổ giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND xã, bám sát chỉ tiêu nguồn vốn được UBND xã phân bổ cho bản, để tổ chức họp, bình xét cho vay cơng khai; hướng dẫn người vay lập hồ sơ vay vốn, nhận tiền vay và sử dụng vốn đúng theo mục đích xin vay. Đồng thời thực hiện ngay việc theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay của từng hộ vay vốn và huy động các hộ gửi tiền tiết kiệm theo phương châm “Năng nhặt, chặt bị”,...
Kết quả chỉ tính riêng 5 năm (2011 - 2015), Tổ TK&VV bản Huổi Hỏm được NHCSXH cho vay trên 80 lượt hộ với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng, đã có 25 hộ vay vốn thốt nghèo, trở thành hộ có kinh tế khá, hồn trả được nợ cho
NHCSXH và tạo được nguồn vốn tái đầu tư cho sản xuất. Có 5 cháu HSSV vay vốn chi phí cho học tập đã tốt nghiệp ra trường, xin được việc làm ở các cơ quan của Huyện và UBND xã, có điều kiện phụ giúp bố mẹ trả nợ tiền vay cho NHCSXH được trên 120 triệu đồng.
Đến nay, tổ TK&VV bản Huổi Hỏm có 60 tổ viên là người đại diện cho 60 hộ gia đình đang có dư nợ 1.609 triệu đồng, 100% các hộ tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng theo quy ước của tổ với mức 20 nghìn đồng/hộ/tháng. Khơng có thành viên nào để tồn lãi và thường xun khơng có nợ quá hạn, định kỳ hàng tháng các thành viên tham gia sinh hoạt tổ đầy đủ, nội dung sinh hoạt chủ yếu tập trung thảo luận các phương pháp trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất. Khi được UBND xã và Trưởng bản phân bổ nguồn vốn của NHCSXH, Tổ TK&VV chúng tơi thực hiện bình xét cho vay, cơng khai dân chủ và ưu tiên cho những hộ khó khăn hơn vay trước, nhờ vậy mà các thành viên trong tổ luôn đạt được sự thống nhất và đồn kết trong q trình tham gia sinh hoạt Tổ TK&VV và sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả cao. Điển hình như: hộ chị Cà Thị Thương là hộ nghèo, có hồn cảnh rất khó khăn; năm 2011 chị Thương vay 15 triệu đồng từ NHCSXH để chăn ni bị, sau đó 2014 thốt nghèo và chị đang vay vốn theo chương trình hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 30 triệu đồng để mở rộng chăn ni; tài sản xuất gia đình chị hiện nay có 3 con bị sinh sản, 01 con lợn nái, một ngôi nhà cấp 4 khang trang, có đồ dùng sinh hoạt đầy đủ. Hộ ơng Nguyễn Văn Chừng, hiện nay là hộ có mơ hình kinh tế khá giả; sau khi thốt nghèo ơng trả hết nợ chương trình hộ nghèo và vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn để thường xuyên nấu rượu và chăn nuôi lợn, gia cầm; ông thường xuyên xuất chuồng 2 tấn lợn thịt một đợt. Và cịn nhiều hộ khác có mơ hình kinh tế gia đình ổn định, phát triển như hộ gia đình tơi năm 2004 cũng là một hộ nghèo hoàn cảnh kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhờ vay vốn NHCSXH được 5 triệu tơi mua 1 con bò cái để sinh sản, từ việc tiết kiệm chi tiêu và làm kinh tế tổng hợp gia đình tơi cũng đã trả hết nợ ngân hàng và thốt khơng cịn là hộ nghèo nữa, hiện nay gia đình tơi có đàn bị 5 con, chăn ni lợn, gia cầm, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời năm 2006-2007 gia đình tơi cịn vay vốn NHCSXH cho con gái tôi theo học Trường Đào tạo cán bộ Hội Phụ nữ với số tiền 12 triệu đồng và hiện nay cháu đang là Phó Chủ tịch Hội phụ xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Với những kết quả đạt được, trong q trình thực hiện khơng thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc và một số hạn chế. Tuy nhiên sau 12 năm làm tổ trưởng Tổ TK&VV và là hộ gia đình thốt ra khỏi cảnh đói nghèo tơi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Phải bám sát định hướng chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội của Chính quyền địa phương để gắn với nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH trên địa bàn, thực hiện kiểm tra, giám sát các Tổ viên vay vốn và triển khai cho vay đúng qui trình, đúng đối tượng thụ hưởng.
2. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tổ viên trong quá trình sử dụng vốn vay, nhằm phát hiện nhanh và xử lý kịp thời những rủi ro trong sử dụng vốn.
3. Ban quản lý Tổ và hộ vay thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do các ngành chức năng tổ chức để áp dụng vào sản xuất, chăn ni.
4. Duy trì thường xun cơng tác sinh hoạt định kỳ của Tổ để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau trong đời sống, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc và nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về các chương trình vay vốn ưu đãi.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và đầu tư rất lớn cho Hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nhằm từng bước nâng cao trình độ dân trí, thay đổi tư duy, tập quán canh tác du canh du cư của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa; hạn chế các tệ nạn xã hội, tăng cường đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội.
Với một số thành quả đạt được của Tổ TK&VV tơi nêu trên, chưa thực sự phản ánh được tồn diện và đầy đủ những lợi ích to lớn của các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ do NHCSXH thực hiện trong suốt thời gian qua, nhưng đã khẳng định được chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Vì vậy, trong thời gian tới, tơi rất mong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm hơn nữa đến hoạt động tín dụng chính sách, cấp đủ vốn theo đề nghị của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để NHCSXH nói chung, Phịng giao dịch NHCSXH huyện Mường Ảng nói riêng, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với Hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
VAI TRÒ CỦA BAN QUẢN LÝ TỔ TK&VV TRONG VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
Người báo cát: Tổ trưởng Tổ TK&VV Nguyễn Thị Thông (HND)
Khu phố 2, thị trấn Tân Uyên; huyện Tân Uyên; tỉnh Lai Châu
Thị trấn Tân Uyên là thị trấn thuộc huyện nghèo, thuộc vùng khó khăn, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Khu phố 2 là khu phố tập trung nhiều hộ gia đình thuộc nhiều thành phần khác nhau, từ nhiều tỉnh thành chuyển đến sinh sống, nghề nghiệp chính của bà con trong khu phố là sản xuất, kinh doanh nhỏ, một bộ phận sản xuất nông nghiệp. Trước khi được vay vốn của Ngân hàng CSXH, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn, nhiều hộ gia đình rơi vào hồn cảnh túng quẫn, con cái khơng được đi học, khơng có cơng ăn việc làm,…Từ khi Chính phủ thành lập Ngân hàng CSXH, nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi thực sự là bà đỡ cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách trong Thị trấn nói chung và người dân trong Khu phố 2 nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015, với việc Chính phủ có nhiều điều chỉnh về mức cho vay, đối tượng cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của bà con trong khu, động viên hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thốt nghèo, làm giàu chính đáng.
Tổ tiết kiệm và vay vốn Khu phố 2 được thành lập từ năm 2004 dưới sự quản lý của Hội nông dân Thị trấn và UBND Thị trấn Tân Uyên. Trong những năm qua, hoạt động của Tổ đã không ngừng phát triển về quy mô dư nợ cũng như số lượng tổ viên, kể từ năm 2011 đến nay đã có 75 lượt tổ viên tham gia sinh hoạt Tổ và vay vốn Ngân hàng CSXH. Đến thời điểm 30/6/2016, Tổng số tổ viên của Tổ là 53 người, tổng dư nợ của tổ là 1.163 triệu đồng, số dư tiết kiệm là 70 triệu đồng, khơng có nợ xấu. Trong giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn cho vay các chương trình đã giúp 35 hộ thốt nghèo, 15 học sinh sinh viên được vay vốn đi học, tỷ lệ hộ nghèo của khu giảm từ 7% xuống cịn 1,9% có đóng góp khơng nhỏ từ hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Một số hộ nhờ được vay vốn ưu đãi đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thốt nghèo bền vững, điển hình như ơng Lê Văn Khả vay chương trình cho vay hộ cận nghèo, số tiền 30 triệu để đầu tư xưởng cơ khí, ngồi việc tạo cơng ăn việc làm cho bản thân cịn tạo cơng ăn việc làm cho 3 đến 4 lao động khác có thu nhập ổn định từ 4,5 đến 5 triệu đồng/ tháng; Hộ bà Phạm Thị Hương là hộ nghèo có hồn cảnh khó khăn, năm 2008, nhờ chính sách cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, bà mạnh dạn vay tiền cho 2 con đi học chuyên nghiệp, đến nay các con bà đã ra trường và có cơng việc ổn định. Sau khi trả hết nợ vay chương trình
cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, bà mạnh dạn vay 30 triệu chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn để đầu tư trồng cây ăn quả, đến nay vườn cây ăn quả của gia đình bà đã cho thu hoạch hàng năm khoảng 25-30 triệu đồng, vv..
Để đạt được kết quả như trên, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về vai trò của Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn trong cơng tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách như sau:
- Làm tốt công tác tuyên truyền chế độ chính sách của Đảng và Chính phủ về tín dụng ưu đãi. Xác định nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác là nguồn vốn rất quý báu, từ đó nâng cao ý thức trong việc sử dụng vốn.
- Tuyên truyền và giám sát hộ vay đảm bảo phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả. Ban quản lý Tổ phải là những người ln nhiệt tình, tâm huyết, xác định nhiệm vụ của Tổ trưởng là tự nguyện và ln đi sâu đi sát, hiểu rõ hồn cảnh thực tế của từng tổ viên, thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định, các nhiệm vụ được ủy nhiệm trong quản lý nguồn vốn các chương trình tín dụng. Lồng ghép cơng tác của chi hội với hoạt động vay vốn, luôn quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ cùng nhau kiến thức chăn nuôi, trồng cây, sản xuất kinh doanh.
- Thường xuyên tham gia họp giao ban với Ngân hàng CSXH tại phiên giao dịch, bám sát các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thị trấn, Hội nhận ủy thác, Ngân hàng CSXH để nắm bắt cơ chế chính sách, thơng tin mới, các tồn tại để kịp thời khắc phục.
- Nâng cao trách nhiệm của Ban quản lý Tổ trong việc tuyên truyền hộ vay chấp hành nghiêm túc việc nộp lãi và gốc khi đến hạn theo phân kỳ trả nợ để giảm bớt khó khăn khi đến hạn trả nợ, thực hiện cơng tác bình xét cho vay đảm bảo cơng khai, dân chủ; tuyên truyền cho người vay không cho người khác lợi dụng vay ké, vay hộ, sử dụng vốn sai mục đích, làm tốt cơng tác kiểm tra sử dụng vốn.
- Trước ba tháng, hai tháng, một tháng Tổ trưởng thông báo nợ đến hạn cho từng hộ vay, nắm bắt thơng tin, hồn cảnh của từng hộ đến hạn để đôn đốc hộ vay chuẩn bị tiền trả nợ vào ngày giao dịch; tìm biện pháp tháo gỡ đối với những hộ có khó khăn. Đối với những hộ khó khăn chưa có điều kiện trả được nợ đến hạn thì các thành viên trong Tổ tương trợ, hỗ trợ nhau để trả nợ hoặc những hộ đủ điều kiện để gia hạn nợ thì đề nghị Ngân hàng CSXH xem xét gia hạn.
- Tuyệt đối khơng thu phí, khơng thu các khoản thu khác ngồi tiền lãi, tiền tiết kiệm theo quy định, nhiệt tình hướng dẫn hộ vay làm hồ sơ vay vốn.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ viên về việc gửi tiết kiệm qua tổ.
- Làm tốt cơng tác động viên những hộ nghèo thốt khỏi tư tưởng tự ti, mạnh dạn vay vốn sản xuất, chăn ni để tiến tới thốt nghèo.
Từ những hoạt động trên, hoạt động Ban quản lý tổ trong thời gian qua đã nhận được sự tin tưởng ủng hộ của bà con trong Khu, từ đó quản lý tốt nguồn vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn Khu.
Có thể nói Tổ Tiết kiệm và vay vốn là chỗ dựa vững chắc cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín