8. Đẩy mạnh việc triển khai 06 nội dung công đoạn uỷ thác của Đồn
BÀI THAM LUẬN CỦA CHỦ TỊCH XÃ LAO CHẢI HUYỆN MÙ CANG CHẢI – TỈNH YÊN BÁ
HUYỆN MÙ CANG CHẢI – TỈNH YÊN BÁI
Ông: Giàng A Lử
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Lao Chải là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, nằm cách trung tâm huyện 10 km với tổng diện tích tự nhiên là 15.860 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 6.591 ha, đất lâm nghiệp là 7.047 ha. Tồn xã có 14 thơn bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn, các bản nằm cách xa trung tâm xã, bản xa nhất là 15km, từ thôn bản đến ủy ban nhân dân xã chủ yếu là đường đất đồi núi dốc đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa. Tổng số hộ theo sau rà soát năm 2015 trên địa bàn xã là 1.381 hộ. Đồng bào dân tộc Mông chiếm trên 98%, dân cư sống khơng tập trung, trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển.
Trước đây, đời sống của bà con nhân dân xã Lao Chải chúng tơi rất khó khăn, một phần vì bà con chưa biết cách làm ăn kinh tế, sản xuất cịn mang nặng tính chất tự cung tự cấp, một phần vì thiếu vốn để sản xuất. Gần như 100% số hộ trong xã đều là hộ nghèo. Nhưng từ khi có Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi với người nghèo, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội đã cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã từng bước hướng dẫn bà con cách làm ăn, cho bà con vay vốn ưu đãi của Chính phủ, thường xuyên giúp đỡ bà con cách sử dụng vốn mang lại hiệu quả. Với đặc điểm tự nhiên của địa phương nên vốn vay của bà con chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm và một phần cải tạo ruộng lúa, trồng cây đặc sản. Đến hết năm 2015, tổng đàn gia súc toàn xã đã lên tới 12.550 con (trong đó 3.030 con trâu, bị; 9.520 con lợn, dê), đàn gia cầm 26.400 con. Từ chỗ trước đây hộ nào có điều kiện mới có 1 con trâu hoặc bị, có hộ khơng có thì đến giờ bình qn mỗi hộ có 2-3 con; có nhiều hộ đàn trâu, bị lên tới hơn chục con như hộ Ơng: Giàng Giảng Chinh – bản Tà Ghênh có 13 con, hộ ơng Sùng A Sào – bản Hú Trù Lình có 14 con, hộ ơng: Lờ A Lồng – Bản Trống Khua 10 con, hộ ơng: Lý A Lềnh – Bản Xéo Dì Hồ A 11 con .v.v.
Nguồn thu từ tiền bán gia súc, gia cầm, cây đặc sản đã giúp bà con có tiền trang trải cuộc sống, mua sắm tiện nghi trong gia đình. Đời sống của bà con đã dần dần được nâng lên. Tính riêng trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 88,78% năm 2011 xuống cịn 64,16% năm 2015, bình qn mỗi năm giảm 4,8%.
Trong nhiều năm qua hoạt động tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn, góp phần khơng nhỏ vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn huyện miền núi như Mù Cang Chải chúng tơi. Mơ hình tổ chức giao dịch lưu động của Ngân hàng Chính sách xã hội đến từng xã, thị trấn đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nhanh nhất với dịch vụ của Ngân hàng đồng thời thuận tiện trong việc nhận tiền vay, trả nợ vốn vay, giảm bớt chi phí của nhân dân.
Thơng qua các chương trình tín dụng đang triển khai cho vay tại xã, nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho bà con nhân dân, từng bước phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với chức năng quản lý Nhà nước, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng trên địa bàn xã được Đảng và Nhà nước giao. Ủy ban nhân xã đã tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đến các ban ngành đoàn thể, các Đảng viên trên địa bàn xã; làm tốt công tác tuyên truyền, đưa nội dung liên quan đến nguồn vốn tín dụng chính sách vào các cuộc họp giao ban, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã; Chỉ đạo các thành viên Ban giảm nghèo xã tăng cường công tác kiểm tra giám sát nguồn vốn tín dụng ưu đãi; Chỉ đạo trưởng thơn, bản nâng cao trách nhiệm giám sát đối với nguồn vốn ưu đãi; Chỉ đạo các tổ chức hội nhận ủy thác phối hợp với trưởng thôn bản, tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát tổng hợp nhu cầu vay vốn các chương trình tín dụng của từng thơn bản; Phân giao kế hoạch cụ thể đến từng thôn bản; Chỉ đạo các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác (Hội Phụ nữ, Hội Nơng Dân, Hội Cựu Chiến Binh, Đồn thanh niên) phối hợp với trưởng bản, Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn tổ chức họp bình xét cơng khai, dân chủ các hộ có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt. Từ đó khơng những chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác mà cịn mang lại hiệu quả rõ rệt đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Các hộ vay vốn đều hiểu rõ về ý nghĩa của nguồn vốn tín dụng ưu đãi, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả, trả gốc và lãi đầy đủ nên chất lượng tín dụng chính sách tại xã ln được đảm bảo. Kết quả hoạt động đầu tư vốn tín dụng chính sách tại xã đến 31/8/2016 thể hiện ở một số chỉ tiêu như sau:
1. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/8/2016 đạt 20.846 triệu đồng, tăng 9.152 triệu đồng (tức 78%) so với năm 2010.
2. Tổng số hộ còn dư nợ đến 31/8/2016 là: 901 hộ, chiếm 65% số hộ dân của xã. 3. Tổng số tổ TK&VV là 26 tổ
4. Dư nợ bình quân 1 tổ TK&VV là 802 triệu đồng (tổ có dư nợ lớn nhất là 1.300 triệu đồng).
5. Khơng có hộ nào có nợ q hạn 6. Khơng có hộ nào có lãi tồn đọng
7. Tổng số dư tiền gửi thơng qua tổ TK&VV 80 triệu đồng
8. Cả 4 tổ chức hội đoàn thể đều tham gia nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để quản lý vốn tín dụng chính sách
Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa tồn thể Hội nghị!
Là một đại diện cho chính quyền cấp xã, tôi thấy rằng: Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một quyết sách đúng đắn
khẳng định chủ trương đường lối của Đảng, tập trung nguồn lực ưu đãi của Nhà nước để hỗ trợ đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giầu nghèo. Không những thế, trong những năm qua, Chính phủ cịn thường xun điều chỉnh mức lãi suất, mức tiền vay cho phù hợp với nhu cầu và năng lực sử dụng vốn của bà con, ban hành thêm những chính sách tín dụng ưu đãi mới như chương trình cho vay hộ cận nghèo, chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo để giúp bà con thốt nghèo bền vững, có những chương trình mang tính kết hợp hỗ trợ cho phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn như chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn. Tín dụng chính sách của Chính phủ thực sự là giải pháp hữu hiệu và có vai trị vơ cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu xố đói, giảm nghèo ở những xã miền núi khó khăn như chúng tơi.
Được về dự và trình bày báo cáo trước Hội nghị về những kết quả trong cơng tác chỉ đạo thực hiện tín dụng chính sách giai đoạn 2011-2015 của xã Lao Chải, tơi cũng xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, cùng với cấp uỷ, chính quyền xã ln quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn xã để nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ ngày càng phát huy tác dụng, giúp bà con nhân dân phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu xố đói, giảm nghèo của địa phương. Một lần nữa thay mặt cho bà con nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải cho tôi gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể các đại biểu về dự Hội nghị, chúc cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo tại địa bàn Tây Bắc cũng như cả nước đạt được kết quả tốt.