8. Đẩy mạnh việc triển khai 06 nội dung công đoạn uỷ thác của Đồn
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN – ĐIỂM TỰA TIN CẬY CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC
NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC
Người báo cáo: tổ trưởng Tổ TK&VV Đỗ Viết Thạch (CCB) Xóm Trúc Sơn, xã Tồn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình
Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Trúc Sơn được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo, trên nguyên tắc tự nguyện, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ NHCSXH.
Từ khi thành lập tổ TK & VV mới chỉ có 05 thành viên với dư nợ 50 triệu đồng, đến nay Tổ đã có 58 thành viên với tổng số tiền vay từ các chương trình tín dụng ưu đãi là 1,5 tỷ đồng (tăng 1 tỷ 450 triệu đồng) trong đó nguồn vốn cho vay hộ nghèo, cận nghèo, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn chiếm số lượng lớn nhất, 2/3 số dự nợ, 100% thành viên trong Tổ đều tham gia gửi tiết kiệm, số dư tiền gửi 33 triệu đồng. Tổ khơng có nợ q hạn phát sinh từ khi thành lập cho đến nay. Để đạt được kết quả trên, Ban quản lý tổ thực hiện tốt các công việc như:
- Tổ sinh hoạt định kỳ theo quy ước của Tổ vào ngày 20 hàng tháng để giải quyết công việc phát sinh:
+ Sinh hoạt Tổ là buổi để các tổ viên trao đổi kinh nghiệm làm ăn, giúp đỡ những người chưa biết cách sử dụng đồng vốn cũng như thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh. Ban quản lý tổ có thể nắm bắt tâm tư nguyện vọng của tổ viên, những khó khăn, khúc mắc đưa ra giải pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời, đúng đắn.
+ Tại buổi sinh hoạt tổ trưởng thông báo, nhắc nhở, đôn đốc tổ viên trả nợ, trả lãi đúng hạn; đồng thời phổ biến chính sách mới của NHCSXH.
+ Duy trì sinh hoạt tổ thường xun nhằm tạo thói quen sinh hoạt tập thể, tuwk tin trong giao tiếp xã hội.
- Ban quản lý Tổ chấp hành nghiêm túc quy trình tín dụng:
+ Trước khi làm hồ sơ cho hộ vay vốn, Ban quản lý Tổ đi thực tế, kiểm tra trước xem mục đích vay của hộ có phù hợp với quy định của từng chương trình cho vay khơng; Nhu cầu vay vốn có phù hợp với thực tế nhu cầu sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn vay; để bình xét và đề nghị NHCSXH cho vay với mức vốn cấn thiết và thời hạn phù hợp.
+ Tại các cuộc họp bình xét cơng khai cho hộ vay vốn đều có sự tham gia của trưởng thơn, Hội đồn thể nhận ủy thác để chỉ đạo, chứng kiến cuộc họp nhằm công khai, minh bạch và dân chủ.
+ Sau cho vay, Hội đoàn thể nhận ủy thác và Ban quản lý tổ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát các tổ viên trong tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn. Tuyên truyền cho tổ viên hiểu ý nghĩa của việc gửi tiền tiết kiệm nhằm tạo lập thói quen dành tiền tiết kiệm và làm quen với dịch vụ Ngân hàng.
+ Đôn đôc các tổ viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh nhằm sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả
- Qua q trình hoạt động của tổ bên cạnh những thuận lợi cịn có một số khó khăn như: Một số hộ dân thu nhập còn thấp nên việc gửi tiền tiết kiệm còn hạn chế, một số hộ thường đi làm ăn xa nên các cuộc họp đột xuất đơi lúc khơng có mặt đầy đủ các tổ viên.
- Đề xuất, kiến nghị: Được sự quan tâm của Cấp ủy, chính quyền địa phương và NHCSXH đã tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất nhưng nhu cầu vay vốn của các hộ không nằm trong diện hộ nghèo, cận nghèo, cụ thể như các hộ gia đình thuộc vùng khó khăn muốn vay chương trình hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, họ mong muốn về đề nghị được tiếp cập nguồn vốn này để làm ăn và phát triển kinh tế tại địa phương.