8. Đẩy mạnh việc triển khai 06 nội dung công đoạn uỷ thác của Đồn
TỔ TRƯỞNG TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ
THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ
Người báo cáo: Tổ trưởng Tổ TK&VV Vi Thị Kiều Thơm (HPN) Thôn Nhàng, xã Luận Khê, Thường Xuân, Thanh Hóa
Xã Luận Khê là xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ (nay là Quyết định số 1049/QĐ-TTg). Trong xã có 12 thơn, đời sống của bà con cịn gặp nhiều khó khăn, tồn xã có 1.451 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 64,7% (với 939 hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 17,7% (257
hộ); nghề nghiệp chính chủ yếu là phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm,...
Thôn Nhàng là thôn cuối của xã Luận Khê có diện tích tự nhiên là 451 héc ta, với 3 dân tộc là Thái, Kinh, Mường, trong đó dân tộc Thái chiếm 60%, Kinh chiếm 24% và Mường chiếm 16%.
Được nhân dân tín nhiệm, chính quyền địa phương, Hội đồn thể tin tưởng giao nhiệm vụ trọng trách làm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn Hội Liên hiệp phụ nữ Thôn Nhàng xã Luận Khê từ năm 2011.
Lúc thành lập Tổ chỉ có 19 hộ vay, với số tiền được vay là 420 triệu đồng của các chương trình cho vay hộ nghèo, Học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167, chưa có tổ viên nào tham gia gửi tiền tiết kiệm; việc vận động tổ viên đến sinh hoạt Tổ, tuyên truyền việc chấp hành quy ước gặp nhiều khó khăn, cơng tác đôn đốc thu lãi và chấp hành trả nợ gốc khi đến hạn; công tác tuyên truyền cho bà con sử dụng đồng vốn đúng mục đích cịn chưa thường xun, chưa có hiệu quả, vẫn cịn nhiều hộ vay có điều kiện nhưng thiếu ý thức khơng chịu trả nợ, xem đồng vốn tín dụng là tiền do Nhà nước trợ cấp.
Song để khơng phụ sự tín nhiệm của bà con, sự tin tưởng của cấp ủy, chính quyền địa phương, của cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội. Bản thân tơi đã nỗ lực phấn đấu, nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản mới của Ngân hàng trong việc thực hiện tín dụng chính sách. Đầu tháng tôi thường đến nhà Trưởng thôn nhờ phát lên loa truyền thanh thông báo tổ viên đến họp Tổ, nhắc nhở các hộ vay vốn sắp đến hạn trả nợ; trong các buổi sinh hoạt Tổ tôi thường xuyên tuyên truyền các chính sách tín dụng mới, các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia tổ TK&VV, đồng thời trao đổi với hộ vay về việc sử dụng vốn, phương pháp chăm sóc cây trồng, vật ni, vận động hộ vay gửi tiền tiết kiệm để tích lũy, tránh những khó khăn khi đến hạn trả nợ gốc. Từ đó, cơng tác sinh hoạt Tổ dần dần đi vào nề nếp. Đến nay, các hộ vay đã hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vay vốn tín dụng chính sách ưu đãi, chấp
100% sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay và phát huy hiệu quả, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên khá giả.
Đến năm 2015, số thành viên của Tổ là 41 người (tăng thêm 22 người); số tiền vay được vay là 1.096 triệu đồng (tăng 676 triệu đồng). Cụ thể: Số tiền vay chương trình hộ nghèo là 638 triệu đồng; chương trình Hộ cận nghèo là 30 triệu đồng; chương trình HSSV có hồn cảnh khó khăn là 30 triệu đồng; chương trình hộ mới thốt nghèo là 50 triệu đồng; chương trình Hộ nghèo về nhà ở là 96 triệu đồng; chương trình hộ dân tộc thiểu số ĐBKK là 64 triệu đồng; cho vay Nước sạch &VSMTNT là 88 triệu đồng; cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn là 100 triệu đồng;
Chất lượng tín dụng của tổ tương đối tốt, hiện nay khơng có nợ q hạn, lãi thu đều và đạt 100%; khơng có nợ bị chiếm dụng. Tổ viên được sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã đầu tư vào sản xuất, đời sống của bà con trong thôn dần dần được nâng lên; từ các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, mà đến nay có 11 hộ gia đình đã vươn lên thốt nghèo ổn định đời sống, nhiều hộ trong thơn có thu nhập ổn định hơn.
Nhằm giúp tổ viên có ý thức tiết kiệm và tạo lập nguồn tài chính cho chính hộ gia đình sử dụng những lúc khó khăn hoặc có nguồn tiền để hỗ trợ trả nợ, giảm áp lực khi đến kỳ hạn trả nợ ngân hàng. Ngay từ khi nhận nhiệm vụ tổ trưởng Tổ TK&VV tôi đã tuyên truyền vận động các hộ gia đình, tổ chức sinh hoạt tổ đưa nội dung huy động tiền gửi vào quy ước hoạt động của tổ với mức huy động tối thiểu 20 ngàn đồng/hộ/tháng (hiện nay là 50 ngàn đồng/tháng). Ban đầu mới có một số ít hộ tham gia, đến nay 100% hộ vay đã tham gia. Số dư tiền gửi tiết kiệm đến nay đạt 37 triệu đồng.
Trong q trình triển khai, bản thân tơi đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng để Tổ hoạt động có hiệu quả, nhiệm vụ quan trọng nhất đó là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào Tổ TK&VV, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua các cuộc họp sinh hoạt tổ định kỳ, giải thích cho thành viên trong tổ hiểu về đối tượng được vay vốn và quy trình thủ tục vay vốn.
Bình xét cho vay công khai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thơn và người đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nhận ủy thác. Căn cứ vào những nội dung trên và chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của từng hộ để bình xét và đề nghị mức vốn vay cần thiết, thời hạn vay phù hợp.
Quán triệt, đôn đốc các tổ viên trong Tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ trả lãi đúng hạn. Giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng.
Chủ động đôn đốc, tham mưu và phối kết hợp với Trưởng thơn, tổ chức chính trị - xã hội, Ban giảm nghèo và UBND cấp xã xử lý các trường hợp nợ quá hạn, đặc biệt có biện pháp thu hồi đối với trường hợp có điều kiện trả nợ đến hạn, quá hạn nhưng không trả nợ.
Trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, thu nhập và trả nợ NHCSXH của tổ viên. Thơng báo kịp thời cho NHCSXH, chính quyền địa phương những trường hợp tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay đổi chỗ ở ra ngoài địa bàn xã và các trường hợp khác ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ và chất lượng tín dụng. Tham gia đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH, tham gia đầy đủ buổi họp giao ban với NHCSXH, các lớp tập huấn nghiệp vụ.
Với những cách làm đó tơi đã góp phần đưa Tổ TK&VV xứng đáng là cánh tay nối dài của Ngân hàng Chính sách xã hội truyền tải nguồn vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn một cách có hiệu quả, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội.
Qua hội nghị tơi cũng xin có kiến nghị với các ngành chức năng liên quan tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trong sản xt nơng nghiệp, các mơ hình phát triển kinh tế, tạo điều cho các hộ gia đình có điều kiện khó khăn được học hỏi kinh nghiệm làm giàu. Tăng thêm nguồn vốn cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.
Từ sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, cộng với sự giúp đỡ của Chi bộ, Ban thôn, Hội LHPN, Ban giảm nghèo xã Luận Khê, Ngân hàng CSXH huyện, cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình, trách nhiệm, chấp hành tốt quy định về vay vốn của các thành viên trong Tổ nên tơi đã hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.