HIỆN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Người báo cáo: Lãnh đạo Đồn TN tỉnh Sơn La
Đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La được tổ chức chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cơ sở, với 12 huyện, thành đoàn, 9 đoàn trực thuộc; 599 cơ sở đoàn, 4.971 chi đoàn trực thuộc đoàn cơ sở, 77. 668 đoàn viên. Lực lượng thanh niên Sơn La trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi khoảng 355.000 người (chiếm 33% dân số,
chiếm 56% lực lượng lao động của tỉnh). Đoàn viên thanh niên các dân tộc tỉnh
Sơn La có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chủ trương lãnh đạo của Đảng, ln đồn kết, tích cực trong công tác, trong lao động, sản xuất và học tập.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của tín dụng chính sách ưu đãi, trên cơ sở Chương trình Liên tịch 283/VBLT về việc tổ chức thực hiện nhận ủy thác một số nội dung cơng việc trong quy trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ban Thường vụ tỉnh đoàn đã tập trung chỉ đạo các huyện, thành đoàn và các tổ chức đoàn cơ sở thực hiện tốt các nội dung công việc được ủy thác; chú trọng nâng cao dư nợ và chất lượng tín dụng chính sách xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, giảm nhanh nợ quá hạn, đồng thời có biện pháp xử lý dứt điểm các trường hợp xâm tiêu, chiếm dụng vốn và trây ỳ.
Hàng năm, tổ chức Đồn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả đã làm được và đưa ra các giải pháp khắc phục yếu kém nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội. Hoạt động Đoàn đã kết hợp lồng ghép các chương trình tập huấn xóa đói giảm nghèo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người sử dụng vốn vay hiệu quả, góp phần tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh lập thân, lập nghiệp góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Đến hết tháng 7/2016, tổng dư nợ mà Đoàn Thanh niên quản lý là 648.093 tỷ đồng với 908 tổ TK&VV và 27.955 hộ vay vốn so với năm 2011 là 253.412 tỷ dư nợ, 722 tổ TK&VV với 18.353 hộ vay vốn. Như vậy, nguồn vốn cho vay ủy thác qua Đồn Thanh niên trung bình mỗi năm dư nợ tăng từ 70 - 75 tỷ đồng, 33 tổ TK & VV và khoảng 1700 hộ vay vốn. Các chương trình cho vay rất hiệu quả nên trong những năm gần đây tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhanh. Đến nay nợ quá hạn chỉ còn 944 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 0,15%/ tổng dư nợ từ nguồn vốn cho vay ủy thác qua Đồn Thanh niên. Đặc biệt, chương trình tín dụng học sinh sinh viên mang ý nghĩa nhân văn rất cao, các em học sinh sinh viên là con em các gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có hồn cảnh khó khăn được vay vốn học nghề, học các trường chuyên nghiệp. Đến thời điểm hiện nay, đã có 12/12 huyện, thành đồn có dư nợ, tổng số dư nợ là 7.032 triệu đồng.
Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ thanh niên nghèo, cận nghèo đã có điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tạo thêm việc làm cho gia đình; nhiều hộ có điều kiện đưa giống mới năng suất cao vào sản xuẩt, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, xây dựng nhiều mơ hình sản xuất hiệu quả. Đặc biệt, nhiều thanh niên từ làm ăn nhỏ, lẻ đã phát triển trở thành các chủ trang trại có quy mơ lớn, sản xuất hàng hóa, thu hút nhiều lao động và việc làm ổn định và giúp thanh niên thốt nghèo. Cụ thể: Mơ hình chăn ni lợn kết hợp nấu rượu và trồng cà phê của anh Lò Văn Panh tại bản Tát, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu vay từ NHCSXH hơn 30.000.000 đồng và người thân 170.000.000 đồng xây dựng 22 chuồng, 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trên diện tích 290m2 ngồi ra đồng chí cịn nấu rượu và trồng 5000 gốc cà phê, năm 2015 tổng thu nhập là 300 triệu trừ các chi phí thu về 120 triệu đồng tiền lãi, tạo việc làm cho 04 lao động; Mơ hình trang trại chăn ni của anh Vì Văn Thành, Bản Nà Trị, xã Pi Toong, huyện Mường La với số vốn ban đầu trên 230.000.000 triệu đồng và vay từ ngân hàng CSXH 50.000.000 đồng. Kết quả đạt được từ chăn nuôi, nhờ biết áp dụng KHKT vào sản xuất chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt, lợn giống, hàng năm thu nhập của bản thân và gia đình nhờ vào chăn ni thu nhập từ 300.000.000 triệu đồng trở lên, tạo công ăn việc làm cho 02 lao động thu nhập từ 3-4 triệu/người/tháng... và nhiều mơ hình khác của đồn viên thanh niên.
Ban Thường vụ tỉnh đoàn cũng rất quan tâm đến nhu cầu tạo nghề nghiệp việc làm, đồng thời giúp thanh niên tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế, và kênh tín dụng NHCSXH là kênh rất quan trọng. Trong đó, khi ủy thác vốn vay của NHCSXH, cán bộ Đồn nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của thanh niên từ cơ sở. thanh niên có nhu cầu vay vốn được đồn thanh niên tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ. Qua đó, tạo được sự gắn kết giữa cơ sở đoàn với thanh niên, nhất là ở địa bàn nông thôn.
Về mặt phong trào, nếu khơng có nguồn vốn của NHCSXH thì cũng rất khó thúc đẩy tư duy đổi mới của thanh niên nông thôn, việc triển khai phong trào thi đua tuổi trẻ sản xuất kinh doanh giỏi sẽ gặp khó khăn. Song song việc tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế cũng giúp thanh niên sống, lao động có ích, phát triển kinh tế, không vi phạm pháp luật và mắc phải các tệ nạn xã hội.
Cơng tác duy trì chế độ thơng tin báo cáo 2 chiều giữa 2 ngành được thường xuyên; công tác phối hợp xử lý các vấn đề trong tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, đảm bảo quy trình của Ngân hàng như: thẩm định đối tượng vay vốn, kiểm tra sau khi giải ngân, xử lý nợ khó địi, xử lý rủi ro, đôn đốc thu nộp lãi, gốc. Thơng qua các hoạt động tín dụng, cán bộ Đồn làm cơng tác tín dụng được nâng cao trình độ, đặc biệt làm trình độ quản lý kinh tế; góp phần xây dựng cơng tác củng cố tổ chức Đồn, Hội, thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia vào tổ chức.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong q trình triển khai tín dụng chính sách vẫn cịn gặp phải một số tồn tại khó khăn: Việc triển khai chương trình phối hợp lồng ghép giữa việc cho vay vốn với việc chuyển giao khoa học kỹ
thuật chưa thực sự đồng bộ, chưa tạo được mối quan hệ bền chặt. Công tác quản lý nguồn vốn vay ở một số tổ chức đồn cịn yếu, chưa khoa học, hợp lý, sổ sách ghi chép, theo dõi chưa đầy đủ. Quá trình triển khai thực hiện và khảo sát, cập nhật số liệu nhu cầu vay vốn của đoàn viên thanh niên ở một số đơn vị còn chậm trễ, thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cho đoàn viên thanh niên đang cần vốn.
Thời gian tới, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ban Thường vụ tỉnh đoàn sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ Đoàn thực hiện đúng và đầy đủ nội dung ủy thác theo văn bản thỏa thuận của các tổ chức hội đoàn thể với NHCSXH về việc thực hiện cho vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác và tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: