TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 5 NĂM HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-

Một phần của tài liệu THAM LUAN TAI HOI NGHI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG THỰC HIỆN NGHI QUYẾT 30a2008NQ CP VÙNG tây bắc (Trang 29 - 34)

8. Đẩy mạnh việc triển khai 06 nội dung công đoạn uỷ thác của Đồn

TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 5 NĂM HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-

CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015

Ông: Bùi Văn Sơn

Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía tây bắc của tỉnh Lai Châu, có diện tích tự nhiên 102.964 km2; có 18 xã, thị trấn, trong đó 13 xã biên giới tiếp giáp với huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên là 98,95 km; 15/18 xã đặc biệt khó khăn, dân số trên 75 ngàn người gồm 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 95,1%. Tổng số hộ nghèo đến cuối năm 2015 là 6.459/15.031 tổng số hộ dân toàn huyện, chiếm tỉ lệ 42,97%.

Được sự quan tâm của Thường trực Huyện ủy, TT.HĐND, UBND huyện, BĐD HĐQT NHCSXH huyện luôn được củng cố kiện tồn khi có thay đổi nhân sự đảm bảo đúng cơ cấu thành phần theo quy định, hiện nay BĐD có tổng số 29 thành viên, trong đó có 18 thành viên là chủ tịch UBND xã, công tác kiểm tra, giám sát luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện theo đúng Quy chế ban hành theo Quyết định 162 của HĐQT NHCSXH. Trong những năm qua Ban đại diện đã được tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến tận cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát của BĐD. Để phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của BĐD trong việc thực hiện tín dụng chính sách tại địa phương, BĐD HĐQT NHCSXH huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã thực hiện một số nhiệm vụ với các giải pháp như sau:

Thứ nhất là thực hiện cơng tác chỉ đạo của BĐD- HĐQT duy trì tổ chức

họp thường kỳ của Ban 3 tháng một lần vào ngày 05 của tháng đầu quý. Tập chung kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết, quyết định của HĐQT, của BĐD- HĐQT; thảo luận báo cáo kết quả hoạt động và nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tiếp theo của Phòng giao dịch NHCSXH và báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát của BĐD HĐQT; Thảo luận và thông qua nội dung cần báo cáo lên cấp trên, cho ý kiến giải quyết những kiến nghị của cấp dưới thuộc thẩm quyền; Ban hành Nghị quyết phiên họp và thông báo đến từng thành viên BĐD, các cơ quan phịng ban có liên quan, UBND các xã để tổ chức thực hiện.

Thứ hai là thực hiện công tác kiểm tra giám sát của BĐD HĐQT:

Căn cứ vào Nghị quyết và Chương trình kiểm tra, giám sát của HĐQT, BĐD HĐQT tỉnh, BĐD huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách địa bàn các xã; Đặc biệt BĐD đã giao nhiệm vụ cho thành viên BĐD là Chủ tịch UBND cấp xã, tổ chức triển khai thực hiện và thực hiện một số cơng việc cụ thể như: Chủ trì chỉ đạo và triển khai thực

hiện các chương trình tín dụng của NHCSXH trên địa bàn xã đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách theo quy định; kiện tồn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc cho UBND xã, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn NHCSXH; chỉ đạo Trưởng bản phối hợp cùng với NHCSXH, Hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ Tiết kiệm và vay vốn quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách trên địa bàn; theo dõi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đơn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

Các Thành viên BĐD phải bố trí thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát theo Kế hoạch và báo cáo kết quả bằng văn bản gửi NHCSXH huyện tổng hợp trình cho Trưởng ban để chỉ đạo và báo cáo theo quy định.

Thứ ba là làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương:

BĐD Bám sát các Nghị quyết của HĐQT và Ban đại diện HĐQT tỉnh triển khai cơ chế chính sách của Đảng và chính phủ đối với tín dụng chính sách trên địa bàn, ngay sau khi nhận được văn bản số 971-CV/TU ngày 15/6/2015 của Ban thường vụ tỉnh ủy Lai Châu chỉ đạo triển khai Chỉ thị 40-CT/TW và Kế hoạch số 1004/UBND-TM ngày 09/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng. Tham mưu kịp thời cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Qua đó, chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan nâng cao vai trị, trách nhiệm trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại địa phương. Là Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH huyện, tôi đã tham mưu cho Ban thường vụ Huyện ủy ban hành Công văn số 303-CV/HU ngày 07/7/2015 để chỉ đạo các cơ quan ban, ngành, đoàn thể huyện, Đảng ủy, UBND xã, thị trấn về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch số 715/KH-UBND ngày 09/7/2015 nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW trên địa bàn huyện, tăng cường vai trị lãnh đạo của Cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trong việc quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, phát huy hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tơi đã trực tiếp báo cáo với Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện về việc sự cần thiết phải hỗ trợ về cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể để cho Phịng giao dịch NHCSXH huyện hoạt động, chỉ đạo Phịng Tài chính - Kế hoạch và Phịng giao dịch NHCSXH phối hợp lập tờ trình đề nghị UBND huyện trích Ngân sách huyện để chuyển sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo đúng tinh thần chỉ thị 40 của Ban Bí thư. Kết quả là đến ngày 19/12/2015, Chủ tịch UBND huyện

sách của huyện để chuyển sang bổ sung vào nguồn vốn cho vay hộ nghèo thông qua NHCSXH huyện, đồng thời cũng giao cho Giám đốc PGD NHCSXH tham mưu cho huyện xây dựng Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn trích từ ngân sách ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn đảm bảo hiệu quả.

Tham mưu, đề xuất với UBND huyện phê duyệt kịp thời danh sách hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn từ NHCSXH.

Tóm Lại: BĐD HĐQT NHCSXH huyện có vai trị rất quan trọng trong

việc triển khai kịp thời thực hiện tín dụng chính sách tại địa phương. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ được đến đúng đối tượng thụ hưởng, nguồn vốn tín dụng đã phát huy hiệu quả trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo, bản đảm an sinh xã hội. Qua đó nhờ nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách đã giúp cho trên 13.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của huyện được vay vốn; trên 2.000 hộ thốt nghèo có cuộc sống ổn định; hơn 7.000 hộ chuyển biến nhận thức và cách làm ăn; trên 600 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn để xóa nhà tạm bợ, dột nát góp phần vào việc ổn canh, ổn cư; gần 500 lượt hộ học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn vay vốn cho con học tập, 1.500 cơng trình nước sạch và vệ sinh môi trường được cải tạo và xây mới; trên 1.000 hộ nghèo được vay vốn để khai hoang ruộng, chuyển đổi ngành nghề nhằm xóa đói, giảm nghèo bền vững, khơng có học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khơng có tiền để trang trải chi phí học tập, hộ khá, hộ giàu ngày càng tăng, có nhiều mơ hình sản xuất kinh doanh giỏi nhờ vốn vay của NHCSXH xuất hiện; thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ hộ được sử dụng điện và nước sạch ngày càng tăng, mức sống của người dân được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện hàng năm giảm từ 5-7%/năm, chất lượng tín dụng ngày một nâng lên.

Kết quả thực hiện tín dụng chính sách giai đoạn 2011-2015 tại địa phương.

Về Nguồn vốn:

Đến 31/12/2015, Tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Phong Thổ đạt: 220.306 triệu đồng, tăng 66.395 triệu đồng so với năm 2011.

Trong đó:

- Nguồn vốn TW 207.378 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 94,1%/tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù: 10.528 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,8%/tổng nguồn vốn (trong đó: huy động qua các tổ chức cá nhân: 5.646 triệu đồng, huy động qua tổ TK&VV: 4.882 triệu đồng).

- Nguồn vốn kế hoạch B đạt 2.400 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.09%/tổng nguồn vốn.

* Về sử dụng vốn:

Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực hiện cho vay kịp thời và đúng chính sách, nguồn vốn vay được giải ngân trực tiếp cho người thụ hưởng

tại điểm giao dịch các xã, trước sự chứng kiến của các Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng tổ TK&VV, đảm bảo nguyên tắc quản lý công khai và dân chủ.

- Doanh số cho vay (2011 – 2015): 277.283 triệu đồng, với 34.066 lượt hộ được vay vốn.

- Doanh số thu nợ (2011 – 2015): 193.707 triệu đồng.

- Đến 31/12/2015, tổng dư nợ đạt: 218.998 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là: 65.419 triệu đồng. Tăng gấp 1,6 lần so với năm 2010, mức tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm 13.084 triệu đồng.

Nguồn vốn đầu tư được tập trung cho vay hộ nghèo, vùng khó khăn, cho vay học sinh, sinh viên và cho vay giải quyết việc làm... Đến nay, vốn tín dụng chính sách xã hội đã đến với tất cả các thơn bản trên tồn huyện.

- Chất lượng tín dụng: Nợ quá hạn: 800 triệu đồng, chiếm 0,37% so tổng dư nợ; giảm 1.012 triệu đồng so với năm 2011. Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn đạt trên 98%, tỷ lệ thu lãi đạt trên 99% trở lên số lãi phải thu.

- NHCSXH được thành lập và đi vào hoạt động nhằm thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là hết sức đúng đắn, nhanh chóng đi vào cuộc sống và trở thành cơng cụ quan trọng, hữu hiệu cho chính quyền các cấp thực hiện thành cơng chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

- Tín dụng chính sách đã góp phần đáng kể cải thiện đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ có điều kiện về vốn để sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu về đời sống, sinh hoạt, nâng cao tri thức cho nguồn nhân lực của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp, thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức Chính trị - xã hội và với việc bình xét cơng khai từ thơn, bản đã thể hiện tính đặc thù, sáng tạo của NHCSXH trong quản lý vốn tín dụng chính sách. Qua đó đã góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đồng thời giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Hoạt động tín dụng chính sách đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia giúp đỡ người nghèo, bên cạnh đó góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, nội dung hoạt động của các tổ chức Chính trị-xã hội phong phú hơn, thiết thực hơn.

- Với việc thành lập Điểm giao dịch tại xã và tổ chức giao dịch vào một ngày cố định hàng tháng tại điểm giao dịch xã đã tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân trong việc vay vốn, trả nợ, gửi tiền gửi tiết kiệm, đồng thời tạo cầu nối giữa chính quyền, đồn thể xã với nhân dân và ngược lại. Chỉ có phương thức phục vụ như hiện nay của NHCSXH mới phù

- Cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể và nhân dân trong huyện đánh giá cao công tác giao dịch tại xã của NHCSXH, tinh thần làm việc phục vụ nhân dân của cán bộ NHCSXH, khơng ngại khó, ngại khổ phục vụ nhân dân, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được với đồng vốn ưu đãi của chính phủ..

Có thể khẳng định rằng. Giai đoạn (2011-2015) 5 năm thực hiện tín dụng

chính sách tại vùng Tây Bắc thời gian chưa phải là dài nhưng có thể khẳng định: Tín dụng chính sách của NHCSXH, với mơ hình hoạt động đặc thù, riêng có của Việt Nam là cho vay ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức Hội đồn thể thơng qua các Tổ TK&VV, giao dịch tại xã, phường, thị trấn theo định kỳ, tổ chức giao ban tại điểm giao dịch, công khai cơ chế chính sách của Chính phủ và dự nợ của hộ vay, đã tập hợp được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, có sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức Hội đồn thể và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chính sách tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương.

Đề xuất kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ xem xét nghiên cứu nâng mức cho vay đối với đối tượng thuộc chương trình tín dụng học sinh, sinh viên và mở rộng đối tượng chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Cuối cùng, thay mặt lãnh đạo UBND huyện, Ban đại diện HĐQT- NHCSXH huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu xin cảm ơn Đảng, Chính phủ và NHCSXH đã quan tâm giúp đỡ địa phương trong cơng tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian tới chúng tôi xin hứa sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi hoạt động của NHCSXH huyện và thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện, nâng cao chất lượng hoạt động và vai trò của Ban đại diện HĐQT trong việc thực hiện tín dụng chính sách tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu./.

BÁO CÁO THAM LUẬN

Một phần của tài liệu THAM LUAN TAI HOI NGHI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG THỰC HIỆN NGHI QUYẾT 30a2008NQ CP VÙNG tây bắc (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w