5 .Nội dung luận văn
T ương tác trên bài đăng
3.1 Cơ sở lí luận và phương hướng phát triển
3.1.1 cơ sở lí luận
Nhà nước đã có những chính sách tốt phù hợp khi ban hành các nghị định về TMĐT để thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào nền TMĐT một cách dễ dàng hơn.
Báo cáo TMĐT 2010 của Bộ Công Thương, hầu hết các doanh nghiệp đã biết đến lợi ích của TMĐT, 99% có kết nối internet, 85% doanh nghiệp chấp nhận các đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử , các doanh nghiệp đang triển khai TMĐT của doanh nghiệp mình ở mức độ khác nhau . Đây là một tind hiệu mừng cho TMĐT trong hoạt động kinh doanh cuat các doanh nghiệp.
Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐCP về thương mại điện tử thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP năm 2006. Nghị định mới quy định cụ thể về các hoạt động TMĐT cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, qua đó tạo điều kiện để TMĐT phát triển, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chúng ta thấy rằng Nhà nước đang bước những bước tiến quan trọng để giúpcho TMĐT phát triển ở nước ta. Các chính sách mới về TMĐT này sẽ giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Mục tiêu chung nhất của nó vẫn là bảo vệ người tiêu dùng, chính vì vậy nó sẽ khiến cho khách hàng thêm tin tưởng hơn đối với các doanh nghiệp làm TMĐT và đó cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Niềm tin vào TMĐT của người dân Việt Nam đã dần cải thiện. Tuy nhiên, hạ tầng thanh toán yếu kém là một trở ngại trong phát triển TMĐT. Thanh toán trực tuyến là một trong những hạ tầng quan trọng, chìa khóa cho TMĐT. So với thế giới, cơ sở hạ tầng cho việc triển khai thanh tốn qua mạng ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Việc thanh toán trực tuyến qua Internet chưa tạo được sự tin tưởng đối với người tiêu dùng tiền mặt vẫn đang được sử dụng chủ yếu trong thanh tốn bán lẻ. Nếu xa hơn thì người dùng chủ yếu sử dụng phương thức chuyển khoản. Hiện nay các ngân hàng đang tiếp tục mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán qua Internet và Mobile Banking VTC, Paynet, VinaPay, FPT, Ngân Lượng, Bảo Kim đang trở thành những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Trong 6 nền tảng mạng xã hội được truy cập nhiều nhất Việt Nam, có đến 5 là của Facebook và Google. Cụ thể: Facebook đứng đầu với 61%, theo sát sau đó là YouTube (của Google) với 59%, tiếp theo là Messenger (của Facebook) với 47%, Zalo với 45%, Google+ (của Google) với 39% và cuối cùng là Instagram (của Facebook) với 32%. Thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường W&S cho thấy, Facebook là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất chiếm 90% trong tổng số người dùng mạng xã hội từ 16 đến 64 tuổi tại Việt Nam. Vì vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội như một công cụ marketing online đắc lực trong việc tiếp cận và truyền thông với khách hàng.
3.1.2. Phương hướng phát triển
Nhận thấy tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của sàn TMĐT, đặc biệt là phát triển fanpage facebook đến hoạt động kinh doanh, công ty TNHH đầu tư thương mại quốc tế Thành Thắng cũng có định hướng đẩy mạnh phát triển hơn cho ứng dụng marketing trực tuyến, chăm sóc khách hàng,…Định hướng chiến lược cho các hoạt động trong tương lai của công ty.
Xây dựng chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh trực tuyến trên fanpage trong năm 2022 đưa ra một sự cải thiện toàn diện về đặt vấn đề, phương pháp và đưa ra những chiến lược dài hạn để cơng ty ngày càng có bước tiến lớn hơn trong tương lai,gây dựng niềm tin, hình ảnh và sự tín nhiệm của khách hàng về sản phẩm của công ty thông qua marketing faebook. Chất lượng của dịch vụ, chất lượng sản phẩm cần được chú trọng và hoàn thiện hơn nữa, tiếp tục hố trợ các dịch vụ về chăm sóc khách hàng, các chương trình khuyến mãi,..
Đào tạo đội ngũ nhân viên hiểu biết chuyên sâu về fanpage,bộ phận chăm sóc khách hàng cần được chú trọng cải thiện hơn. Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ đầy đủ hơn nữa cho nhân viên. Liên tục theo dõi và cập nhật những xu hướng và các phần mềm công nghệ mới phục vụ cho hoạt động bán hàng. Nâng cao số ngân sách chi cho hoạt động mareting trực tuyến trên fanpage của công ty nhằm đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất, nhân lực, cũng như chi phí hoạt động cho marketing trực tuyến.