Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh bình phước đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài

Là các yếu tố nằm bên ngoài DN, tạo ra các cơ hội và đe dọa đối với DN. Hiện nay, trong sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, môi

trường mà chúng ta đang sống luôn thay đổi từng ngày, từng giờ. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị là phải thích nghi kịp thời với những thay đổi đó để

đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác.

Mơi trường kinh tế: các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, vị trí

địa lý, thị trường lao động… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống và

công ăn việc làm của người lao động. Bên cạnh đó, việc gia tăng dân số và cạn kiệt

về tài nguyên, ô nhiễm môi trường làm cho sự cạnh tranh giữa các vùng, các quốc gia, các cơng ty, thậm chí là giữa các cá nhân với nhau ngày càng trở nên gây gắt.

Chính sách pháp luật của Nhà nước: Đây là yếu tố điều tiết về cơ chế quản lý

và chính sách lương bổng của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về quan hệ cung –

cầu trong thị trường lao động. Vì vậy, việc quản trị NNL tại DN phải phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước.

- 23 -

Khoa học kỹ thuật và thông tin: kỹ thuật hiện đại và công nghệ sản xuất mới

làm xuất hiện một số ngành nghề mới đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới, thêm vào đó là cơng tác đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đối với NNL trong những ngành nghề cũ. Khoa học kỹ thuật hiện đại

cũng làm cho môi trường thông tin ngày càng phát triển và trở thành một nguồn lực mang tính sống cịn đối với DN.

Các yếu tố văn hóa, xã hội: Đây là những yếu tố có tác động lớn đến năng lực

hành vi của người lao động như tư tưởng, tâm lý, hành vi, lối sống… Một khi môi

trường các yếu tố văn hóa, xã hội thay đổi nó sẽ làm thay đổi quan điểm về cách nhìn

nhận giá trị con người trong các chính sách về quản trị NNL của các tổ chức.

Sự cạnh tranh của DN trong cùng ngành tạo ra sự dịch chuyển NNL từ DN

này đến DN khác, đặc biệt là NNL chất lượng cao.

Sự cung ứng NNL của các cơ sở đào tạo cũng là một trong những yếu tố tác

động mạnh đến số lượng và chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp. Sự

cung ứng cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ khan hiếm hay dư thừa NNL trong các thời kỳ khác nhau của thị trường lao động.

1.3.2. Các nhân tố bên trong 1.3.2.1. Chính sách kinh doanh 1.3.2.1. Chính sách kinh doanh

Chính sách kinh doanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quản trị của nguồn nhân lực. Tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ mà DN mở rộng hay thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ làm cho số lượng lao động

tăng lên hay giảm xuống phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Chính sách nhân sự

Chính sách nhân sự thể hiện thông qua quan điểm về hoạch định NNL trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đảm bảo DN có đủ NNL về chất lượng và số

lượng để thực hiện các mục tiêu về tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh.

Chính sách đào tạo và phát triển giúp cho DN nâng cao chất lượng NNL một

cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao và thực hiện thành công chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

- 24 -

Chính sách duy trì NNL giúp DN giữ chân người tài, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng ngành.

1.3.2.3. Văn hóa doanh nghiệp

Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự

phát triển của mỗi doanh nghiệp. Sứ mạng và tầm nhìn của DN có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách kinh doanh và chính sách nhân sự của tổ chức. Trong khí đó, phong cách lãnh đạo, quan hệ giữa các nhân viên… lại quyết định phương thức quản lý và môi trường làm việc. Điều này sẽ góp phần tạo ra sức hút đối với nguồn nhân lực, đặc biệt là NNL chất lượng cao.

1.3.2.4. Tài chính doanh nghiệp

Đây là yếu tố có tính then chốt ảnh hưởng đến tồn bộ các nhân tố bên trong

của doanh nghiệp. Vì vậy, mọi chính sách của DN được xây dựng phải dựa trên sự phù hợp với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Tài chính mạnh mới đảm bảo đủ khả năng trả công xứng đánh cho người lao động, giúp họ an tâm làm việc và thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu để tái sản xuất sức lao động.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản nhất về NNL và quản trị NNL như: các khái niệm và chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực;

đặc điểm công tác quản trị NNL tại các cơ quan hành chính nhà nước; các nhân tố

ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực. Đây chính là cơ sở khoa học giúp tác giả thực hiện việc đánh giá thực trạng quản trị NNL tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình

- 25 -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BÌNH PHƯỚC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh bình phước đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)