Định hướng quản trị nguồn nhân lực tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh bình phước đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

3.1. Định hướng quản trị nguồn nhân lực tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước

3.1.1. Định hướng

Trên cơ sở đặc điểm tình hình và thực trạng quản trị NNL tại các cơ quan

thuộc khối hành chính nhà nước, Sở KH&ĐT Bình Phước đứng trước những thuận lợi và khó khăn như sau.

3.1.1.1. Thuận lợi

Đảng bộ và chính quyền địa phương các cấp bước đầu đã có nhận thức về tầm

quan trọng của công tác quản trị NNL trong việc quyết định thành tựu phát triển lâu dài của tổ chức, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo Sở đổi mới công tác quản lý và xây dựng những chiến lược dài hạn cho công tác quản trị NNL tại đơn vị.

Nguồn nhân lực tại địa phương khá dồi dào với tỷ lệ lao động trẻ cao, sẵn sàng

đáp ứng yêu cầu cho sản xuất, kinh doanh của khối doanh nghiệp cũng như cho hoạt động quản lý, điều hành tại khối cơ quan hành chính nhà nước.

Cơng tác quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề đào tạo phát triển nhân lực

như quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm

thực hiện tốt. Lãnh đạo địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều cơ sở đào tạo ra đời và hoạt động có hiệu quả, góp phần cơ bản giải quyết cung – cầu lao động tại địa phương.

3.1.1.2. Khó khăn

Nguồn nhân lực của tỉnh Bình Phước tuy dồi dào về số lượng, nhưng trình độ chun mơn kỹ thuật còn thấp so với các tỉnh trong vùng, chưa đáp ứng nhu cầu về NNL chất lượng cao đảm nhiệm công việc quản lý, điều hành.

Nhân lực tỉnh Bình Phước cịn thiếu nhiều các chun gia đầu ngành, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, nhất là trong các lĩnh vực cơng nghệ cao, có khả năng hoạch

định chính sách...

Điều kiện về KT-XH của tỉnh chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được người tài

- 58 -

Cơ cấu nhân lực có sự biến động, mất cân đối lớn và chưa hợp lý giữa thành thị - nơng thơn, giữa các vùng có nhiều ưu thế - các vùng còn nhiều hạn chế.

Việc hợp tác với các địa phương khác, hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nhân lực cịn gặp nhiều khó khăn, chưa kêu gọi được các nhà đầu tư giáo dục có uy tín và kinh nghiệm.

3.1.1.3. Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2020

3.1.1.3.1. Quan điểm và mục tiêu

Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của quá trình CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp sang nhóm ngành có giá trị gia tăng cao nhằm

nâng cao năng suất lao động và thu nhập bình quân của người lao động; Xây dựng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội

ngày càng văn minh, hiện đại trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phịng.

Đến năm 2020, nguồn nhân lực tỉnh Bình Phước cơ bản đáp ứng những mục

tiêu cụ thể sau đây:

- Lao động làm việc trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 45,0%; các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 28,0% và các ngành dịch vụ chiếm 27,0% tổng lực lượng tham gia lao động.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 70,0% tổng lực lượng tham gia lao động. (bằng với mục tiêu cả nước)

- Cơ cấu lao động theo các cấp trình độ dạy nghề: sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng là 71,0%; trình độ trung cấp nghề chiếm 16,0%; cao đẳng nghề chiếm 13,6%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lực lượng lao động trong độ

tuổi lao động đạt 65,0%, tăng 30 điểm phần trăm so với năm 2015 (cao hơn mục tiêu cả nước 10,0%).

3.1.1.3.2. Dự báo nguồn nhân lực tỉnh Bình Phước đến năm 2020

Hiện nay, tỉnh Bình Phước có dân số ít nhất vùng Đơng Nam bộ cũng như vùng Kinh tế trọng điểm phía nam với 873.598 người, đứng thứ 44 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố cả nước. Dân số đô thị có 144.242 người, chiếm 16,5% và nơng thơn có

- 59 -

729.356 người, 83,5% tổng dân số. Trong đó nếu phân theo giới tính, dân số Bình

Phước có số lượng nam nhiều hơn nữ với 442.471 người, chiếm 50,6% trong khi nữ

là 431.127 người, chiếm 49,4% tổng dân số.

Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê, 2010 [18]

Biểu đồ 3.1: Dân số vùng Đông Nam bộ

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009 khá cao so với các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía nam, đạt

2,94%/năm, chỉ sau tỷ lệ tăng của Tp. Hồ Chí Minh (3,59%/năm) và tỉnh Bình Dương (7,53%/năm).

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền nam [20]

- 60 -

Theo kết quả dự báo, tổng dân số của Bình Phước năm 2015 là 973.545 người

và đến năm 2020 có khoảng 1.062.006 người. Tốc độ tăng dân số bình quân cho cả

thời kỳ 2011-2020 là 1,73%/năm; trong đó thời kỳ 2011-2015 là 1,71%/năm và thời kỳ 2016-2020 là 1,75%/năm.

Tỷ trọng lực lượng có khả năng lao động so với dân số có xu hướng tăng dần từ 68,2% năm 2010 lên 72,0% vào năm 2015 và đạt 75,5% vào năm 2020 (biểu đồ 3.2). Dự báo số lượng lao động qua đào tạo của tỉnh đến năm 2015 sẽ là 227 ngàn

người, gấp 1,6 lần năm 2010; năm 2020 sẽ có 448 ngàn lao động qua đào tạo, gấp 3,2

lần năm 2010. Tốc độ tăng bình quân đạt 12,2%/năm thời kỳ 2011-2020.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền nam [20]

Biểu đồ 3.3: Dự báo dân số có khả năng tham gia lao động đến năm 2020 3.1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng lao động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước 3.1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng lao động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước

đến năm 2020

Hiện nay theo số liệu thống kê chính thức của Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước đến ngày 31/12/2010, tồn tỉnh có 5.029 cán bộ cơng chức. Trong đó, cán bộ cơng chức hành chính cấp tỉnh là 1.019 người (tỷ lệ 20,26%). Về trình độ chun mơn, trong số này chỉ 35 người có trình độ sau đại học (tỷ lệ 3,43%); 706 người có trình độ đại học (tỷ lệ 69,28%); 23 người có trình độ cao đẳng (tỷ lệ 2,25%); 214 người có trình độ

trung cấp (tỷ lệ 21%) và 41 người có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo (tỷ lệ

4,02%). Dự báo trong 10 năm tới, số lượng cán bộ cơng chức tỉnh Bình Phước sẽ tăng lên từ 55%-75% về số lượng nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý, điều hành trong thời

kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH tại địa phương.

Như vậy dự báo đến năm 2020, số lượng CBCC chính thức tại Sở KH&ĐT

- 61 -

việc tại đơn vị lên con số từ 80-90 người (bao gồm cả nhân viên hợp đồng). Điều này

địi hỏi ban lãnh đạo phải có phương pháp quản trị NNL mới, hiệu quả, thay thế cho phương pháp quản lý cũ đã lỗi thời và khơng cịn đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, điều hành trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh bình phước đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)