Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán của NHTMCP Công thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 49 - 51)

2.3 Thực trạng hoạt động mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại NHTMCP

2.3.1 Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán của NHTMCP Công thương

Việt Nam (trước tháng 4/2012)

Từ khi mới thành lập đến trước tháng 4/2012, cũng như các ngân hàng quốc doanh hay các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước khác, Vietinbank theo đuổi mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Những nét cơ bản của mơ hình này:

- Hội sở chính của Vietinbank chỉ xem xét phê duyệt thơng qua việc cấp tín dụng cho những hồ sơ có giá trị lớn, đồng thời giao lại tồn bộ quyền lực cho Giám đốc Chi nhánh trong việc xem xét giải quyết, cấp tín dụng đối với từng khách hàng (vượt mức phán quyết của Chi nhánh) trong phạm vi giới hạn tín dụng đã phê duyệt thơng qua đối với từng khách hàng.

- Riêng ở từng Chi nhánh, Sau khi được các Phòng ban của Trụ sở chính của NHCTVN (Phịng quản lý rủi ro Trụ sở Chính, Phịng quản lý vốn,…) đánh giá năng lực của Ban lãnh đạo cũng như chất lượng nợ của từng Chi nhánh sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt xếp loại đối với từng Chi nhánh và phân mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng đến từng Chi nhánh. Thông thường hạn mức thẩm quyền của từng Chi nhánh rất cao, ví dụ như Chi nhánh loại 1 ở các khu vực trọng điểm của nước ta mức phán quyết tối đa đối với một khách hàng có thể lên đến 200 tỷ đồng (Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Cà Mau,…), Chi nhánh loại 1 ở các khu vực khác mức phán quyết tối đa 150 tỷ đồng (Chi nhánh Đồng Nai, Chi nhánh Gia Lai,…), Chi nhánh loại 2 có mức phán quyết từ 80 – 100 tỷ đồng, các chi nhánh loại 3 có mức phán quyết thấp nhất cũng 40 tỷ đồng.

- Với mức phán quyết riêng cho từng Chi nhánh, trong đó giám đốc Chi nhánh được quyết tối đa 70% mức phán quyết cao nhất, vượt tỷ lệ trên sẽ được Hội đồng tín dụng Chi nhánh phê duyệt cấp tín dụng, do đó các Chi nhánh có thể chủ động trong việc tiếp thị khách hàng mới và cấp tín dụng nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Ngồi đặc điểm chính của mơ hình là mức phán quyết được phân bổ cho từng Chi nhánh với giới hạn khá lớn, trong đó quyền quyết định chủ yếu tập trung vào người lãnh đạo Chi nhánh. Bên cạnh đó, ngay từ khâu tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, đề xuất cấp tín dụng, giải ngân, thu nợ đến cả khâu xử lý nợ cũng chỉ tập trung vào một cán bộ tín dụng duy nhất.

Như vậy, khi đi theo mơ hình này, Vietinbank hướng đến mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng đa năng, có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, tạo sự thống nhất đồng bộ trong mặt quan điểm cấp tín dụng, đẩy nhanh tiến độ hồ sơ và tạo thế chủ động cho từng Chi nhánh.

Với hơn 23 năm áp dụng mơ hình quản trị tín dụng phân tán như trên, Vietinbank đã đạt được khá nhiều thành tựu nhất định, kết quả thể hiện rõ nét ở biểu đồ sau:

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2011]

Hình 2.3: Biểu đồ diễn biến quy mô hoạt động của Vietinbank giai đoạn năm 2007-2011

Từ biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản và lợi nhuận của Vietinbank giai đoạn năm 2007 – 2011 ta thấy được quy mô cũng như hiệu quả hoạt động của Vietinbank trong giai đoạn này đã có sự phát triển và tăng trưởng nóng ở cả các mặt như tốc độ tổng tài sản tăng mạnh qua các năm, dư nợ cho vay tăng, lợi nhuận theo đó cũng tăng dần qua các năm, các Chi nhánh NHCTVN tạo được lợi thế cạnh tranh so với các TCTD khác trong cùng địa bàn, đào tạo được đội ngũ cán bộ tín dụng đa năng, dày dạn kinh nghiệm, khả năng xử lý tình huống tốt,…

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, rõ ràng mơ hình này cũng tồn tại nhiều bất cập, tồn tại nhiều yếu tố bất ổn. Trong đó ngồi việc nợ xấu, nợ q hạn của Vietinbank mặc dù vẫn ở ngưỡng an toàn nhưng đã tăng lên liên tục trong 3 năm (giai đoạn 2009 – 2011) với tỷ lệ nợ xấu đat 0,75%/năm vào năm 2011 trong khi năm 2009 chỉ đạt 0,61%. Bên cạnh đó, trong những năm này, Vietinbank liên tiếp gánh chịu tổn thất lớn từ việc các Chi nhánh lợi dụng quyền lực được giao, tận dụng kẽ hở của quy trình quy định hoặc cố tình làm trái các quy trình quy định gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, có thể mơ hình phân tán này sẽ rất có hiệu quả khi quyền lực tập trung vào một người hoặc một số ít người và sẽ phát huy hết những ưu điểm nếu năng lực cán bộ tốt, tư cách đạo đức tốt, làm việc vì cái chung, khơng tư lợi, chấp hành đúng quy trình quy định của Vietinbank,… nhưng ngược lại nó sẽ là con dao hai lưỡi gây hậu quả nghiêm trọng cho chính ngân hàng khi có sự tiếp tay của cán bộ, lãnh đạo khơng đủ năng lực hoặc tha hóa về đạo đức.

- Mặc dù có độ trễ nhất định so với các tổ chức tín dụng khác, nhưng ban lãnh đạo điều hành của NHCTVN đã nhận thấy được khuyết điểm lớn của mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán và đã mạnh dạn chuyển đổi mơ hình, đưa NHCTVN bước sang trang mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)