Kinh nghiệm từ các NHTM trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 40)

Những năm trước đây, khi hầu hết các ngân hàng đều hoạt động theo mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán, quyền lực tập trung vào một cá nhân khá lớn trong khi đó quy trình quy định của pháp luật và của từng ngân hàng còn nhiều kẽ hở. Ngành ngân hàng nước ta đã phải có nhiều bài học thực tế từ những tổn thất từ hoạt động tín dụng có ngun nhân từ việc quản trị rủi ro chưa hiệu quả, theo đó liên tục có nhiều vụ án lớn gây thất thốt tiền, tài sản với giá trị có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng của ngân hàng, nhà nước.

Qua đó cho thấy vẫn cịn nhiều sơ hở trong thực hiện quy trình, nhiệm vụ về hoạt động tín dụng, có dấu hiệu móc ngoặc giữa cán bộ ngân hàng với các đối tượng lừa đảo trong khi công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của một số ngân hàng còn lỏng lẻo. Điều này cũng một lần nữa bổ sung cho vai trị của con người trong việc xây dựng chính sách, mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong nước mà chính yếu là các ngân hàng thương mại, sao cho đảm bảo tách bạch các khâu trong quá trình cấp tín dụng, đảm bảo hạn chế tối đa các tiêu cực dẫn đến rủi ro tín dụng. Và định hướng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo chuẩn mực Basel đang dần được các ngân hàng thương mại trong nước hướng tới.

1.6.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng nói chung trong đó nhấn mạnh vai trị quan trọng của mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung nói riêng ngày càng trở nên cần thiết đối với NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM ở Việt Nam không chỉ là vấn đề xử lý nợ xấu, không thể xem quản trị rủi ro như một cơng việc mang tính thường nhật và thủ tục mà còn bao hàm nhiều vấn đề như việc phòng ngừa, nhận dạng, kiểm soát rủi ro, giám sát và xử lý rủi ro.

Từ kinh nghiệm mơ hình quản trị rủi ro của các nước phát triển, đang phát triển và những bài học rủi ro thực tiễn từ các ngân hàng thương mại trong nước; bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là:

Thứ nhất, tn thủ quy trình, chính sách, quy chế tín dụng, đào tạo nâng cao năng lực của nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định để đảm bảo thẩm định đúng, chính xác tình hình khách hàng từ khâu đầu tiên của khoản vay là một trong những biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhất.

Thứ hai, coi trọng chất lượng tín dụng hơn là chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Tài sản thế chấp khơng thể thay thế được nguồn trả nợ, nên ngân hàng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp. Tuy vậy, tài sản bảo đảm vẫn là cứu cánh cuối cùng giúp hạn chế tổn thất của ngân hàng, do đó khi nhận tài sản bảo đảm vẫn phải đảm bảo bốn đặc tính (pháp lý, giá trị, tính khả mại và khả năng quản lý của ngân hàng).

Thứ ba là xây dựng, thực hiện chấm điểm, đánh giá xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế để góp phần hạn chế và giảm thiểu rủi ro.

Thứ tư, quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng phải được xem là nhiệm vụ chủ chốt, hàng đầu chứ không phải chỉ là mảng hỗ trợ. Cần xây dựng bộ phận chuyên sâu để giám sát, phát hiện kịp thời và đưa ra thơng tin cảnh báo tín dụng sớm; phân tích chỉ ra dấu hiệu các khoản nợ có vấn đề để từ đó có hướng tài trợ hoặc xử lý rủi ro thích hợp.

Thứ năm, xây dựng một mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo hướng tiếp cận những phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại để chủ động trong việc phịng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để có thể quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, nhất thiết phải xây dựng một mơi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; một hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; và đặc biệt là phải kiểm sốt được rủi ro tín dụng.

Tóm lại, để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả, ứng phó nhanh với những diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ, cạnh tranh với các ngân hàng ngoại trong tình hình hiện nay thì các NHTM ở Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đặc biệt là nâng cao, hồn thiện mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo chuẩn mực quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, cho chúng ta thấy được cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng trong ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Xác định các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, thấy được các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, khẳng định tính cấp thiết của việc quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM cùng một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới và trong nước.

Từ những nền tảng lý thuyết và các bài học kinh nghiệm có được, làm cơ sở để chúng ta tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MƠ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan các mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam

Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam chủ yếu phân hành hai mơ hình chủ yếu.

2.1.1 Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

Mơ hình này đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, … theo đó quyền lực phân cấp về các Chi nhánh khá lớn dao động từ 50 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng. Vượt mức ủy quyền thì Trụ sở chính sẽ phê duyệt thơng qua.

Đối với các NHTMCP có vốn nhà nước, tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng làm tất cả các khâu từ tiếp thị, đến thu thập hồ sơ khách hàng, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng, thực hiện tác nghiệp, thu hồi nợ,… Lãnh đạo Chi nhánh có quyền lực tối cao quyết định tín dụng trong khn khổ khách hàng đáp ứng điều kiện cấp tín dụng và mức ủy quyền được cấp trên giao cho Chi nhánh.

Đối với các Ngân hàng có vốn nước ngoài, tại Chi nhánh, các phòng ban được chia tách hợp lý từ khâu tiếp thị, bán hàng, đến khâu thẩm định đề xuất cấp tín dụng và các khâu tác nghiệp, hỗ trợ tín dụng và thu hồi xử lý nợ. Như vậy, mơ hình phân tán của các NHTMCP có vốn nước ngồi có tính chun nghiệp, chun mơn hóa hơn, phân tách nhiệm vụ trách nhiệm của từng bộ phận, góp phần hạn chế rủi ro.

Ngoại trừ các ngân hàng quốc doanh chỉ cịn bốn ngân hàng TMCP có vốn nhà nước nêu trên sử dụng mơ hình tín dụng phân tán trong đó tập trung mọi việc vào 1 bộ phận chính là bộ phận khách hàng, như vậy không phân tán được rủi ro và tiềm ẩn nhiều tồn tại. Sau tiến trình cổ phần hóa, dự kiến các ngân hàng này cũng sẽ có lộ trình chuyển đổi mơ hình tín dụng từ phân tán sang tập trung để đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng và ngăn ngừa rủi ro theo định hướng của chuẩn

mực Basel II.

2.1.2 Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Mơ hình này hiện nay được nhiều NHTM áp dụng (Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank,…). Đặc điểm nổi bật của mơ hình này là các Chi nhánh chỉ thực thi nhiệm vụ chính là bán hàng, với hạn mức phán quyết phân bổ từng Chi nhánh rất thấp từ 500 triệu đồng đến 3 tỷ đồng. Toàn bộ các hồ sơ vượt mức trên đều được phê duyệt tập trung tại Hội sở chính của Chi nhánh mà cấp phê duyệt chính là Hội đồng tín dụng Hội sở chính.

Trường hợp mơ hình điển hình của NH TMCP Á Châu:

[Nguồn: Quy trình cấp tín dụng tại NHTMCP Á Châu]

Hình 2.1: Sơ đồ mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu

Hiện ACB triển khai mơ hình này rất thành cơng và đang được nhiều NHTM thực hiện.

Theo tác giả, mơ hình này có nhiều điểm mạnh như sau:

- Phát huy sức mạnh của tính chun mơn hóa từng khâu trong mơ hình. - Phát huy sức mạnh của tính tập thể, hạn chế quyền lực trong tay một người, phân tán rủi ro.

- Tăng khả năng quản lý, giám sát rủi ro của ban điều hành của ngân hàng.

Bên cạnh đó, mơ hình cũng cịn một số tồn tại:

Tại Chi nhánh:

Nhân viên bán hàng Thu thập hồ sơ khách hàng Nhân viên thẩm định Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng Ban tín dụng Chi nhánh Gửi kết quả thẩm định (trong thẩm quyền) Nhân viên định giá tài sản

Giao dịch viên giải ngân Bộ phận hỗ trợ tín dụng tác nghiệp theo đk phê duyệt Bộ phận PL, chứng từ Soạn thảo, CC ĐK HĐ

Tại Trụ sở chính: Trung tâm thẩm định TSC Giám đốc TT phê duyệt Ban tín dụng Chi nhánh Hạn mức thấp (5 – 10 tỷ đồng)

(vượt thẩm quyền) sản phẩm đặc thù (mua nhà, mua xe,…)

- Việc chia tách nhiều khâu thực hiện địi hỏi cơng tác phối hợp giữa các phòng ban phải nhịp nhàng, linh động đảm bảo mơ hình hoạt động trơi chảy, tránh ách tắt ở từng khâu (do mỏng nhân sự, điều kiện phê duyệt không thực hiện hiện được,…) ảnh hưởng đến thời gian thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng.

- Mặc dù có sự phân tách nhiệm vụ giữa các phịng ban của mơ hình, tuy nhiên việc thực hiện mơ hình chủ yếu là các phịng ban cùng thuộc sự quản lý của giám đốc Chi nhánh, có khả năng chịu sự tác động của ý chí chủ quan của lãnh đạo Chi nhánh, đi lệch hướng mơ hình.

- Bộ phận kiểm tốn nội bộ Chi nhánh chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát sau trong trường hợp khoản tín dụng phát sinh tối thiểu 45 ngày là quá dài, khả năng

chậm trễ trong việc xử lý rủi ro nếu có.

2.2 Sơ lược về NHTMCP Cơng thương Việt Nam

2.2.1 Q trình hình thành và phát triển NH TMCP Cơng Thương Việt Nam1

NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong bốn NHTM lớn nhất Việt Nam được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế, là ngân hàng hoạt động lâu đời và có uy tín trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Ngày 01/7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ NHNN theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 402/HĐBT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau 3 lần đổi tên và thành lập lại, ngày 21/9/1996 Ngân hàng Cơng thương đã có tên gọi chính thức như hiện nay theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Vietinbank chính thức chuyển sang hoạt động theo mơ hình Ngân hàng TMCP từ ngày 03/07/2009.

Tháng 4 năm 2008, thương hiệu mới VietinBank đã được đưa vào sử dụng với slogan mới “Nâng giá trị cuộc sống”.

Từ một NHTM quốc doanh với tổng tài sản là 718 tỉ đồng lúc mới thành lập,

1 Tóm tắt các sự kiện nổi bật của Vietinbank và các giải thưởng lớn trong 3 năm 2011 -2013 được thể hiện trong Phụ Lục 1

sau 25 năm phát triển, tổng tài sản của ngân hàng đã vượt mức 576.368 tỉ đồng năm 2013, trở thành ngân hàng có số vốn lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

2.2.1.1 Sơ đồ tổ chức và bộ máy:

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHTMCP Công Thương Việt Nam2

[Nguồn: www.vietinbank.vn]

2.2.2 Kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu tài chính cơ bản:

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động Vietinbank đạt được từ 2009 đến 2013

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 31/12/2009

Tổng tài sản 576.386 503.530 460.620 367.731 243.785

Tổng dư nợ cho vay 460.079 405.744 293.434 234.205 163.170 Tổng nguồn vốn huy động 511.670 460.082 420.212 339.699 220.436

Vốn chủ sở hữu 54.075 33.625 28.491 18.201 12.572

Trong đó: Vốn điều lệ 37.234 26.218 20.230 15.172 11.252

2 Chi tiết sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phịng ban NHTMCP Cơng thương Việt Nam theo Phụ lục 2, Sơ đồ tổ chức NHTMCP Công thương Việt Nam và Phụ lục 3, Chức năng nhiệm vụ của từng cấp thẩm quyền của NHTMCP Công thương Việt Nam

Lợi nhuận trước thuế 7.751 8.168 8.392 4.638 3.373

Lợi nhuận sau thuế 5.808 6.169 6.259 3.444 2.583

ROA 1,4% 1,70% 2,03% 1,50% 1,54%

ROE 13,7% 19,90% 26,74% 22,10% 20,60%

Tỷ lệ nợ xấu 0,82% 1,46% 0,75% 0,66% 0,61%

Tỷ lệ an toàn vốn 13,17% 10,33% 10,57% 8,02% 8,06%

Tỷ lệ chi trả cổ tức 10% 16% 20% 13,47% 6,83%

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2013]

Năm 2013, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng chậm. Trong nước, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của chính phủ và nhnn, kinh tế vĩ mô được ổn định, mặt bằng lãi suất được giữ ở mức thấp, lạm phát ở mức 6,6%; tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 5,42%, tuy nhiên, tổng cầu và sức mua của nền kinh tế còn yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng khó khăn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn ở mức cao. Trong bối cảnh đó, tồn hệ thống vietinBank vẫn tiếp tục triển khai các giải pháp kinh doanh và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định trong tương lai.

Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức, nhưng với định hướng đúng đắn và giải pháp kinh doanh phù hợp, vietinBank vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản đạt 576,4 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 14,5% so với đầu năm; lợi nhuận trước thuế đạt 7.751 tỷ đồng, đạt 103% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao; tổng nguồn vốn huy động tăng 11,2%, dư nợ tín dụng tăng 13,4% so với năm 2012…Kết thúc năm tài chính 2013, VietinBank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ngành ngân hàng về các chỉ tiêu kinh doanh.

Năm 2013, thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Số dư nguồn vốn đến 31/12/2013 là 511,7 ngàn tỷ, tăng trưởng hơn 11,2% so với năm 2012 và đạt 108% Kế hoạch ĐHĐCĐ. Trong đó, nguồn vốn huy động từ Tổ chức kinh tế tăng 21% và nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 27% so với 2012.

Điều này khẳng định vị thế không ngừng được nâng cao của thương hiệu VietinBank trên thị trường. Nguồn vốn thị trường 2 giảm 16,9% theo đúng định hướng điều hành cơ cấu tăng tỷ trọng nguồn vốn ổn định, tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của VetinBank.

Hoạt động tín dụng: của VietinBank tăng trưởng đáng kể với số dư nợ tín dụng đến 31/12/2013 là 460 ngàn tỷ đồng, đạt 105% Kế hoạch ĐHĐCĐ và tăng trưởng 13,4% so với năm 2012. Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng/tổng tài sản cuối năm 2013 và 2012 tương ứng là 65,3% và 66,2%. Mặc dù sử dụng vốn cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)