Thuyết minh thông tin về rủi ro ngoại tệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện kế toán theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 80)

1.2.4.3 .Quy định về giá trị sau ghi nhận lần đầu của nợ phải trả tài chính

3.3. Giải pháp

3.3.2.3.2. Thuyết minh thông tin về rủi ro ngoại tệ

Rủi ro ngoại tệ là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một cơng cụ tài chính biến động do thay đổi tỷ giá ngoại tệ hối đoái.

Để thuyết minh về rủi ro ngoại tệ thỏa mãn yêu cầu của Thông tư 210/2009/TT- BTC, tổ chức cần phải định lượng được ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức do sự biến động tỷ giá của các khoản mục tiền tệ tại ngày lập báo cáo tài chính và trình bày sự ảnh hưởng này trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Ví dụ minh họa:

Giả sử tổ chức có các thơng tin sau:

31.12.2011

Số tiền gốc ngoại tệ

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng

Số tiền quy đổi VNĐ Phải trả (USD) 1.000.000 20.828 20.828.000.000

Phải thu EUR 1.500.000 27.282 40.923.435.000

31.12.2010

Phải trả (USD) 1.500.000 18.932 28.398.000.000

Phải thu EUR 2.000.000 27.460 54.920.000.000

Giả sử thông tin về biến động tỷ giá như sau:

Năm USD EUR

% VND % VND

Năm 2012 10% 1.896 9% 2.817

Năm 2011 6% 1.136 6% 1.642

Với giả định này tổ chức xác định được biến động chi phí như sau:

Năm 2011 Năm 2010

Phải trả 1.896.000.000 1.703.880.000

Phải thu 4.225.065.000 3.283.128.000

Với số liệu này, tổ chức sẽ thuyết minh độ nhạy với lãi suất như sau:

Với giả định là các biến số khác không thay đổi, bảng dưới đây thể hiện độ nhạy của lợi nhuận trước thuế của tổ chức (do sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả) đối với các thay đổi có thể xảy ra ở mức độ hợp lý của tỷ giá EUR, Đô la Mỹ. Rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái với các loại ngoại tệ khác của Công ty là không đáng kể.

Thay đổi tỷ giá EUR Thay đổi tỷ giá US$

Ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế VNĐ 2011 10% 9% 2.329.065.000 -10% -9% (2.329.065.000) 2010 6% 6% 1.579.248.000 -6% -6% (1.579.248.000)

3.3.2.3.3. Rủi ro về giá cổ phiếu

Để thuyết minh rủi ro về giá cổ phiếu, tổ chức phải xác định ảnh hưởng đến báo cáo tài chính do sự biến động của giá cổ phiếu của các khoản đầu tư của tổ chức tại ngày lập báo cáo tài chính đến kết quả hoạt động của cơng ty và trình bày ảnh hưởng này trên thuyết minh báo cáo tài chính.Giả sử vào ngày 31 tháng 12 năm 2010 và 31 tháng 12 năm 2011 tổ chức có danh mục đầu tư cổ phiếu như sau:

Năm 2011

Số lượng

cổ phiếu Giá hiện tại Giá trị hợp lý Biến đổi 10% NH TMCP Phương Đông 7.000.000 7.833 54.831.000.000 5.483.100.000 NH TMCP Đông Á 4.000.000 9.767 39.068.000.000 3.906.800.000 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam 8.000.000 18.760 150.080.000.000 15.008.000.000 Tổng Công ty Bảo

Hiểm Việt Nam 1.000.000 43.900 43.900.000.000 4.390.000.000 Công ty CP Bảo hiểm

Dầu khí Việt Nam 500.000 17.100 8.550.000.000 855.000.000 Cơng ty DL Dầu khí

Phương Đông 1.500.000 3.200 4.800.000.000 480.000.000 Công ty CP Chứng

khoán Đại việt 2.000.000 2.967 5.934.000.000 593.400.000

Năm 2010

Số lượng

cổ phiếu Giá hiện tại Giá trị hợp lý Biến đổi 10% NH TMCP Phương Đông 6.000.000 5.000 30.000.000.000 3.000.000.000 NH TMCP Đông Á 3.000.000 8.033 24.100.000.000 2.410.000.000 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam 9.000.000 14.300 128.700.000.000 12.870.000.000 Tổng Công ty Bảo

Hiểm Việt Nam 1.100.000 41.000 45.100.000.000 4.510.000.000 Công ty CP Bảo hiểm

Dầu khí Việt Nam 2.000.000 18.500 37.000.000.000 3.700.000.000 Công ty DL Dầu khí

Phương Đơng 1.500.000 3.200 4.800.000.000 480.000.000 Công ty CP Chứng

khoán Đại việt 1.800.000 2.933 5.280.000.000 528.000.000

Tổng cộng 274.980.000.000 27.498.000.000

Với những thông tin này tổ chức thuyết minh về rủi ro giá cổ phiếu như sau:

Tại ngày lập báo cáo tài chính, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư vào cổ phiếu của tổ chức là 307.163.000.000 VNĐ (ngày 31 tháng 12 năm 2010: 274.980.000.000 VNĐ). Nếu giá của các cổ phiếu này giảm 10% thì lợi nhuận của Cơng ty sẽ giảm khoảng 30.716.300.000 VNĐ (ngày 31 tháng 12 năm 2010: 27.498.000.000 VNĐ), phụ thuộc vào việc giảm giá trị này có đáng kể hoặc kéo dài hay không. Nếu giá của các cổ phiếu này tăng lên 10%, lợi nhuận sau thuế của tổ chức sẽ tăng lên khoảng 30.716.300.000 VNĐ (ngày 31 tháng 12 năm 2010: 27.498.000.000 VNĐ).

3.3.2.4. Ban hành hướng dẫn kế toán trái phiếu chuyển đổi trong trường hợp

chuyển đổi trước thời hạn hoặc mua lại trái phiếu chuyển đổi Chuyển đổi trước thời hạn

Trong một số trường hợp tổ chức phát hành mong muốn việc chuyển đổi được diễn ra trước thời hạn quy định nhằm cải thiện cơ cấu nợ hoặc giảm bớt chi phí lãi vay. Để thuyết phục tổ chức nắm giữ đồng ý việc chuyển đổi trước thời hạn, tổ chức nắm giữ thường phải phải đề xuất chi thêm tiền hoặc cổ phiếu. Tổ chức phát hành phải ghi nhận

khoản chi thêm này theo vào chi phí trong kỳ theo giái trị hợp lý của các chứng khoán phát hành hoặc các khoản khác vì khi nhà phát hành thanh tốn thêm để khuyến khích chuyển đổi, việc thanh tốn này là cho một dịch vụ (trái chủ thực hiện chuyển đổi tại một thời điểm nhất định) và cần ghi nhận là chi phí.

Minh họa bằng ví dụ điều chỉnh các điều khoản của cơng cụ tài chính chuyển đổi để tạo ra sự chuyển đổi sớm

Ngày 1/1/20X0, công ty A phát hành giấy nhận nợ có thể chuyển đổi, lãi suất là 10%/năm, mệnh giá 1.000, đáo hạn ngày 31/12/20X9 (kỳ hạn 10 năm). Giấy nhận nợ này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của cơng ty A tại giá chuyển đổi là 25/cổ phiếu. Lãi suất được trả nửa năm một lần bằng tiền (6 tháng 1 lần trả lãi). Ngày 1/1/20X1, để những người nắm giữ giấy nhận nợ này chuyển đổi sớm, công ty A đã giảm giá chuyển đổi là 20 nếu giấy nhận nợ được chuyển đổi trước ngày 1/3/20X1 (ví dụ trong phạm vi 60 ngày). Cho rằng giá thị trường của cổ phiếu thường công ty A vào ngày điều khoản được điều chỉnh là 40/ cổ phiếu. Giá trị hợp lí của khoản chênh lệch tiền lãi phải trả của cơng ty A được tính như sau:

Số lượng cổ phiếu thường được phát hành cho những người nắm giữ giấy nhận nợ dưới các điều khoản chuyển đổi đã chỉnh sửa

Tổng mệnh giá 1.000

Giá chuyển đổi mới /20 mỗi cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu thường phát hành cho việc chuyển đổi 50 cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu thường phát hành cho những người nắm giữ giấy nhận nợ chuyển đổi dưới các điều khoản chuyển đổi ban đầu:

Tổng mệnh giá 1.000

Giá chuyển đổi ban đầu /25 mỗi cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu thường phát hành cho việc chuyển đổi 40 cổ phiếu => Số lượng cổ phiếu phát hành gia tăng cho việc chuyển đổi 10 cổ phiếu Giá trị của các cổ phiếu thường phát hành gia tăng cho việc chuyển đổi:

40/cổ phiếu * 10 cổ phiếu gia tăng = 400

Khoản chênh lệch gia tăng 400 được ghi nhận như là một khoản lãi hoặc lỗ.

Mua lại trái phiếu chuyển đổi trước thời hạn

Khi tổ chức quyết định việc mua lại trái phiếu chuyển đổi trước khi đáo hạn thì tổ chức sẽ sử dụng phương pháp phân để phân bổ số tiền thanh toán để mua lại theo phương pháp đã được sử dụng khi trái phiếu chuyển đổi được phát hành. Trước hết, tổ chức cần xác định giá trị hợp lý của thành phần nợ của trái phiếu chuyển đổi tại ngày mua lại, sau đó lấy giá trị hợp lý của trái phiếu chuyển đổi đã phát hành trừ giá trị hợp lý của thành phần nợ để có được giá trị của thành phần vốn chủ sở hữu. Sau khi phân bổ thì khoản chênh lệch giữa giá trị của thành phần nợ được phân bổ và giá trị ghi sổ của khoản nợ được ghi nhận là lãi hay lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh và khoản liên quan đến thành phần vốn được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

Minh họa trường hợp mua lại trái phiếu chuyển đổi trước thời hạn

Ngày 1/1/2011, công ty A phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi, lãi suất là 10%/năm, mệnh giá 2.000.000 USD, đáo hạn ngày 31/12/2016 (kỳ hạn 6 năm). Giấy nhận nợ này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty A tại giá chuyển đổi là 20 USD/mỗi cổ phiếu. Lãi suất được trả hàng năm. Vào ngày phát hành, cơng ty A có thể phát hành trái phiếu không chuyển đổi với kỳ hạn 6 năm với tỷ lệ lãi suất 9%/năm.

Với thơng tin này thì lãi suất phải trả hàng năm của công ty là: 2000.000 * 10% = 100.000 USD

Trong báo cáo tài chính của cơng ty A, giá trị ghi sổ của giấy nhận nợ được phân chia vào ngày phát hành như sau:

Thành phần nợ:

Giá trị hiện tại của các khoản lãi vay phải trả: 4,48592 * 100.000 = 448.592 Giá trị hiện tại của khoản nợ gốc phải trả: 2000.000 * 0,59626 = 1.192.520 Tổng thành phần nợ: 448.592 + 1.192.520 = 1.641.112

Thành phần vốn: 2.000.000 - 1.641.112 = 358.888

Vào ngày 31.12.2013, trái phiếu của Cơng ty có giá trị hợp lý 2.200.000. Cơng ty đề nghị mua lại trái phiếu này và được chấp nhận. Tại thời điểm này, Cơng ty A có thể phát hành trái phiếu không chuyển đổi với kỳ hạn 3 năm với lãi suất 7%/năm.

Với dữ liệu này, Công ty xác định được giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của thành phần nợ bằng cách chiết khấu tiền lãi phải trả và nợ gốc với lãi suất 9%/năm và 7%/năm.

Xác định giá trị ghi sổ

Giá trị ghi sổ của thành phần nợ:

Giá trị hiện tại của lãi suất phải trả: 2,25313 * 100.000 = 225.313 Giá trị hiện tại của nợ gốc: 2.000.000 * 0,772183 = 1.544.367 Tổng thành phần nợ: 225.313 + 1.544.367 = 1.769.680

Thành phần vốn: 358.888

Giá trị ghi sổ: 1.769.680 + 358.888 = 2.128.568

Xác định giá trị hợp lý

Giá trị hiện tại của của lãi suất phải trả: 2,62432 * 100.000 = 262.432 Giá trị hiện tại của nợ gốc: 2.000.000 * 0,81630 = 1.632.596

Tổng thành phần nợ: 262.432+1.632.596 = 1.895.028 Thành phần vốn: 2.200.000 - 1.895.028 = 304.972 Công ty sẽ ghi nhận nghiệp vụ này như sau:

Thành phần nợ

Nợ trái phiếu phải trả 1.769.680

Nợ chi phí 125.348

Có tiền 1.895.028

Thành phần vốn

Nợ trái phiếu phải trả 304.972

Có tiền 304.972

Ghi nhận nghiệp vụ mua lại thành phần vốn

3.3.2.5. Hướng dẫn kế toán về giao dịch quyền chọn cổ phiếu của tổ chức phát

hành

Hiện nay nghiệp vụ mua bán quyền chọn cổ phiếu của tổ chức phát hành đã được sử dụng một số doanh nghiệp, tuy nhiên đến thời điểm này, chế độ kế tốn Việt Nam chưa có bất kỳ một văn bản nào hướng dẫn nghiệp vụ này.

Các nghiệp vụ mua bán quyền chọn bao gồm: Phát hành quyền chọn mua;

Mua quyền chọn mua;

Phát hành quyền chọn bán; và Mua quyền chọn bán

Quyền chọn có thể được thực hiện theo ba hình thức: Thanh tốn bằng số tiền thuần;

Thanh toán bằng số cổ phiếu thuần; và

Thanh toán bằng số cổ phiếu quy định trong hợp đồng quyền chọn

Mỗi loại nghiệp vụ đối với quyền chọn khác nhau và cách thức tổ chức thanh toán quyền chọn sẽ dẫn đến cách xử lý kế toán khác nhau. Nguyên tắc để quyết định khi nào hợp đồng quyền chọn là tài sản hay nợ phải trả hay một công cụ vốn phụ thuộc vào cách mà công cụ phái sinh này được thực hiện. Nếu công cụ này được thực hiện bằng cách trao đổi một số cổ phiếu của công ty đổi lại một số tiền cố định hoặc một tài sản tài chính khác thì cơng cụ phái sinh này được gọi là công cụ vốn. Những thay đổi trong giá trị hợp lý của những công cụ này khơng được ghi nhận trên báo cáo tài chính.

Tất cả những loại công cụ phái sinh khác dựa trên cổ phiếu của công ty được thực hiện dựa trên cơ sở thuần của tiền, tài sản tài chính khác hoặc bằng chính cơng cụ vốn của tổ chức thì được phân loại là tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính.

3.3.2.5.1. Phát hành quyền chọn mua

Trường hợp thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán trên cơ sở số tiền thuần hoặc bàn giao số cổ phiếu thuần

Khi phát hành quyền chọn tổ chức ghi nhận tiền thu được từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn và nợ phải trả phát sinh từ việc phát hành quyền chọn

Nợ Tiền

Có Nợ phải trả quyền chọn

Thu tiền từ việc phát hành quyền chọn bán

Tại thời điểm lập báo cáo, kế toán đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn và ghi nhận lãi lỗ từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn.

Nếu phát sinh lãi thì ghi Nợ Nợ phải trả quyền chọn

Có Lãi từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn

Ghi nhận lãi do đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn Nếu phát sinh lỗ thì ghi

Nợ Lỗ từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn Có Nợ phải trả quyền chọn

Ghi nhận lỗ do đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn

Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức xác định lãi lỗ của hợp đồng quyền chọn tại ngày đáo hạn và ghi nhận khoản lãi lỗ này như bút tốn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó tổ chức xác định số tiền phải trả về hợp đồng quyền chọn nếu hợp đồng quyền chọn quy định thanh toán trên cơ sở tiền thuần hoặc số cổ phiếu thuần phải bàn

giao cho bên mua quyền chọn nếu hợp đồng quyền chọn quy định thanh toán trên cơ sở số cổ phiếu thuần.

Tổ chức ghi nhận:

Nợ Nợ phải trả quyền chọn Có Tiền

Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán số tiền thuần Nợ Nợ phải trả quyền chọn

Có Nguồn vốn

Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán số cổ phiếu thuần

Trường hợp thực hiện bằng cách giao số lượng cổ phiếu trên hợp đồng quyền chọn

Khi phát hành quyền chọn tổ chức ghi nhận tiền thu được từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn

Nợ Tiền Có Nguồn vốn

Thu tiền từ việc phát hành quyền chọn bán

Tại ngày lập báo cáo tổ chức khơng ghi nhận gì do khơng có nghiệp vụ nhận thêm tiền hoặc bàn giao cổ phiếu.

Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức ghi nhận số tiền thu được từ nghiệp vụ bán cổ phiếu

Nợ Tiền Có Nguồn vốn

3.3.2.5.2. Mua quyền chọn mua

Trường hợp thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán trên cơ sở số tiền thuần hoặc bàn giao số cổ phiếu thuần

Khi chi tiền để mua quyền chọn mua cổ phiếu, tổ chức ghi nhận nghiệp vụ mua quyền chọn

Nợ Tài sản quyền chọn Có Tiền

Chi tiền để mua hợp đồng quyền chọn

Tại ngày lập báo cáo tài chính, tổ chức đánh giá lại hợp đồng quyền chọn và ghi nhận lãi lỗ từ nghiệp vụ mua quyền chọn mua cổ phiếu

Nếu phát sinh lãi thì ghi Nợ Tài sản quyền chọn

Có Lãi từ nghiệp vụ mua quyền chọn

Ghi nhận lãi do đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn Nếu phát sinh lỗ thì ghi

Nợ Lỗ từ nghiệp vụ mua quyền chọn Có Tài sản quyền chọn

Ghi nhận lỗ do đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn

Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức xác định lãi lỗ của hợp đồng quyền chọn tại ngày đáo hạn và ghi nhận khoản lãi lỗ này như bút tốn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó tổ chức xác định số tiền thu được về hợp đồng quyền chọn nếu hợp đồng quyền chọn quy định thanh toán trên cơ sở tiền thuần hoặc số cổ phiếu thuần nhận về từ bên phát hành quyền chọn nếu hợp đồng quyền chọn quy định thanh toán trên cơ sở số cổ phiếu thuần.

Nợ Tiền

Có Tài sản quyền chọn

Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán số tiền thuần Nợ Nguồn vốn

Có Tài sản quyền chọn

Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán số cổ phiếu thuần

Trường hợp quyền chọn được thực hiện bằng cách mua lại số lượng cổ phiếu được quy định trong hợp đồng quyền chọn

Khi chi tiền để mua lại quyền chọn mua cổ phiếu, tổ chức ghi nhận nghiệp vụ mua quyền chọn

Nợ Nguồn vốn Có Tiền

Chi tiền để mua hợp đồng quyền chọn

Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức ghi nhận số tiền phải thanh toán để mua lại số cổ phiếu được quy định trong hợp đồng quyền chọn

Nợ Nguồn vốn Có Tiền

Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách chi tiền để mua số cổ phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện kế toán theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)