Xu hướng hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế ở trên thế giới và kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện kế toán theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

1.2.4.3 .Quy định về giá trị sau ghi nhận lần đầu của nợ phải trả tài chính

1.3. Xu hướng hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế ở trên thế giới và kinh nghiệm

nghiệm ở một số nước

Hiện nay quá trình hội nhập kế tốn quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, theo số liệu thống kê từ http://www.ifrs.com/ đã có hơn 120 quốc gia cho phép hoặc yêu cầu áp dụng IFRS cho các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn trong nước và hơn 90 quốc gia áp dụng toàn bộ IFRS. Từ những năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có chiến lược hội nhập kế toán. EU đã áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế được IASC ban hành với mục đích thiết lập chuẩn mực được chấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu. Tháng 6 năm 2000, EU đã đề nghị các cơng ty niêm yết lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IAS/IFRS nhưng từng IAS/IFRS phải được xác nhận và thông qua luật tổ chức EU theo qui trình tổ chức riêng biệt. Ở Mỹ, hoạt động hướng tới hội tụ của Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính của Mỹ (FASB) từ những năm 2002 - 2004 phải kể đến là thỏa hiệp Norwalk giữa IASB và FASB để phát triển chuẩn mực chất lượng cao.

Thỏa hiệp đã nhất trí các nội dung cơ bản là tiếp tục hợp tác trong tương lai; thực hiện những dự án chung; hạn chế những khác biệt giữa nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (US GAAP) và IAS/IFRS. Ở Úc, chuẩn mực kế toán đã được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2005. Ở Trung Quốc, Bộ Tài chính đã chấp nhận xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán mới theo hướng hội tụ kế toán quốc tế trên cơ sở IAS/IFRS gồm 38 chuẩn mực kế tốn có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007. Việc chuyển đổi chuẩn mực Trung Quốc gần với IAS/IFRS nhưng chuẩn mực mới không phải dịch lại theo IAS/IFRS mặc dù vẫn dựa trên nền tảng, nguyên tắc cơ bản. Nhìn chung, xét về hệ thống chuẩn mực, chuẩn mực kế tốn Trung Quốc đã hình thành trên nền tảng của IAS/IFRS. Ở các nước láng giềng Đơng Nam Á, q trình hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế cũng diễn ra mạnh mẽ như sau:

Singapore: gần như áp dụng toàn bộ IFRS;

Malaysia: đã áp dụng cho các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, phần cịn lại dự tính áp dụng từ tháng 1 năm 2012.

Philippines: áp dụng IFRS có điều chỉnh cho phù hợp; Thái Lan: chuyển đổi sang IFRS giai đoạn 2011 và 2013; Campuchia: áp dụng IFRS từ 2012;

Indonesia: kế hoạch chuyển đổi sang IFRS từ 2012; Lào: áp dụng IFRS nếu được chấp thuận bởi chính phủ.

Như vậy các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế nói chung và chuẩn mực kế tốn quốc tế về cơng cụ tài chính nói riêng trong việc lập trình báy báo cáo tài chính và việc áp dụng này được tiến hành theo hướng chia theo khu vực niêm và không niêm yết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuẩn mực kế tốn quốc tế về cơng cụ tài chính bao gồm: IFRS 7, IFRS 9 (sẽ thay thế IAS 39), IAS 32, IAS 39 đưa ra các hướng dẫn về đo lường, ghi nhận, trình bày và thuyết minh các thơng tin về cơng cụ tài chính. Các nước trên thế giới khi xây dựng hệ thống chuẩn mực kế tốn trong nước nói chung và cơng cụ tài chính nói riêng thường xây dựng dựa trên nền tảng chuẩn mực kế toán quốc tế và theo hướng hội tụ với chuẩn mực kế tốn quốc tế. Ngồi ra khi xây dựng áp dụng chuẩn mực mới, các nước thường chia thành từng bộ phận, khu vực rồi tiến hành áp dụng theo từng bộ phận khu vực. Xuất phát từ kinh nghiệm, thực tiễn ở các nước này, Việt Nam có thể xây dựng, hoàn thiện chế độ kế tốn Việt Nam về cơng cụ tài chính theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế tốn quốc tế nhằm hịa nhập với xu thế chung là hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế đồng thời xây dựng cho mình một lộ trình áp dụng thích hợp theo hướng chia các doanh nghiệp ra thành ba bộ phận, doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng lớn và phần còn lại.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ CƠNG CỤ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện kế toán theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)