Điều kiện cấp tín dụng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 68 - 73)

Điều

kiện Nội dung

Đối tượng khách hàng

Đối tượng 1: 100% số tiền cấp tín dụng (bao gồm dư nợ gốc, lãi, phí)

được bảo đảm bằng số dư tiền gửi tại BIDV, GTCG do BIDV phát hành (trừ cổ phiếu)..

Đối tượng 2:

 Xếp hạng theo bộ chỉ tiêu có đủ BCTC từ BB+ trở lên đối với khách hàng hiện hữu hoặc từ BBB trở lên đối với khách hàng mới

 Sản xuất, kinh doanh có lãi trong năm liền kề.

 Khách hàng khơng có nợ q hạn từ 10 ngày trở lên tại BIDV, khơng có nợ nhóm 2 tại các TCTD trong 01 năm gần nhất, khơng có nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC trong 03 năm tại các TCTD.

 Khách hàng có BCTC minh bạch, doanh thu chuyển về tài khoản mở tại BIDV tối thiểu bằng doanh số cho vay.

 100% dư nợ vay/dư cam kết có TSBĐ có hệ số TSBĐ≥ 0,7.

Đối tượng 3: điều kiện tương tự đối tượng 2 nhưng tỉ lệ TSBĐ tối

thiểu bằng chính sách cấp tín dụng hiện hành của BIDV. Phương

thức cấp tín dụng

 Bảo lãnh.

 Cho vay ngắn hạn bổ sung Vốn lưu động theo món hoặc hạn mức.

 Cho vay đầu tư TSCĐ. Giới

hạn cấp tín dụng

 Đối tượng 1: mức cho vay/bảo lãnh tối đa bằng 100% giá trị TSBĐ và không vượt quá thẩm quyền cao nhất của Chi nhánh theo quy định hiện hành của BIDV đối với trường hợp đảm bảo 100% bằng tiền gửi tại BIDV/GTCG do BIDV phát hành và phải đảm bảo thu hồi đủ gốc, lãi, phí.

 Đối tượng 2: Tổng giới hạn cấp tín dụng của khách hàng tại BIDV tối đa 50 tỷ đồng (trong đó cho vay đầu tư TSCĐ tối đa 10 tỷ

đồng/khách hàng).

 Đối tượng 3: Tổng giới hạn cấp tín dụng của khách hàng tại BIDV tối đa 30 tỷ đồng (trong đó cho vay đầu tư TSCĐ tối đa 05 tỷ

đồng/khách hàng). Thời gian cấp tín dụng Tối đa 60 tháng Hồ sơ cấp tín dụng

 Đối tượng 1: Các hồ sơ pháp lý cơ bản, khơng cần báo cáo tài chính

 Đối tượng 2, 3: Báo cáo tài chính 02 năm (thay vì 03 năm), Chi nhánh quyết định việc cung cấp báo cáo liệt kê các khoản phải thu, phải trả, báo cáo cơng nợ tại các TCTD. Có mẫu biểu cho KH điền.

(Nguồn: Sổ tay sản phẩm KHDNNVV của BIDV)

Với những đặc điểm đặc thù của DNNVV, trước đây các NHTMCP (trong đó có BIDV) thường đánh giá đây là đối tượng KH có mức rủi ro cao, các món vay nhỏ lẻ, đối tượng KH phân tán, chi phí thẩm định, giám sát và thu hồi nợ cao, theo đó khơng chú trọng phát triển mảng KH này. Bên cạnh đó việc thẩm định và kiểm sốt rủi ro đối với khu vực DNNVV bị hạn chế do sự bất cập từ sự bất cân xứng thông tin. Hiểu biết về DNNVV chủ yếu đến từ việc tiếp xúc và tìm hiểu DN trực tiếp. Trong điều kiện hiện tại, các kênh thông tin như Hiệp hội ngành nghề, Hiệp hội DN, cơ quan thuế, cổng thông tin DN,... chưa thực sự phát triển và phát huy hiệu quả. Do đó, Chi nhánh sẽ khó hơn trong việc nắm bắt đúng thực trạng hoạt động của DN, đưa ra quyết định cho vay phù hợp và kiểm soát rủi ro chặt chẽ đối với đối tượng KH này. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động của nền kinh tế, BIDV Nam Đồng Nai nhận thấy rủi ro phụ thuộc vào phân khúc KH lớn và sự lớn mạnh của phân khúc KHDNNVV, hiện nay quan điểm, nhận thức, định hướng của BIDV nói chung và của BIDV Nam Đồng Nai nói riêng thì việc phát triển KHDNNVV là trọng tâm. Do đó rất cần có những giải pháp để gỡ được nút thắt này cho DNNVV.

Mặt làm tốt: So với điều kiện cấp tín dụng đối với KH tổ chức nói chung,

điều kiện này có những ưu điểm như sau: (i) tiết giảm hồ sơ vay vốn; (ii) giảm tầng nấc trung gian xét duyệt cấp tín dụng; (iii) mở rộng thẩm quyền phán quyết không qua thẩm định rủi ro.

Mặt hạn chế:

Về chính sách cấp tín dụng đối với DN mới thành lập (DN khởi nghiệp): Các DNNVV mới thành lập thường gặp khó khăn về thiếu TSBĐ, thiếu vốn tự có trong khi đó chính sách cấp tín dụng hiện hành của BIDV cho DN mới thành lập còn khá chặt chẽ, DNNVV khó đáp ứng (đối với cho vay bổ sung vốn lưu động/bảo lãnh DN phải có tối thiểu 20% VCSH tham gia phương án, tỉ lệ TSBĐ tối thiểu 80 - 100%; đối với cho vay đầu tư dài hạn VCSH của KH tối thiểu 40% - 50% tổng mức đầu tư dự án và ngoài tài sản hình thành từ vốn vay, KH phải có TSBĐ khác tối thiểu 20 - 40% dư nợ vay đầu tư dự án). Điều này làm hạn chế phát triển quan hệ đối với các DN mới, DN tiềm năng trong khi chủ trương của Nhà nước/BIDV đang hướng đến hỗ trợ DN khởi nghiệp tiếp cận vốn tín dụng => đây là nguồn KH tiềm năng hứa hẹn sẽ dễ dàng trở thành KH trung thành, truyền thống nếu chúng ta tiếp cận, hỗ trợ ngay từ ban đầu.

Về Xếp hạng tín dụng nội bộ: Hiện nay, hệ thống định hạng tín dụng DN phải sử dụng BCTC kiểm toán hoặc báo cáo thuế tuy nhiên với đặc thù của DNNVV, rất ít DN có BCTC kiểm tốn, cịn đối với BCTC thuế thường khơng phản ánh chính xác năng lực hoạt động và tài chính của DN.

Các điều kiện cấp tín dụng đã có dấu hiệu nới lỏng tuy nhiên vẫn bị cạnh tranh so với các NHTMCP.

Nguyên nhân:

DNNVV có trình độ quản lý yếu kém, trình độ lao động thấp, thông tin kém minh bạch. Các DNNVV có dịng tiền khơng rõ ràng do đa số các giao dịch thanh toán chủ yếu sử dụng bằng tiền mặt gây khó khăn cho cơ quan nhà nước cũng như Ngân hàng trong việc kiểm sốt dịng tiền và kiểm tra sử dụng vốn vay của các TCTD. Các DNNVV chưa đánh giá cao việc cập nhật thông tin hoạt động và hạch toán kế toán theo quy định, thường nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng chậm, số liệu thiếu chính xác, mang tính đối phó cao, chưa có kiểm tốn độc lập do đó ảnh hưởng đến q trình đánh giá và thẩm định hồ sơ vay vốn. Các tài sản để bảo đảm

cho khoản vay không phù hợp với quy định, tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản không minh bạch.

Về phía các TCTD gặp nhiều khó khăn, thách thức khi cấp tín dụng cho DNNVV. DNNVV thường có tâm lý ngại hồn thiện thủ tục vay vốn do thói quen, do thiếu năng lực quản lý, thiếu hiểu biết về tài chính và thủ tục vay vốn. Chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV cịn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả trong trợ giúp DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, vì vậy chưa khuyến khích được các DNNVV tìm đến các TCTD cho vay có bảo lãnh.

2.5.2.4 RES4: Lãi suất vay vốn ƣu đãi và có tính cạnh tranh cao

Đánh giá thực trạng:

BIDV Nam Đồng Nai đã triển khai lãi suất ưu đãi có giới hạn trần nhưng cơ chế bán vốn của TSC thay đổi liên tục, không đảm bảo NIM (Net Interest Margin – Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) định hướng kế hoạch làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh của CN. Vì vậy, BIDV Nam Đồng Nai phải cân đối, tính tốn để áp dụng mức lãi suất phù hợp cho từng phân khúc và đối tượng trên tổng hịa lợi ích dẫn đến trường hợp mất KH do lãi suất không cạnh tranh. Thậm chí, lãi suất cho vay KH DNNVV hiện tại cao hơn các Chi nhánh BIDV khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do các Chi nhánh khác chấp nhận mức NIM thấp để thu hút số lượng KH lớn. Các chương trình/gói tín dụng đã có ưu đãi về lãi suất, phí tuy nhiên điều kiện áp dụng có sự khác biệt lớn, chặt chẽ hơn các Ngân hàng khác dẫn đến thiếu tính cạnh tranh so với một số Ngân hàng khác trên địa bàn, đặc biệt là Vietinbank, VCB,......

Do tình hình cạnh tranh trên thị trường lớn, các ngân hàng có xu hướng giảm lãi suất cho vay để đảm bảo khả năng cạnh tranh, thu nhập mang lại từ lãi vay có xu hướng giảm. Một giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng là KH tăng cường sử dụng các dịch vụ tiền gửi, dịch vụ thanh toán, thực hiện chuyển doanh thu về tài khoản tiền gửi tại ngân hàng kèm theo hoạt động tín dụng. Ngân hàng có thể

giảm lãi suất cho vay nhưng phải bảo đảm được tổng hịa lợi ích trong giao dịch với ngân hàng.

Thời gian của các gói tín dụng/chương trình ưu đãi về lãi suất, phí đa dạng, linh hoạt (áp dụng ưu đãi cho một khoảng thời gian đầu của khoản vay) nhưng KH vẫn thích lãi suất cố định suốt thời hạn vay vì tâm lý sợ khi điều chỉnh sẽ cao đột biến hoặc có tiền mà khơng trả được nợ, vì vậy các gói tín dụng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả.

Mặt làm tốt

Thực hiện công bố lãi suất theo đúng quy định của BIDV, không vi phạm sàn lãi suất tín dụng, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

KH được phép trả nợ trước hạn mà khơng bị tính phí phạt, yếu tố này thực sự rất cạnh tranh so với các NHTMCP khác, tuy nhiên cũng đem lại rủi ro cho Chi nhánh trong trường hợp KH có nhu cầu trả nợ trước hạn với giá trị lớn làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của CN.

Mặt hạn chế: Lãi suất vay vốn cao hơn so với mặt bằng chung của các Ngân

hàng trên địa bàn, thậm chí cao hơn các BIDV tại Đồng Nai.

Nguyên nhân

Các chỉ tiêu kinh doanh mà TSC yêu cầu cao đòi hỏi Chi nhánh phải nâng lãi suất cho vay để đảm bảo hồn thành kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, chưa có các điều kiện ràng buộc để tính tốn sao cho tổng hịa lợi ích trên KH vẫn đảm bảo mà lãi suất áp dụng cho KH vẫn ưu đãi để tránh mất KH vào tay đối thủ cạnh tranh.

Do sự canh tranh gay gắt, chính sách giảm lãi suất của các NHTMCP trên địa bàn đã lôi kéo khá nhiều KH đã giao dịch tại CN.

2.5.3 Nhóm nhân tố Sự đảm bảo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 68 - 73)