Bảng tổng hợp chi phí nhân viên làm thêm ngày thứ 7

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 86 - 93)

Đơn vị tính: đồng Số lƣợng Hệ số lƣơng bảo hiểm Hệ số lƣơng vị trí Tổng chi phí

Ban Giám đốc Phó giám đốc 1 11,72 10,12 2.150.036

Phòng GDKH Nhân viên 2 2,62 2,48 1.019.855 Lãnh đạo phòng 1 5,86 5,06 1.075.018 Phòng KHCN Nhân viên 1 2,62 2,48 509.927 Lãnh đạo phòng 1 5,86 5,06 1.075.018 Phòng KHDN Nhân viên 1 2,62 2,48 509.927 Lãnh đạo phòng 1 5,86 5,06 1.075.018 Phòng QTTD Nhân viên 1 2,62 2,48 509.927 Lãnh đạo phòng 1 5,86 5,06 1.075.018 Phòng dịch vụ

kho quỹ Nhân viên 1 2,62 2,48 509.927

Phòng QLNB Lãnh đạo phòng 1 5,86 5,06 1.075.018

Tổng chi phí 10.584.689

(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp)

Với các chi phí khác như: điện, nước, bảo vệ... khoảng: 8.000.000 Tổng chi phí cho ½ ngày làm việc thứ 7 khoảng 18.584.689 đồng.

Lợi ích của giải pháp: đáp ứng được nhu cầu của những KH không sắp xếp

được thời gian giao dịch trong ngày làm việc thông thường, thêm nhiều lựa chọn về thời gian giao dịch cho khơng chỉ KHDNNVV mà cịn cho những KHCN.

Đánh giá tính khả thi: Giải pháp này được Ban lãnh đạo BIDV Nam Đồng

Nai đánh giá khơng có tính khả thi do thói quen làm việc từ những ngày đầu thành lập và tâm lý chung của các CB CNV BIDV Nam Đồng Nai. Dựa trên kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm khảo sát chuyên gia đánh giả tổng thể giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về không thật sự hiệu quả và khơng phù hợp với văn hóa chung của BIDV trên toàn hệ thống.

3.2.1.3 Nghiên cứu bố trí mạng lƣới kinh doanh hợp lý

Giải pháp: Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung và của tỉnh

Đồng Nai nói riêng, BIDV Nam Đồng Nai phải tính đến tính hiệu quả về lâu dài trong công tác phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh, trong đó có nghiên cứu, khảo sát đối với nhóm KH mục tiêu là DNNVV trên địa bàn để phát huy hiệu quả hoạt động, tránh lãng phí nguồn lực và cạnh tranh nội bộ không cần thiết: theo hướng bố trí mạng lưới PGD bám các khu công nghiệp dành cho DNNVV trong thời gian tới theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Theo đó, giải pháp tác giả đặt ra là Khảo sát thực trạng và xu hướng phát triển đối với thị trường DNNVV tại Đồng Nai. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng phục vụ phân khúc thị trường DNNVV của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Đồng Nai để tìm hiểu được vị trí thích hợp bố trí mạng lưới đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn lực triển khai: Phòng QLNB kết hợp với lãnh đạo Phòng KHDN. Tham khảo ý kiến từ các thành viên trong Tổ xây dựng cơ bản và phát triển mạng lưới tại Chi nhánh.

Thời gian thực hiện: thực hiện ngay, định kì hàng tháng báo cáo kết quả cứu tìm hiểu thị trường, tham mưu cho Ban Giám đốc những phương án di dời hoặc mở rộng để sớm triển khai bố trí mạng lới kinh doanh phù hợp.

Lợi ích của giải pháp: Khi nghiên cứu được đầy đủ thông tin về nhu cầu phát triển thị trường của DNNVV và tìm hiểu được thực trạng phân khúc phục vụ KHDNNVV của đối thủ cạnh tranh, BIDV Nam Đồng Nai sẽ có những thay đổi trong việc bố trí các Phịng giao dịch phù hợp và thuận lợi đối với KHDNNVV.

Giám sát thực hiện giải pháp: Tổ trưởng tổ Xây dựng cơ bản và phát triển

mạng lưới sẽ chủ trì giám sát thực hiện các các nghiên cứu này. Định kì báo cáo lại với Ban giám đốc về tiến độ thực hiện và đề xuất những phương án khả thi trước khi họp bàn về việc bố trí lại vị trí các Phịng giao dịch sao cho hoạt động hiệu quả nhất.

Đánh giả tính khả thi: Giải pháp này được Ban lãnh đạo BIDV Nam Đồng

Nai đánh giá có tính khả thi cao do bên cạnh các hoạt động kinh doanh, việc nghiên cứu thị trường để có những bước đi lâu dài và quan trọng như xem xét bố trí mạng lưới kinh doanh là rất cần thiết.

3.2.2 Giải pháp cho nhóm nhân tố Sự đáp ứng:

3.2.2.1 Đề xuất những gói sản phẩm dành riêng cho địa bàn tỉnh Đồng Nai:

Giải pháp: Về mức độ đa dạng sản phẩm tín dụng, BIDV đã có một số những chương trình, sản phẩm tín dụng cho DNNVV, tuy nhiên yêu cầu khá chặt chẽ và chưa phù hợp với nhu cầu địa bàn do đó cần phát triển nhiều sản phẩm đặc thù để phù hợp hơn với địa bàn tỉnh Đồng Nai, điều này cần có sự phối hợp của các Chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với nhau. Các Chi nhánh BIDV cần họp bàn và thống nhất nhu cầu về tín dụng của nhóm KH này, song song đó cần cho thấy những lĩnh vực chủ yếu nào cần phải tập trung khai thác. Sau đó, trình xin ý kiến TSC. Sau khi xem xét và đánh giá trên nhiều khía cạnh, TSC sẽ thiết kế những chương trình, gói tín dụng dành cho địa bàn Đồng Nai giống như cách TSC đã làm đối với địa bàn khác: Gói tín dụng Trung dài hạn SMEs tại các Chi nhánh mới và ĐBSCL, Ươm mầm khởi nghiệp DNNVV tại Hà Nội,...đã được quy định trong sổ tay SMEs của Ban KHDNNVV.

BIDV cần thiết kế các sản phẩm/gói tín dụng ưu đãi với qui mơ phù hợp cho loại hình DNNVV. Xét về mặt lý thuyết cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc thiết kế và cung cấp các khoản Tín dụng phù hợp (thường là nhỏ) dành cho các DNNVV là một giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay khi qui mô của đa số DNNVV tại Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ.

Trong đó, các sản phẩm được thiết kế cần đa dạng trong các yếu tố sau đây để phù hợp với nhu cầu vay vốn và loại hình DN ở tỉnh Đồng Nai.

Bảng 3.4: Tổng hợp các yếu tố cần xem xét khi đề xuất những gói tín dụng cho BIDV địa bàn tỉnh Đồng Nai

STT Yếu tố Nội dung 1 Đối tượng KH Các KH hiện hữu Các KH mới Các KH là những DN khởi nghiệp 2 Ngành nghề

DN tham gia vào chuỗi sản xuất, chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản.

DN sản xuất công nghiệp phụ trợ cho ngành điện tử và cơ khí,.. DN kinh doanh xăng dầu, DN vận tải đường bộ, vận tải đường biển có tham gia vào chuỗi dịch vụ của DN có hoạt động xuất nhập khẩu

3 Mức lãi suất, phí dịch vụ

Mức ưu đãi lãi suất dựa trên quy mơ giao dịch

Ưu đãi tín dụng kèm theo các ưu đã về phí dịch vụ tài chính, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, ngân hàng điện tử...

4 Thời gian vay vốn

Cho vay ngắn hạn: đến 12 tháng;

Cho vay trung dài hạn: từ trên 01 năm đến 07 năm.

5 Giới hạn cấp tín dụng

- Biện pháp bảo đảm bằng tín chấp: Giới hạn TD được cấp tối đa 3 tỷ đồng hoặc 10% doanh thu hoặc tuỳ thuộc vào qui mơ gói/chương trình TD và chính sách KH của BIDV trong từng thời kỳ.

- Biện pháp bảo đảm bằng tài sản: Giới hạn TD được cấp tối đa 20 tỷ đồng hoặc tuỳ thuộc vào qui mơ gói/chương trình TD và chính sách KH của BIDV trong từng thời kỳ.

(Nguồn: tác giả đề xuất)

Nguồn lực triển khai:

Nhân lực: Lãnh đạo Phòng KHDN và Phó giám đốc khối Bán buôn của BIDV các chi nhánh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Thời gian thực hiện: Đầu quý 1 năm 2019 sau khi đã hoàn thành xong kế

hoạch kinh doanh năm 2018 và trong giai đoạn xác định kế hoạch kinh doanh cho năm 2019.

Lợi ích của giải pháp: cung cấp thêm nhiều lựa chọn hơn với những tiêu chí

phù hợp hơn với loại hình kinh doanh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thu hút thêm nhiều khách hàng mới, cùng cố và gia tăng thêm nhiều lựa chọn cho KH hiện hữu.

Giám sát thực hiện giải pháp: Giám đốc Chi nhánh sẽ trực tiếp theo dõi và

các đơn vị thực hiện có nhiệm vụ báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả của các cuộc họp về mức độ thống nhất giữa các Chi nhánh bằng văn bản. Trong đó trình bày những khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai. Giám đốc sẽ trực tiếp yêu cầu hỗ trợ từ TSC tham dự khi cần thiết.

Đánh giá tính khả thi: Giải pháp này được Ban lãnh đạo BIDV Nam Đồng

Nai đánh giá có tính khả thi do bên cạnh các cơ chế chính sách ngày càng mở của với DNNVV việc thiết lập các gói sản phẩm đặc thù cho tỉnh Đồng Nai thông qua sự hỗ trợ từ TSC là rất cần thiết. Việc làm này không chỉ nhận được sự hỗ trợ, chung tay khơng của BIDV mà cịn các cơ quan ban ngành trong tỉnh. Tác giả xét thấy giải pháp này có tính khả thi cao nhưng cần lộ trình dài và sự thống nhất lớn giữa các Chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh.

3.2.2.2 Rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ

Tuyển dụng thêm cán sự khốn gọn hỗ trợ phịng KHDN

Giải pháp

Giải pháp tác giả đưa ra là Chi nhánh tuyển thêm 2 cán sự khoán gọn để xử lý những cơng việc tại Phịng KHDN, công việc này khơng địi hỏi q nhiều kiến thức chuyên môn như: đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng hồ sơ, photo tài liệu, Scan hồ sơ... Tại BIDV Nam Đồng Nai đang có sử dụng nguồn lực này tại một số vị trí như : Phịng QTTD, phòng KHCN, tuy nhiên hiện chưa triển khai đến phòng

KHDN. Rất nhiều các Chi nhánh BIDV trên toàn quốc đã sử dụng nguồn lực này rất hiệu quả như: Chi nhánh Bình Dương, Chi nhánh Hồ Chí Minh, Chi nhánh Đơng Sài Gịn...Do đó, BIDV Nam Đồng Nai cần đánh giá giữa ưu và nhược điểm của hình thức này để đưa ra quyết định:

Ưu điểm:

+ Cán sự khốn gọn khơng thuộc biên chế, do đó nguồn nhân lực rất rẻ. + Cán sự có sự quyết tâm lớn trong công việc để trở thành Cán bộ chính thức + Cơng tác tuyển dụng khá đơn giản do Cán sự chỉ cần tốt nghiệp đại học khối

ngành kinh tế.

+ Các cán bộ chính thức có nhiều thời gian trong việc tăng nền KH và nâng cao chất lượng phục vụ KH.

Nhược điểm:

+ Tính an tồn thơng tin khơng cao nếu các sự khoán gọn nghỉ việc

+ Cán sự khoán gọn nghiệp vụ chuyên môn không tốt sẽ không trực tiếp giải quyết những nhu cầu của KH

Nguồn lực triển khai:

Nhân lực: Bộ phận Tổ chức hành chính thuộc phịng QLNB có nhiệm vụ đề xuất, xin ý kiến và đăng thơng tin tuyển dụng.

Chi phí thực hiện: với vị trí cán sự khốn hỗ trợ cơng việc tại Phịng KHDN mức lương khoán là 5 triệu đồng/tháng. Do đó tổng chi phí cho việc tuyển dụng thêm 2 cán sự là 10 triệu đồng/tháng.

Thời gian thực hiện: tháng 3 năm 2019 hoặc khi BIDV có đợt tuyển dụng

tập trung.

Lợi ích của giải pháp: với nguồn nhân sự với chi phí rẻ này sẽ giúp giảm tải

được rất nhiều công việc khơng u cầu q nhiều trình độ chun mơn tại Phịng KHDN. Giúp các Cán bộ chính thức có nhiều thời gian trong việc xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian phê duyệt, giúp các khoản vay của KH sớm được giải ngân.

Giám sát thực hiện: Trưởng phòng KHDN giám sát việc thực hiện cơng việc của cán sự khốn gọn. 2 tháng đầu thử việc yêu cầu cán sự nộp báo cáo kết quả hồn thành cơng việc, những khó khăn vướng mắc trong q trình cơng tác. Trưởng phịng KHDN báo cáo lại với Trưởng Phòng QLNB về việc tiếp tục tiếp nhận cán sự chính thức sau khi đánh giá hiệu quả làm việc. Sau đó, dựa trên kết quả công việc đề xuất tham gia kỳ thi tập trung tuyển dụng cán bộ chính thức.

Đánh giá tính khả thi: Giải pháp này được Ban lãnh đạo BIDV Nam Đồng

Nai đánh giá có tính khả thi do mơ hình khá đơn giản và dễ thực hiện, hiện tại cũng đang được áp dụng tại Chi nhánh nhưng ở những bộ phận khác đã cho những hiệu quả nhất định, giúp cán bộ chính thức tập trung các cơng việc chun môn và tăng năng suất công việc.

Áp dụng nhật ký công tác trong hoạt động kinh doanh

Giải pháp: Tác giả đề xuất nhật ký công tác theo dõi lịch trình làm việc, cơng tác của các cấp từ Nhân viên đến Lãnh đạo thuộc khối QLKH thông qua file được đăng tải trên Website của BIDV Nam Đồng Nai với thiết kế cho phép nhiều người dùng cùng truy cập và cập nhật thông tin, mỗi Sheet là tên của 1 người: + Bước 1: Đầu ngày, Cán bộ QLKH, Lãnh đạo các phịng ban và Phó giám đốc QLKH nhập kế hoạch những công việc cần thực hiện trong ngày có theo thứ tự ưu tiên theo mẫu sau đây:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 86 - 93)