4.2 Giải pháp nhằm gia tăng giá trị khách hàng tại ngân hàng TMCP Kỹ
4.2.2.7 Tăng cường kiểm tra, sử dụng nguồn vốn tín dụng, kiểm sốt nội bộ.
Đồng thời với việc phát triển tín dụng là việc triển khai các giải pháp về kiểm tra và kiểm sốt tín dụng nhằm đảm bảo cho sự phát triển tín dụng của doanh nghiệp là sự phát triển tín dụng bền vững. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng khả năng quản lý chưa thực sự tốt, và luôn chịu ảnh hưởng nặng bởi các biến số kinh tế vĩ mô bất lợi. Do đó, việc kiểm tra, kiểm sốt, quản trị chất lượng tín dụng là hoạt động thường xuyên và nghiêm túc. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát cần được thực hiện một cách đồng bộ, liên tục, thường xuyên từ các đơn vị kinh doanh đến các đơn vị hội sở, từ từng khế ước nhận nợ đến toàn bộ số dư tín dụng tại Techcombank. Việc kiểm tra, kiểm sốt khơng đơn thuần là khách hàng trả nợ cho Techcombank mà cả việc đánh giá được toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có thể kịp đợi đưa ra các biển pháp xử lý hợp lý. Công tác kiểm tra, kiểm soát cần thực hiện theo các bước như sau:
- Đối với từng khoản cấp tín dụng: Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát trong tất cả các khâu của quá trình cấp tún dụng của doanh nghiệp, giải ngân, cơng tác thẩm định, xét duyệt cho vay, mục đích sử dụng vốn, hiểu quả của phương án vay vốn.
- Đối với toàn bộ các khoản nợ: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát định kỳ, bất thường về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá đầu vào, đầu ra, đánh giá thị trường, tình hình tài chính. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định.
- Triển khai mơ hình quản trị rủi ro tín dụng theo 3 tuyến phịng thủ như sau: Tuyến thứ nhất: Các khối vận hành và kinh doanh; khách hàng doanh nghiệp,
Nguồn vốn, Tài chính tập đồn, vận hành cơng nghệ, Nhân sự, dịch vụ nội bộ chịu trách nhiệm với các nghiệp vụ, hoạt động thường ngày.
Tuyến thứ hai: Khối Tuân thủ, Khối quản trị rủi ro hoạt động và Pháp chế chịu trách nhiệm đưa ra các nguyên tắc, đánh giá tính hiệu quả và mức độ tuân thủ của tuyến phòng thủ thứ 1 và quản lý rủi ro.
Kiểm toán nội bộ: Chịu trách nhiệm xem xét tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ qua việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của cả tuyến phòng thủ thứ 1 và 2.