1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2.1 .Gi ới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình
2.4 Thực trạng công tác hạn chế nợ xấu và một số nguyên nhân dẫn đến nợ
2.4.1.3 Cơ chế cảnh báo, nhận dạng rủi ro và quy trình giám sát tín dụng
Ngân hàng đã thiết lập quy trình sốt xét chất lượng tín dụng, chủ động phân tích đánh giá chất lượng khoản vay để xác định chính xác thực trạng tín dụng, dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Từ đó phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề, khả năng phát sinh nợ xấu và nguyên nhân để có phương án giải quyết phù hợp, đồng thời có những điều chỉnh cần thiết khác để đảm bảo hiệu quả hoạt động của ABBANK.
ABBANK đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng tương đối đầy đủ và có quy trình chấm điểm phản ánh được khá chính xác mức độ rủi ro tín dụng cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và cả định chế tài chính. Hệ thống thực hiện chấm điểm khách hàng dựa trên các thơng tin về định tính và định lượng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của từng khách hàng cụ thể. ABBANK trong quá trình hoạt động của mình đã thực hiện nghiêm túc quy định trong việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Căn cứ vào vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, các cấp phán quyết cấp tín dụng làm cơ sở để phê duyệt và thực hiện chính sách tín dụng đối với khách hàng. Cơng tác chấm điểm xếp hạng tín dụng là một trong những nội dụng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cảnh báo nợ xấu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả cơng tác hạn chế nợ xấu thì việc tăng cường chất lượng chấm điểm là việc làm cần được thực hiện nghiêm túc ngay từ đầu, cần được thực hiện thường xuyên và nghiêm chỉnh theo các quy định của ABBANK. Trong cơng tác chấm điểm tín dụng thì mức độ chính xác của thơng tin là vô cùng quan trọng, định kỳ hàng quý ngân hàng cần cung cấp cho các cán bộ tín dụng các báo cáo phân tích tổng thể các ngành chiếm tỷ trọng lớn như du lịch, vận tải, đóng tàu, thép… giúp cho việc nhận định những tác động từ nền kinh tế vĩ mô được chuẩn xác hơn. Mặt khác, các cán bộ tín dụng cần kết hợp thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng cùng với hoạt động
kiểm tra thường xuyên và đột xuất khách hàng, xác định tính chính xác của thơng tin thơng qua tiếp xúc trao đổi trực tiếp với khách hàng.
Để hạn chế nợ xấu phát sinh ABBANK đã xây dựng quy trình giám sát đánh giá các khoản vay sau phê duyệt, thông qua việc theo dõi, tổng hợp và phân tích hồ sơ cấp tín dụng tại các ĐVKD trên tồn hệ thống.
Sơ đồ quy trình giám sát tín dụng tại ABBANK:
Diễn giải sơ đồ:
Bước 1a: Phịng/Bộ phận Giám sát tín dụng thuộc Chi Nhánh/Sở Giao Dịch/Khu vực/Hội sở thực hiện việc giám sát các khoản vay thông qua các dự liệu từ hệ thống T24; hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; từ chỉ đạo Ban Tổng Giám Đốc/Hội đồng quản trị; từ khảo sát tại các Chi Nhánh; từ báo cáo kiểm toán nội bộ hoặc từ các nguồn khác.
Bước 1b: Thực hiện báo cáo Ban Tổng Giám Đốc/Ban kiểm soát Hội động quản trị về các từng nội dung giám sát và từng loại báo cáo, qua đó đề xuất kiến nghị cụ thể.
Bước 2: Thực hiện các chỉ đạo của Ban Tổng Giám Đốc/Ban kiểm soát Hội động quản trị.
Bước 3: Yêu cầu các ĐVKD thực hiện theo chỉ đạo của Ban Tổng Giám Đốc/Ban kiểm soát Hội động quản trị.
Nội dung giám sát bao gồm:
Đánh giá chất lượng tín dụng theo định hướng và kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ của ABBANK.
Nhận dạng và chỉ ra các thiếu sót trong phê duyệt, đưa ra các chính sách/cơng cụ quản lý tín dụng phù hợp thực tế cho vay.
Đánh giá việc tuân thủ quy định của pháp luật và quy chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng của NHNN và của ABBANK, nhằm phát hiện ngăn ngừa và đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của quy trình tín dụng tại các đơn vị kinh doanh, từ đó đảm bảo cơng tác tín dụng được chuẩn hố theo quy trình.
Thơng qua việc giám sát sẽ kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro xảy ra có thể xảy ra đối với các khoản vay và nếu cần thiết sẽ đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.