2.5.2 .Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
3.4 Một số kiến nghị
3.4.2 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nươc
- Tiếp tục thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tái cấu trúc nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững qua đó giúp hạn chế tốc độ tăng nợ xấu.
- Thiết lập hạ tầng tài chính vững chắc bao hàm: các quy tắc, chuẩn mực, quy định về kiểm toán, kế toán, quản trị doanh nghiệp, các khuôn khổ pháp lý điều tiết và giám sát hoạt động của thị trường tài chính nói riêng... hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho hệ thống tài chính hồn thành tốt vai trị trung gian tài chính. Một hạ tầng tài chính vững mạnh là tiền đề quan trọng đảm bảo cho các định chế tài chính mà trong đó quan trọng nhất là các NHTM hoạt động tốt. Qua đó, các cơ quan giám sát tài chính –ngân hàng mới có mơi trường hoạt động cần thiết để phát huy hết vai trị của mình. Do vậy, Chính phủ và các cơ quan tham mưu có liên quan cần đảm đương vai trò thiết lập hạ tầng tài chính vững mạnh để hệ thống TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh.
- Tăng cường pháp chế để đảm bảo sự tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính và hoạt động ngân hàng. Qua thực tế ghi nhận chưa bao giờ hoạt động tiền tệ - ngân hàng trong tình trạng hỗn loạn, thao túng, lũng đoạn thị
trường, gian đối số liệu sổ sách, báo cáo... trong thời gian qua. Hệ quả là lòng tin của thị trường bị đổ vỡ, đe doạ khủng hoảng ngân hàng.
- Bộ chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Do vậy, việc Tổng cục thống kê xây dựng, nghiên cứu đưa ra các hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao sẽ tạo thuận lợi khơng chỉ cho ngân hàng mà còn cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
- Kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính và xếp hạng tín dụng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các chuẩn mực kế toán được áp dụng do đó trong thời gian tới Bộ Tài chính cần tiếp tục hồn thiện các quy định và chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong cơng tác đánh giá rủi ro tín dụng để có những biện pháp phù hợp nhằm hạn chế nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng nợ xấu và các quy trình, cơ chế, chính sách hiện hữu của ABBANK, từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình bộ máy cấp tín dụng... nhằm mục tiêu hạn chế nợ xấu phát sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ABBANK đạt được những tầm nhìn, sứ mệnh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM, góp phần xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro trong hoạt động tín dụng – là hoạt động chiếm tỷ trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và của ABBANK hiện nay, vì vậy nợ xấu ln là một thực tế khách quan trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Nợ xấu khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các NHTM mà còn ảnh hưởng đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính.
Nợ xấu ngân hàng đã và đang là mối quan tâm của các nhà quản lý kinh tế, việc tăng nhanh nợ xấu làm tăng cao rủi ro trong hoạt động tín dụng và trực tiếp tác động đến “sức khỏe” của nền kinh tế nước ta, vốn đang trong thời kỳ khó khăn. Do vậy, việc tìm kiếm giải pháp hạn chế nợ xấu ngân hàng không chỉ là vấn đề đặc biệt quan tâm của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách mà cịn là vấn đề của chính các NHTM.
Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp hạn chế nợ xấu là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn về vốn, tạo tiền đề để ABBANK phát triển trước những thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, kiến thức thu thập trong quá trình học tập cũng như những kinh nghiệm thực tế trong q trình cơng tác kết hợp với những ý kiến đóng góp qua việc thảo luận, phỏng vấn, trao đổi của các anh/chị/em đồng nghiệp tại các phòng ban Hội sở/Chi nhánh, cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương, tác giả đã hoàn thành được một số nhiệm vụ đề ra:
- Thứ nhất, khái quát các lý luận về nợ xấu và hạn chế nợ xấu tại các NHTM, các nguyên nhân phát sinh cùng những biện pháp có thể áp dụng nhằm hạn chế nợ xấu.
- Thứ hai, tập trung phân tích tình hình nợ xấu, đánh giá thực trạng công tác hạn chế nợ xấu tại ABBANK trong thời kỳ từ 2010 đến nay. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác hạn chế nợ xấu tại ABBANK.
- Thứ ba, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạn chế nợ xấu.
Mặc dù hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhưng do những hạn chế về thời gian cũng như về trình độ kiến thức cho nên quá trình thực hiện luận văn khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của q thầy cơ, những người quan tâm để luận văn được hồn chỉnh hơn mang tính thực tiễn và khả thi cao hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
[2] Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
[3] Nguyễn Đăng Dờn, (2012), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.
[4] Bùi Bảo Ngọc (2012), Tình hình nợ xấu của Việt Nam và một số giải pháp khắc phục, Tạp chí thơng tin và dự báo kinh tế xã hội, số 81, 2012;
[5] Trịnh Quang Anh (2013), Vấn đề nợ xấu ở các NHTM Việt nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 9, 2013;
[6] Thu Thủy (2013), Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam cần nhựng giải pháp xữ lý đồng bộ, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 10, 2013;
[7] Phạm Tiến Hùng (2013), Bài toán nợ xấu: cần một giải pháp đồng bộ, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 397, 2013;
[8] Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Nợ xấu ngân hàng Việt Nam: một năm nhìn lại, Tạp chí Ngân hàng, số 6, 2013;
[9] Đinh Thị Thanh Vân (2013), So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thơng lệ quốc tế, Tạp chí Ngân hàng, số 19, 2013;
[10] Nguyễn Văn Huyện (2013), Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng.
[11] Phan Tiến Dũng (2013), Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - ABBANK Trung Yên, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Thương mại
[12] Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, TP.HCM
Tiếng Anh
[13] Marius, A., A., Vasile, c. and Maria, p. (2011), The impact of Quality of Loans on The Performance of Banks.
[14] Acho,T., F. and Tenguh, N., C. (2008), Bank Performance and Credit Risk Management. [15] Một số trang Web. http:// www.abbank.vn http:// www.vi.wikipedia.org.vn http:// www.vietnamnet.com.vn http:// www.sbv.gov.vn http:// www.gso.gov.vn
PHỤ LỤC 1
Chi tiết Khoản 3 điều 6 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 26/04/2005 và quyết
định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN
Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó. b) Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại Điều này và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ khơng cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại, tổ chức tín dụng tham cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.
c) Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các nhóm theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng;
- Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thơng tin);
- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;
- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thơng tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.”
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH
Kính gửi các anh/chị. Hiện tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP An Bình”. Thơng qua việc nghiên cứu các ngun nhân dẫn đến nợ xấu để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo cho sự phát triển bền vựng trong hoạt động ngân hàng.
Tôi xin cam kết các thông tin của các anh/chị được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu trong đề tài này. Các thông tin sẽ được giữ bí mật và chỉ cung cấp cho các thầy cơ kiểm chứng khi có u cầu.
Xin lưu ý rằng khơng có câu trả lời nào là đúng hay sai, tất cả ý kiến đều có giá trị hữu ích cho việc khảo sát, nghiên cứu.
1. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ABBANK thời gian qua
Để trả lời các anh/chị thực hiện mô tả mức độ đồng ý từ hồn tồn khơng khơng ý đến hồn tồn đồng ý (1: Hồn tồn khơng đồng ý, 2: Khơng đồng ý, 3: Bình thường, 4: Đồng ý, 5: Hồn toàn đồng ý)
Các nguyên nhân
Mức độ đánh giá (Từ 1 đến 5)
1 2 3 4 5
Nhóm ngun nhân từ phía Ngân hàng
1
Trình độ nghiệp vụ chun mơn của cán bộ tín dụng và các bộ phận liên quan cịn hạn chế.
2 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng chưa chặt chẽ, thường xuyên.
3 Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. 4 Chính sách tín dụng chưa rõ ràng, chưa phù
5 Quy trình tín dụng chưa tốt.
6
Chưa thuân thủ tốt các quy trình, chính sách, quy chế cho vay trong q trình cấp tín dụng trong từng thời kỳ.
7
Thiếu các thơng tin cần thiết, chính xác về khách hàng (tình hình tài chính, lịch sử tín dụng...).
Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng
1 Năng lực tài chính hạn chế
2 Trình độ, năng lực quản lý kinh doanh yếu kém của người đi vay.
3 Rủi ro đạo đức của người vay (không trung thực, cung cấp thông tin sai lệch, lừa đảo....) 4 Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng
mục đích cam kết.
Nhóm ngun nhân từ phía tài sản đảm bảo
1 Sự biến động của giá trị tài sản đảm bảo theo chiều hướng bất lợi.
2 Tài sản đảm bảo khó định giá, tính khả mại thấp.
3 Có những tranh chấp về mặt pháp lý.
Nhóm nguyên nhân khách quan
1
Mơi trường kinh tế (sự bất ổn, suy thối, sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động giữa các ngân hàng...)
3 Môi trường tự nhiên bất lợi (thiên tại, lũ lụt, dịch bệnh....).
Các nguyên nhân khác gây ra nợ xấu tại ABBANK theo ý kiến của các anh/chị (nếu có):
................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................
2. Phịng/Bộ phận cơng tác hiện tại của anh/chị:
□ Quan hệ khách hàng
□ Hỗ trợ tín dụng
□ Quản lý rủi ro
□ Xử lý nợ
□ Khác:.........................................................................................
3. Số năm công tác của anh/chị tại ABBANK:
□Dưới 1 năm □ Từ 1 đến 3 năm □ Trên 3 năm
4. Chức danh hiện tại của anh/chị:
□Chuyên viên/Trưởng bộ phận
□Trưởng/Phó Phịng
□Giám đốc/Phó Giám Đốc
PHỤ LỤC 3
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KIỂM SỐT TÍN DỤNG, BẢO LÃNH, GIẢI NGÂN TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ TÍN
DỤNG A. Lưu đồ thực hiện
CHI NHÁNH
Khách hàng Trách
nhiệm Thực hiện LƯU ĐỒ Tham chiếu
CV QHKH CV HTTD Nhu cầu KH (*) Tiếp nhận Cấp có thẩm quyền CV HTTD
Kiểm sốt phê duyệt Kiểm tra hồ sơ
Tổng hợp và chuyển hồ sơ về TT. HTTD
Hệ thống LCCT Email / Fax (có testkey)
Hồ sơ bảo lãnh
(Phịng Bảo lãnh) Hồ sơ tín dụng(Phịng KSTD)
Hồ sơ giải ngân (Phịng HTGN) TT . HTTD CV các phòng nghiệp vụ Giám đốc Trung tâm/Người được UQ của các phòng nghiệp vụ CV các phòng nghiệp vụ
Soạn hợp đồng,xuất/nhập TSBĐ, Mở Hạn mức/ Soạn thư BL / Giải ngân, Hạch toán T24
Phê duyệt hồ sơ
Thơng báo giao dịch hồn tất Liệt kê hồ sơ / chấm chứng từ cuối ngày Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
CHI
NHÁNH CV HTTD
Bổ sung/hoàn thiện hồ sơ (nếu cần) Mục B.I.1.1, 2.1,2.2,2.3, 2.4, 3.1; Mục B.II.1; Muc BIII.1.1 Mục B.I.3.2, Mục B.II.2; Mục B.III.1.2 Mục B.I.1.2, 3.3; Mục B.II.3; Mục B.III.1.3 Mục B.I.1.3, 3.4; Mục B.II.4; Mục B.III.1.4 Mục B.I.1.4; 3.4; Mục B.II.3.2; Mục B.III.1.4 Mục B.I. 3.5; B.II.1.5 Mục B.I.1.5 ; B.II.4; B.III.1.5 Đồng ý Đầy đủ Đồng ý Từ chối Từ chối Từ chối Chưa phù hợp
B. Diễn giải lưu đồ
I. QUY TRÌNH KIỂM SỐT TÍN DỤNG TẬP TRUNG 1. Quy trình soạn thảo hợp đồng, hoàn thiện hồ sơ TSBĐ
1.1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt
- Sau khi hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt từ cấp thẩm quyền, CV HTTD chịu