Tăng cường công tác thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 77 - 79)

2.5.2 .Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.4 Một số kiến nghị

3.4.1.2 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát

- Công tác thanh tra, giám sát cần phải nâng cao hơn về tính hiệu quả, tránh mang tính hình thức. Cơng tác thanh tra, giám sát cần được xây dựng chi tiết, khoa học, không ngừng đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng để kịp thời phát hiện các sai sót, các dấu hiệu nợ xấu... để chỉ đạo và ngăn chặn một cách triệt để, thể hiện được vai trò cảnh báo, phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh việc tăng cường và

nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ nhằm kịp thời ngăn chặn những hành động mạo hiểm chấp nhận rủi ro của các NHTM nhằm cạnh tranh một cách không lành mạnh để tăng thị phần hoặc xử lý ngay các vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh đó thì cơng tác giám sát từ xa của NHNN cần thể hiện tốt vai trò cảnh báo kịp thời để các NHTM có biện pháp phịng ngừa. Ngồi ra việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của cơ quan thanh tra, giám sát cần phải được theo dõi chặt chẽ và có những chế tài xử lý nghiêm, đủ mạnh các vi phạm tại các NHTM và công bố thông tin công khai rộng rãi.

- Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát không chỉ chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn mà cịn có phẩm chất đạo đức tốt. Các thanh tra viên cần phải có kiến thức đầy đủ về các rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các công cụ quản lý rủi ro, hiểu rõ môi trường hoạt động ngân hàng và các kênh truyền tải rủi ro. Tổ chức phân công công việc thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm từng TCTD, chi nhánh trên địa bàn, đồng thời thực hiện hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan, đa dạng về mơi trường làm việc để cán bộ thanh tra trao dồi, nâng cao nghiệp vụ.

- Bên cạnh việc kiểm tra sự tuân thủ đúng pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh sự an tồn của NHTM thì việc đánh hệ thống kiểm sốt rủi ro tại các NHTM cần được thanh tra, giám sát một cách có hệ thống, tồn diện. Mặc dù các NHTM hiện nay đều đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhưng mới chỉ bước đầu, để có hệ thống quản lý rủi ro bài bản, chắc chắn thì NHNN cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá được các chính sách và quy trình quản lý rủi ro do các NHTM xây dựng phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của từng NHTM; từng bước chuẩn hố các quy trình nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm soát các rủi ro; yêu cầu các NHTM phải thực hiện theo lộ trình nhằm hiện đại hố mơ hình quản trị rủi ro.

3.4.1.3 Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho hệ thống ngân hàng

- Nâng cao hơn nữa chất lượng thơng tin tín dụng tại Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhật và

chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp giám sát chặt chẽ và những chế tài nhất định đối với các TCTD trong việc cung cấp thơng tin tín dụng khơng đầy đủ, chính xác.

- Thơng tin tín dụng cần cập nhật thêm các thơng tin về đánh giá, xếp hạng khách hàng tại các ngân hàng có quan hệ tín dụng. Bên cạnh đó, CIC cần cập nhật thơng tin chi tiết về nhóm khách hàng, các khoản vay có liên quan và tình hình thanh tốn nợ vay hàng tháng.

- CIC nên có thêm chức năng kiểm tra tính chính xác của thơng tin do các TCTD cung cấp, có thể tạo lập kênh thông tin liên thông giữa các cơ quan chức năng như: thuế, hải quan, tồ án... để có thêm nguồn thơng tin về các cá nhân tổ chức. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, cảnh báo giúp cho các TCTD phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa nợ xấu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)