Nâng cao chất lượng, rèn luyện đạo đức nhân sự làm cơng tác tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 73 - 75)

2.5.2 .Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác hạn chế nợ xấu tại Ngân

3.2.4 Nâng cao chất lượng, rèn luyện đạo đức nhân sự làm cơng tác tín

Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao. Do đó đòi hỏi ABBANK cần chú trọng vào công tác tuyển dụng và đạo tạo nguồn nhân lực có

chất lượng cao – giáo dục về đạo đức nghề nghiệp - vì nguồn lực yếu kém không những ảnh hưởng đến hiệu quả, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng tín dụng, dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy, cơng tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải được chú trọng hơn nữa về chi phí cũng như quỹ thời gian, để đạt được hiệu quả ABBANK cần tập trung một số nội dung chủ yếu sau:

- Công tác tuyển dụng xây dựng, cũng cố nguồn nhân lực hết sức quan trọng, ngồi các u cầu về trình độ, chun mơn, năng lực cơng tác thì vấn đề đạo đức phải được xem là tiêu chí hàng đầu trong hệ thống tiêu chuẩn nhân viên.

- Thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cho các cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng. Tổ chức các lớp đào tạo dành riêng cho các nhân viên mới nắm vững các quy trình, quy chế, chính sách tín dụng... trước khi phân cơng nhiệm vụ, cơng tác.

- Triển khai công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý các cấp từ đó giúp ngân hàng bố trí nhân sự đúng người, đúng việc.

- Liên tục cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy trình, quy định mới của ABBANK cũng như pháp luật có liên quan để cán bộ nhân viên nắm bắt, hiểu rõ, tránh sai sót trong quá trình tác nghiệp hàng ngày.

- Các buổi hội thảo chuyên đề và kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn nên được tổ chức định kỳ để nâng cao nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ.

- Các chính sách quản trị nguồn nhân lực cần hướng đến mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt. Do đó, ABBANK cần thường xuyên tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và bổ sung đội ngũ cán bộ nhân viên làm cơng tác tín dụng đảm bảo đủ về số lượng, có chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Đồng thời ngoài việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tiêu chuẩn cán bộ khi tuyển dụng, bố trí và bổ nhiệm các cá nhân tham gia vào bộ máy cấp tín dụng,

bên cạnh đó cần có chính sách và giải pháp nhằm thường xuyên đánh giá, sàng lọc và sử dụng hiệu quả đội ngũ CBNV nghiệp vụ, bố trí cơng tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người.

- Xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ thích hợp, cơng bằng để thu hút, giữ chân những nhân viên có đóng góp, tâm huyết với cơng việc. Bên cạnh đó ABBANK cần xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng để làm căn cứ xác định mức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp.

- Chú trọng việc xử lý vi phạm thật nghiêm minh, công khai đối với các trường hợp sai phạm quy định của ngân hàng đặc biệt trong hoạt động tín dụng để nâng cao kỹ cương.

- Công tác truyền thông định kỳ, cập nhật thông tin liên quan đến các vụ việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng cùng với những bài học kinh nghiệm để gửi đến toàn thể cán bộ nhân viên.

3.3 Xây dựng Trung tâm hỗ trợ tín dụng – Giải pháp hạn chế nợ xấu từ những gợi ý của các nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)