Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Tiền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 55)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Tiền

Tiền Giang về phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo nguồn nhân lực có hệ thống quản lý tập trung, cũng như được sự quan tâm chỉ đạo từ cấp trung ương đến địa phương. Cụ thể đã ban hành các chủ trương, chính sách sau:

- Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ rõ “Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực”

- Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003-2010.

- Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 143/2004/QĐ-TTg thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2004-2008.

- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy họach mạng lưới trường Đại học và Cao đẳng giai đọan 2006-2020.

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011– 2020.

- Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Xác định tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực nhất là nhân lực có trình độ chun mơn tay nghề cao, chất lượng tốt, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Chương trình số 31/CTr-UBND ngày 27/4/2007 về việc Đào tạo nghề, giải quyết việc làm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 12/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc duyệt đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

- Chú trọng công tác thu hút và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh thông qua Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 25/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút, tạo nguồn cán bộ, cơng chức hành chính, viên chức sự nghiệp tỉnh giai đoạn 2009 – 2015.

- Bên cạnh đó tỉnh có các cơ chế, chính sách khuyến khích tốt nhằm thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh (chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trên địa bàn nhất là 2 huyện Tân Phước và Tân Phú Đơng…). Có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất thu hút tốt nguồn lao động. Thực hiện các chính sách tốt về bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên địa bàn như chính sách về tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp…

Nhìn chung, các cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực của cấp Trung ương và địa phương bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực; doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân

lực; số lượng lao động tham gia học nghề tăng lên; qui mô, chất lượng của các cơ sở đào tạo thay đổi theo hướng tích cực; các chính sách hỗ trợ trong đào tạo, thu hút lao động bước đầu tạo điều kiện thúc đẩy lao động nhất là cán bộ, cơng chức học tập nâng cao trình độ, tay nghề,...Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng, chưa thực sự tạo nên “đột biến” trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)