Huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 73)

6. Kết cấu luận văn

3.3.2. Nhóm giải pháp về đảm bảo số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

3.3.2.3. Huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn

nhân lực.

Đối với các cơ sở đào tạo nghề, ngân sách nhà nước đáp ứng 65% và huy động 35% chủ yếu từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và từ người học. Đối với các trường đại học- cao đẳng ngồi cơng lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu từ nguồn thu của người học và nguồn vốn huy động từ các nguồn xã hội hóa. Đối với các trường đại học - cao đẳng công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực được trích từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, nguồn thu người học và các nguồn vốn huy động từ các tổ chức xã hội.

Cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển nguồn nhân lực trong xã hội. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp khoa học, vốn ODA và nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua việc xã hội hóa các dự án cho phát triển nguồn nhân lực. Mời gọi đầu tư trường trung cấp nghề tư thục tại thị xã Gị Cơng với quy mơ đào tạo 5.500 học sinh vào năm 2020 đào tạo nghề phục vụ cho công nghiệp tàu thủy và kinh tế biển.

Tăng mức đầu tư từ ngân sách tỉnh cho dạy nghề; từng bước mở rộng mơ hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nhà nước và doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực đầu tư cho dạy nghề bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của người học và của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động, trong đó, chi đầu tư của ngân sách nhà nước đóng vai trị chủ đạo.

Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách: tăng cường tính hiệu quả của các cơ sở đào tạo công lập, đặc biệt, ưu tiên đầu tư cho ba trung tâm kinh tế của tỉnh gồm: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gị Cơng, Cai Lậy, và quy

hoạch dự trữ quỹ đất phục vụ cho dự án giáo dục tại các trung tâm này và các vùng công nghiệp.

Giải pháp huy động vốn đầu tư cho giáo dục từ doanh nghiệp và tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp được tham gia các khóa đào tạo. Kinh phí đào tạo được trực tiếp hạch tốn vào giá thành.

Theo tính tốn, tổng vốn đầu tư cơ sở vật chất đào tạo nhân lực cho các cơng trình trọng điểm khoảng trên 3.150 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương dự kiến trên 354 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư nhà ở cho sinh viên học sinh, xây dựng mới Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm do Trung ương Đoàn đầu tư...; vốn ngân sách tỉnh khoảng 690 tỷ đồng, chiếm khoảng 21,9%; còn lại là các nguồn vốn khác như ODA, thu hút đầu tư các cơ sở đào tạo...khoảng trên 2.100 tỷ đồng, chiếm khoảng 67%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)