Nhóm giải pháp về công tác tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 78)

6. Kết cấu luận văn

3.3.4. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức

3.3.4.1. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực.

- Mỗi cơ quan, đơn vị cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức, kỹ năng và nhận thức được ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển của cơ quan, đơn vị mình. Từ đó, thường xun giáo dục và động viên nhân viên có ý thức phấn đấu học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng u cầu cơng việc. Khi bố trí, đề bạt cán bộ lãnh đạo phải đảm bảo đó là người nắm vững các kỹ năng về đánh giá nhân viên để có thể phân công công việc phù hợp khả năng và tính cách của từng nhân viên.

-Tăng cường thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Đổi mới công tác thi đua và đánh giá các lĩnh vực công tác của ngành sát hợp với tình hình thực tế của địa phương, của khu vực và cả nước; tiếp tục phát huy tính sáng tạo trong quản lý và giảng dạy; đổi mới công tác đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên theo hướng áp dụng chuẩn kiến thức và chuẩn nghề nghiệp.

- Tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cơng tác dạy nghề, về vai trị vị trí cùa dạy nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và có vai trị quyết định đối với việc lập thân, lập nghiệp của người lao động nhằm thu hút ngày càng nhiều học sinh tham gia học nghề; tuyên truyền và thực hiện tốt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với 6 mục tiêu, đó là: Có trường dạy nghề, có cơ sở vật chất, có chương trình đào tạo, có giáo viên, có chính sách cho người học và đặc biệt là có nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp nhằm gắn kết người lao động với giải quyết việc làm; tạo cơ hội cho người nông dân được học những nghề mà họ muốn, hoặc họ thấy cần cho cuộc sống và công việc của chính mình.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo, hướng nghiệp - dạy nghề, các tổ chức khoa học - công nghệ với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển nhân lực của Đảng, Nhà nước và Tỉnh. Đặc biệt, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp. Phối hợp các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên, học viên, người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trường, đồng thời có nhiều thông tin cần thiết về việc làm khi sắp tốt nghiệp. Bên cạnh đó cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động trong thời gian đến, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực.

- Nhà nước phải có chính sách tạo việc làm, hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm để đảm bảo an sinh xã hội; tích cực vận động người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo đời sống cho họ khi mất việc làm. Nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về học nghề, lập nghiệp. Chú trọng tạo việc làm cho thanh niên, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, nhất là thanh niên, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn học nghề, tạo việc làm và đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo các chính sách hiện hành của nhà nước.

- Phát triển Quỹ cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có hồn cảnh khó khăn, người khuyết tật, lao động nữ,…Tiếp tục triển khai các chế độ

bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm tại các doanh nghiệp.

3.3.4.2. Sắp xếp lại bộ máy quản lý phát triển nguồn nhân lực

- Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý phát triển nhân lực. Phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới phương thức quản lý nhân lực theo hướng hiện đại, hiệu quả.

- Thành lập Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực ở mỗi huyện để thực hiện chức năng dự báo nhu cầu nhân lực cho từng ngành trong từng giai đoạn làm cơ sở cho việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh lãng phí; đồng thời có thể chủ động phối hợp thông báo cho các địa phương trong vùng nắm được tình hình cung – cầu lao động của tỉnh.

- Siết chặt công tác bố trí, sử dụng cán bộ theo nhu cầu, giảm tỷ lệ lao động khơng đúng ngành nghề; hồn thiện chuẩn hóa cán bộ các cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)