Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)

6. Kết cấu luận văn

3.3.2. Nhóm giải pháp về đảm bảo số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

3.3.2.1. Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực

Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của nền kinh tế là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu lao động hay khả năng tạo việc cho lực lượng lao động. Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa thì nhu cầu lao động cịn phụ

thuộc rất nhiều vào mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất cũng như kỹ năng và trình độ quản lý.

Xuất phát từ mục tiêu sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, tăng năng suất lao động đồng thời giảm áp lực dư thừa lao động thì việc xác định nhu cầu lao động là rất cần thiết. Dựa vào các phương án tăng trưởng chung của tỉnh cũng như của từng ngành mà dự báo nhu cầu lao động theo mức tăng trưởng giá trị gia tăng của từng ngành. Các thông số về dự báo thị trường lao động được thiết lập dựa trên chiến lực phát triển nguồn nhân lực của từng ngành và các thông tin thị trường.

Tiến hành dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực của các nhóm ngành đặc biệt như: nhân lực ngành y tế, giáo dục đào tạo, tài chính ngân hàng, đội ngũ cán bộ cơng chức…Song song đó, dự kiến khả năng đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn nhằm đưa ra các phương án cân bằng khả năng đào tạo với nhu cầu lao động. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo đến năm 2015 khoảng 426,4 ngàn người (chiếm 45% lao động làm việc trong các ngành kinh tế và đến năm 2020 là 499,9 ngàn người (chiếm 51%).

Thường xuyên cập nhật đến doanh nghiệp, người lao động, các cơ sở đào tạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để các trường học tập trung vào các ngành có sức hút trong tương lai và học sinh có thể lựa chọn ngành học phù hợp, dễ tìm được việc làm trong tương lai.

(1) Nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp

Trong thời gian tới, tỉnh ưu tiên thu hút những ngành cơng nghiệp ít thâm dụng lao động vào các khu cơng nghiệp mới thành lập. Vì vậy để chuẩn bị lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu phát triển các khu cơng nghiệp thì việc dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo là hết sức cần thiết. Căn cứ vào khả năng phát triển của các khu công nghiệp đang được triển khai trên địa bàn tỉnh, dự kiến đến năm 2020 tổng số lao động làm việc trong các khu cơng

nghiệp khoảng 100.000 người. Trong đó, lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 10 ngàn người; TCCN, TCN là 16 ngàn và dạy nghề là 74 ngàn lao động.

(2) Nhu cầu nhân lực Y tế.

Tốc độ phát triển dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, nhu cầu đội ngũ cán bộ làm công tác trong ngành y tế cũng phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho người dân. Đến năm 2020, nhu cầu cán bộ y tế là 27.211 người, trong đó, giai đoạn 2011-2015 là 9.843 người và giai đoạn 2016-2020 là 17.368 người.

(3) Nhu cầu đội ngũ cán bộ công chức

Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức giai đoạn 2001-2010 và dựa vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, dự báo đến năm 2020 nhu cầu đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh là 8.618 người.

(4) Nhu cầu nhân lực giáo dục đào tạo

Với mục tiêu nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ giáo viên cho các cấp học, ngành học đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dự báo đến năm 2020 có khoảng 570 giáo viên, giảng viên bậc đại học; 2.160 giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc.

(5) Nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng

Nhu cầu nhân lực ngành tài chính - ngân hàng vẫn tiếp tục tăng với xu hướng tập trung vào lao động có trình độ chun mơn cao, bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 7,7%/năm và 3,4%/năm giai đoạn 2016-2020. Dự báo nhu cầu lao động đến năm 2020 khoảng 2.900 người.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)