6. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang
2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số
Dân số trung bình năm 2010 của tỉnh Tiền Giang là 1.677.986 người, chiếm 9,7% vùng ĐBSCL; mật độ dân số bình qn 677 người/km2, mật độ đơng chỉ sau Cần Thơ và Vĩnh Long. So với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dân số của tỉnh chiếm 9,5% vùng KTTĐPN, chỉ sau TPHCM và Đồng Nai và tỷ trọng này có xu hướng giảm, riêng mật độ dân số đông chỉ sau TPHCM.
Dân số trung bình tỉnh Tiền Giang tăng từ 1.613.617 người năm 2000 lên 1.677.986 người năm 2010, tăng bình quân 0,4%/năm, trong đó dân số trong độ tuổi lao động (15-60 nam, và 55 – nữ) tăng 1%, năm 2010 là 1.109.584 người, chiếm 66% dân số trung bình tồn tỉnh. Bình qn mỗi năm dân số tăng thêm 6.317 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động tăng 10.508 người.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm 2010 là 0,95%, tỷ lệ sinh đạt 1,54%, trong 10 năm qua tỷ lệ sinh giảm bình quân 0,038%/năm. Biến động cơ học dân số của tỉnh 10 năm qua là giảm cơ học, bình quân hàng năm giảm cơ học khoảng 13.400 người, chủ yếu lao động trong độ tuổi đi làm việc, đi học…ở các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, nguồn nhân lực của tỉnh chủ yếu do tăng tự nhiên về dân số và có giảm do di chuyển lao động sang những nơi khác.
Bảng 2.3. Dân số và tỷ lệ phát triển dân số theo thời kỳ.
Chỉ tiêu 2000 2005 2010
Dân số trung bình (người) 1.613.617 1.650.275 1.677.986
Tỷ suất sinh (%) 1,968 1,705 1,544
Tỷ lệ chết (%) 0,490 0,500 0,594
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,478 1,205 0,950
Tốc độ phát triển dân số (%) 100,3 100,5 100,2
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang 2011 [4].