Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 59)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh có dân số đơng, lao động trong độ tuổi có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng lao động trong độ tuổi cao hơn so với tốc độ tăng của dân số. Đa phần lao động của tỉnh có tuổi đời khá trẻ, lao động có kỹ năng và tay nghề cao đang ngày càng tăng tạo nguồn cung lao động dồi dào cho phát triển KT-XH của tỉnh.

Song song đó, cơ cấu lao động của nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sang các ngành phi nông nghiệp và giảm dần cơ cấu lao động của những ngành nông nghiệp. Chất lượng đội ngũ lao động của tỉnh được các doanh nghiệp đánh giá đang được cải thiện dần và đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và các ngành kinh tế.

2.4.1. Kết quả và thành tựu.

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những cơng tác trọng tâm, có tính quyết định đến công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Do vậy, các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngày càng thiết thực theo hướng có trọng tâm, theo vị trí việc làm của từng cán bộ, cơng chức, viên chức. Trình độ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được nâng lên cả về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chun mơn nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi công vụ.

- Nguồn nhân lực của tỉnh gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Lực lượng lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Tổng số lao động được đào tạo từ năm 2005 – 2010 là 150.091 người, trung bình mỗi năm đào tạo trên 30.000 lao động, tăng bình quân là 19,6%. Hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề huyện, đội ngũ giáo viên dạy nghề đã được tăng cường; nâng quy mô đào tạo đáp ứng yêu cầu của người lao động. Quy mô đào tạo đại học và sau đại học cũng mang lại những thành tựu đáng kể. Số lượng sinh viên tăng nhanh qua các năm từ 1.047 sinh viên trong năm 2005 lên 1.988 sinh viên năm 2010. Tổng số lao động được đào tạo giai đoạn 2005 - 2010 là 9.181, tốc độ tăng bình quân 13,7%/năm.

- Hệ thống đào tạo đa dạng từ sơ cấp nghề đến đại học, từ chính quy đến tại chức, các ngành nghề đào tạo rộng khắp bao gồm các ngành nghề kinh tế, văn hóa - xã hội, nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành dịch vụ: du lịch, tài chính – ngân hàng... tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trường và năng lực của mình; từng bước nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung.

- Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn, cho vay hỗ trợ việc làm đã góp phần đáng kể vào việc tạo việc làm mới và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặt biệt là khu vực nông thôn. Hệ thống đào tạo phân bố tương đối đồng đều ở mỗi huyện, thành phố và thị xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động được đào tạo nghề tại địa phương giảm được chi phí đi lại cho học viên; quy mô đào tạo hàng năm lớn đảm bảo nguồn lao động dồi dào cho sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh và khu vực.

2.4.2. Những tồn tại và hạn chế.

- Tuy hệ thống đào tạo da dạng các hệ đào tạo, các ngành nghề nhưng hiện nay tỉnh vẫn chưa đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao, đào tạo

các chun gia; các ngành đào tạo giữa các trường đang chồng chéo nhau nên các chỉ tiêu tuyển sinh không đạt, nguyên nhân do sự quản lý phân tán với nhiều đầu mối nên các cơ sở đào tạo cùng tuyển sinh những ngành học đang có xu hướng thu hút nhiều học viên.

- Đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tế của địa phương mà chỉ đào tạo những ngành nào có nhiều học viên theo học. Khơng có sự liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo sẽ dẫn đến tình trạng đào tạo không theo thực tế sử dụng lao động, phải đào tạo lại từ các đơn vị sử dụng lao động.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo cịn ít về số lượng, nhỏ về quy mô và chủ yếu là tập trung ở thành phố Mỹ Tho nên chưa thu hút được người lao động tham gia học nghề.

- Số lao động được các cơ sở dạy nghề đào tạo hàng năm chủ yếu là dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề lưu động, người được đào tạo chỉ có khả năng thực hiện được một vài cơng đoạn của một nghề nên chỉ làm những công việc giản đơn, tạm thời đáp ứng được yêu cầu hiện tại....Khâu phân luồng học sinh vẫn còn hạn chế, tâm lý học sinh vẫn còn ngán ngại học nghề nên việc tuyển sinh học nghề cịn khó khăn, số học sinh đăng ký học nghề thường có học lực kém tạo nên sự khó khăn trong q trình đào tạo.

- Nguồn nhân lực của tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa có chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trình độ lao động bước đầu đáp ứng được nhu cầu lao động hiện nay, nhưng vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong các ngành nghề địi hỏi chun mơn cao như điện tử, viễn thơng, cơ khí…Lao động được đào tạo ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động được đào tạo, do đó chỉ giải quyết nhu cầu lao động tạm thời. Đào tạo lao động ở trình độ từ cao đẳng trở lên rất thấp chỉ chiếm khoảng 7 - 10% trong tổng số lao động được đào tạo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Luận văn tập trung phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2010. Phân tích những nhân tố về vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cũng như đánh giá tiềm năng nguồn nhân lực thông qua việc đánh giá nguồn lao động và hệ thống đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích và làm sáng tỏ thực trạng về số lượng (quy mô, cơ cấu) và chất lượng nguồn nhân lực (thể lực, trí lực và đức lực). Đồng thời đưa ra đánh giá chung những kết quả và thành tựu, những tồn tại và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua.

Mặc dù Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều xác định được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực nhưng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa có chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đó là cơ sở đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Tiền Giang ở chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)