Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 38)

6. Kết cấu luận văn

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Từ năm 2000 đến nay kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Các hoạt động văn hoá - xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Về Kinh tế

Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, khu công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính... nên tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng khá nhanh, giai đoạn 2006-2010 tăng 11,0%/năm. bình quân 10 năm 2001-2010, tăng 10,0%/năm, trong đó, khu vực I tăng 5,3%, khu vực II tăng 18,2%; khu vực III tăng 11,6%; năm 2011 đạt 10,5%. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng và cả nước, từ 4,3 triệu đồng (2000) tăng lên 7,8 triệu đồng (2005) và đạt 20,6 triệu đồng (2010), tương đương 1.089 USD, bằng 90,7% thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,7 triệu đồng, tương đương 1.318 USD. 10,7% 11,1% 13,0% 11,3% 9,2% 10,6% 10,5% 0,0% 2,0% 4,0% 6,0% 8,0% 10,0% 12,0% 14,0%

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Tiền Giang giai đoạn

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm nhanh, từ 56,5% năm 2000 giảm xuống còn 48,1% năm 2005 và còn 44,6% năm 2010; tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp khá nhanh nên tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,3% năm 2000 lên 22,4% năm 2005 và 28,3% năm 2010; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 28,2% năm 2000 lên 29,5% năm 2005 và giảm còn 27,1% năm 2010. Riêng năm 2011, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 47,2%; công nghiệp – xây dựng giảm xuống 27,1% do tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng thấp so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ đạt 25,7%. 48,1 22,4 29,5 45,3 23,8 30,9 44,0 26,0 30,0 49,5 22,7 27,8 48,1 23,6 28,4 46,4 24,6 29,0 47,2 27,1 25,7 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Khu vực III Khu vực II Khu vực I

Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2011.

Tổng thu ngân sách tăng nhanh, từ 1.090 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 2.750 tỷ đồng năm 2005 và đạt 5.016 tỷ đồng năm 2010. Tổng chi ngân sách tăng bình quân 18,4%/năm, từ 878 tỷ đồng (2000) tăng lên 2.656 tỷ đồng (2005) và 4.764 tỷ đồng (2010). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001- 2005 đạt trên 17,3 ngàn tỷ đồng và giai đoạn 2006-2010 đạt trên 44,5 ngàn tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP trong 10 năm là 36,9%. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2010 tăng gấp 6,2 lần so với năm 2000. Trong năm 2011 do triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên các nguồn vốn trong nước như vốn ngân sách, vốn tín dụng đầu tư khơng đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên nguồn vốn nước ngoài tăng nhanh đã góp phần làm cho tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt 14.923 tỷ, vượt chỉ tiêu đề ra, tăng 14,2% so với năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 17,5%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 12,6%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng 22,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đến cuối năm 2010 đạt 495 triệu USD, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2000; trong đó, mặt hàng thủy sản năm 2010 tăng gấp 16,5 lần so với năm 2000 và chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm là 19,5%/năm, trong đó mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu chiếm trên 70%.

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh.

Năm Tổng số (Triệu đồng)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2000 5.307.122 2.861.071 692.631 1.753.420 2005 8.167.168 3.666.169 1.499.460 3.001.539 2010 13.699.688 4.813.413 3.676.552 5.209.723 2011 15.137.357 5.106.872 4.230.713 5.799.772 Chỉ số phát triển (%) 2000 108,0 109,0 110,5 105,7 2005 110,7 104,7 122,1 113,2 2010 110,0 105,5 116,5 110,1 2011 110,5 105,8 114,2 112,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh tiền Giang 2011 [4].

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế: tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, chất lượng tăng trưởng chưa cao, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm hàng hoá của tỉnh còn thấp. Quy mô của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, vốn cho đầu tư đổi mới trang thiết bị thiếu, vốn lưu động thấp, không đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp ở tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm đến 99,4% về số lượng doanh nghiệp. Trình độ năng lực quản lý kinh tế của những người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, khó khăn về thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên liệu.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm, nhất là trong giai đoạn 2006-2010; khu vực nơng lâm ngư nghiệp vẫn cịn chiếm tỷ trọng cao trong

cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động ngành nghề vẫn còn chiếm đa số.

Sản xuất nơng nghiệp cịn mang tính tự phát và rủi ro cao; quy mô, năng suất, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và phục vụ công nghiệp chế biến; thị trường tiêu thụ, giá cả nơng sản phẩm cịn nhiều biến động thất thường; tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch, bảo quản cịn cao; điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến ngày càng phức tạp (xâm nhập mặn sâu, hạn hán, bão, lũ, môi trường nuôi trồng thủy sản nhiều thay đổi, dịch bệnh luôn đe dọa...)...làm cho độ ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nơng dân vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập trong q trình phát triển.

Sản xuất cơng nghiệp phát triển chưa mang tính bền vững; ngồi chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, may mặc, chế biến lương thực, rau quả có khả năng cạnh tranh trên thị trường, cịn đa số các sản phẩm khác có sức cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập; phần lớn các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ, trình độ cơng nghệ thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, khả năng tích lũy cịn thấp trong khi khả năng tiếp cận với ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất còn nhiều hạn chế.

Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp dẫn đến hiệu quả toàn ngành chưa cao, chưa phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ. Thương nghiệp chưa thực sự đóng vai trị cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, cịn nhỏ lẻ, tính tổ chức và vận hành toàn hệ thống chưa cao. Du lịch chưa có nhiều chuyển biến, sản phẩm du lịch tuy từng bước được cải thiện nhưng chưa đa dạng, phong phú; trình độ năng lực, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa đi vào chiều sâu; hoạt động lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp Tiền Giang chỉ tiếp nhận khách quốc tế từ các hãng lữ hành lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đưa xuống là chủ yếu…Các loại hình dịch vụ khác như tín dụng ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm... chưa phát triển đủ mạnh. Công tác

giáo dục đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học cơng nghệ cịn nhiều hạn chế.

Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư, nhưng cịn nhiều khó khăn hạn chế, thiếu vốn đầu tư,... nhất là hệ thống giao thông, điện, nước... đã ảnh hưởng rất lớn trong thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu thương mại - dịch vụ ở khu vực Đông Nam Tân Phước, khu vực Gị Cơng.

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kể cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao; tác phong công nghiệp của người lao động chưa cao...

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội

Lĩnh vực văn hóa- xã hội có những chuyển biến tích cực; bước đầu thực hiện có kết quả chủ trương xã hội hóa ở một số lĩnh vực, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Mạng lưới trường học các cấp được bố trí tương đối phù hợp; quy mô đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tăng nhanh; chất lượng giáo dục- đào tạo ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ huy động học sinh so với độ tuổi: mầm non đạt 5,4%, mẫu giáo đạt 56,6%, tiểu học đạt 99,26%, trung học cơ sở đạt 88,35%, trung học phổ thông đạt 47,43%. Tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia là 15% (78/521), trong đó: mẫu giáo 3%, tiểu học 29,1%, trung học cơ sở 4% và trung học phổ thông 5,8%.

Mạng lưới y tế tuyến xã, huyện, tỉnh từng bước được nâng cấp và xây dựng mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đã triển khai có hiệu quả một số chương trình mục tiêu y tế quốc gia như: sốt rét, sốt xuất huyết, lao, phòng chống suy dinh dưỡng… không để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 28,2% (2000) xuống còn 22,0% (2005) và còn 16,9% (2010); tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 01

tuổi giảm từ 5,5‰ (2000) xuống còn 5‰ (2005) và còn 3,15‰ (2010); số bác sỹ trên vạn dân tăng từ 2,9 bác sĩ (2000) lên 4,5 bác sĩ (2005) và 5,2 bác sĩ (2010; số giường bệnh trên 1 vạn dân tăng từ 15,31 giường (2000) lên 16,5 giường (2005) và đạt 19,5 giường (2010).

Hoạt động văn hóa thơng tin, văn học nghệ thuật, báo chí, phát thanh truyền hình đã từng bước đổi mới về nội dung, hình thức; lượng thông tin phong phú, nhiều chiều hơn. Phong trào thể dục thể thao có bước phát triển. Đến cuối năm 2010, có 92% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 822/1009 ấp, khu phố được cơng nhận danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 81,5% và có 44/169 đơn vị được cơng nhận xã, phường văn hố, đạt tỷ lệ 26,03%.

Thực hiện có kết quả chương trình xóa đói giảm nghèo, Giảm tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn nghèo 2006-2010) từ 20,3% xuống còn 7,04% tổng số hộ, bình quân mỗi năm giảm từ 2,5-3,0%. Giải quyết việc làm trong 10 năm là 204.270 lao động, mỗi năm bình quân đạt 20.427 lao động, trong đó giai đoạn 2001-2005 là 96.270 lao động và giai đoạn 2006-2010 là 108.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 10,5% (2000) lên 23,1% (2005) và 35% (2010).

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình có tiến bộ, Mức giảm sinh bình quân hàng năm đạt 0,41‰/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 là 0,53‰ và giai đoạn 2006-2010 là 0,29‰. Năm 2010, tỷ lệ sinh là 1,56% và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,06%.

Các yếu tố kinh tế - xã hội của Tiền Giang đã góp phần thúc đẩy tích cực sự phát triển nguồn nhân lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Thứ nhất, kinh tế phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng, giải quyết việc làm cho người lao động; thứ hai, thu nhập bình quân đầu người tăng, điều kiện sống được cải thiện, đồng thời các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí… ngày càng

phát triển, người dân có điều kiện và cơ hội để nâng cao dân trí, sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)