Tăng từ nguồn bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

1.2. Quản trị vốn tự có

1.2.3.4.1. Tăng từ nguồn bên trong

Chủ yếu từ việc tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được

trong năm nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn.

- Ưu điểm: phương pháp này giúp ngân hàng tăng vốn tự có mà khơng phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được các chi phí huy động vốn thả nổi, khơng tốn kém chi phí, khơng phải hồn trả đồng thời khơng làm lỗng quyền kiểm sốt ngân hàng cũng như khơng đe dọa đến việc mất quyền kiểm sốt của các cổ đông hiện thời.

- Nhược điểm: chỉ áp dụng đối với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Hình thức này khơng thể áp dụng thường xun vì nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông. Tăng vốn từ nguồn bên trong có nhiều bất lợi về thuế và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi lãi suất và những điều kiện kinh tế mà ngân hàng không thể kiểm soát trực tiếp. Sự tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng trong những năm gần đây đã bị giảm sút so với trước, buộc nhiều ngân hàng phải phát hành cổ phiếu và giấy nợ không đảm bảo - nguồn vốn bên ngoài - để phụ thêm vào nguồn vốn tạo ra từ bên trong.

Phương pháp này phụ thuộc vào:

+ Chính sách phân phối cổ tức của ngân hàng: Dựa vào mức tăng trưởng của lợi nhuận ròng để đáp ứng nhu cầu vốn, tức là ngân hàng phải đưa ra một quyết định liên quan đến mức lợi nhuận hiện thời cần phải giữ lại để kinh doanh và mức lợi nhuận chi trả cho các cổ đơng dưới hình thức cổ tức. Như vậy, HĐQT và Ban giám đốc ngân hàng phải thống nhất một tỷ lệ duy trì và thanh tốn thích hợp từ thu nhập ròng của ngân hàng. Chính sách này cho biết ngân hàng cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập để tăng vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ được chia cho các cổ đông.

Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốn ngân hàng sẽ chậm, làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản. Ngược lại, nếu

tỷ lệ thu nhập giữ lại quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng sẽ bị giảm.

+ Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ: Một tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn nội bộ lý tưởng phải đáp ứng cả hai yêu cầu: Một là, ngân hàng tăng trưởng được tài sản có (đặc biệt là các khoản cho vay); Hai là, không làm suy giảm quá mức tỷ số vốn/ tài sản của ngân hàng.

Điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Ban giám đốc ngân hàng là cố gắng đạt được thành tích phân phối cổ tức ổn định. Nếu được vậy, các nhà đầu tư hưởng lãi sẽ cảm nhận có ít rủi ro trong sự thanh tốn cổ tức đối với họ và ngân hàng sẽ có sức hấp dẫn nhiều hơn đối với các nhà đầu tư.

Một chính sách phân phối cổ tức tối ưu cho ngân hàng là chính sách có thể tối đa hóa giá trị đầu tư của các cổ đông, thu hút được những cổ đông mới và giữ chân những cổ đông hiện tại một khi suất thu lợi trên vốn tự có của các chủ sở hữu ít nhất bằng với tỷ suất lợi nhuận tạo ra từ các cơ hội đầu tư khác có rủi ro tương đương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)