Các chỉ tiêu xác định quy mô vốn tự có của HDBank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

2.2. Thực trạng quản trị vốn tự có tại Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.HCM

2.2.2. Các chỉ tiêu xác định quy mô vốn tự có của HDBank

Bảng 2.5 Hệ số giới hạn huy động vốn của HDBank giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Mức tăng Tỷ lệ (%) Mức tăng Tỷ lệ (%) Mức tăng Tỷ lệ (%) Vốn tự có 1.516 1.943 2.973 3.378 427 28,17 1030 53,01 405 13,62 Tổng tiền gửi 14.674 21.240 30.774 42.157 6.566 44,74 9.534 44,88 11.383 36,98 Hệ số H1 10,33 9,15 9,67 8,01 -1,18 - +0,52 - -1,66 -

Chỉ số H1 phản ánh tính thanh khoản an tồn của các ngân hàng, chỉ số này đưa ra cảnh báo về giới hạn mức huy động vốn mà các ngân hàng cần duy trì mức độ an toàn trong quản lý tài sản nợ. Ngân hàng nào có tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng vốn huy động thấp hơn giới hạn 5% sẽ khó tránh khỏi tình trạng mất khả năng thanh tốn khi có sự cố xảy ra. Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong giai đoạn 2009-2012, HDBank đã cố gắng duy trì chỉ số H1 ở mức tương đối tốt, đảm bảo không vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có, do đó đảm bảo được khả năng chi trả của ngân hàng. Năm 2010 hệ số giới hạn huy động vốn của HDBank là 9,15% giảm 1,18% so với năm 2009, năm 2012 hệ số này là 8,01% giảm 1,66% so với năm 2011. Đây là một chuyển biến tích cực, chứng tỏ khả năng lãnh lạo cũng như chiến lược đúng đắn của HDBank trong thời gian qua. Vì hệ số này quá cao, chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi của HDBank không tốt, không tương xứng với tốc độ gia tăng quy mơ vốn tự có, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.2.2. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có của HDBank (H2)

Bảng 2.6 Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có của HDBank giai đoạn 2009-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Mức tăng Tỷ lệ (%) Mức tăng Tỷ lệ (%) Mức tăng Tỷ lệ (%) Vốn tự có 1.516 1.943 2.973 3.378 427 28,17 1030 53,01 405 13,62 Tổng tài sản có 19.127 34.389 45.025 52.782 15.262 79,79 10.636 30,92 7.757 17,22 Hệ số H2 7,93 5,65 6,60 6,40 -2,28 - 0,95 - -0,20 -

Chỉ số H2 đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Từ kinh nghiệm thực tiễn, các nhà quản lý cho rằng H2 cần được duy trì với mức tối thiểu là 5%. Với hệ số này, HDBank cũng đảm bảo tuân thủ theo luật định, năm 2009 là 7,93%, đến năm 2010 giảm xuống còn 5,65%, năm 2011 tăng lên 6,6% và đến năm 2012 lại giảm xuống còn 6,4%. Hệ số H2 của HDBank trong thời gian qua là khá tốt, duy trì quanh tỷ lệ 5% khơng xa.

2.2.2.3. Hệ số tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của HDBank (CAR)

Bảng 2.7 Hệ số CAR của HDBank giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Mức tăng Tỷ lệ (%) Mức tăng Tỷ lệ (%) Mức tăng Tỷ lệ (%) Vốn tự có 1.516 1.943 2.973 3.378 427 28,17 1030 53,01 405 13,62 Tổng tài sản “có” rủi ro 9.671 15.288 19.797 24.105 5.617 58,08 4,509 29,49 4,308 21,76 Hệ số CAR 15.67 12.71 15 14.01 -2.96 - 2.29 - -0.99 -

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2009-2012 và tính tốn của tác giả

Trong giai đoạn 2009-2012, HDBank đã duy trì một tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu khá cao so với hệ số an toàn vốn tối thiểu yêu cầu của NHNN là 9%. Tuy có nhiều biến động, năm 2009 là 15,67%, đến năm 2010 giảm xuống còn 12,71%, năm 2011 lại tăng lên đạt mức 15%, và năm 2012 lại giảm xuống còn 14,01%. Trong thời gian qua, với hệ số an toàn vốn tối thiểu khá cao như vậy chứng tỏ HDBank chưa sử dụng vốn tự có hiệu quả, do đó sẽ phải gánh chịu mức chi phí vốn khá cao.

2.2.2.4. Chất lƣợng và năng lực quản lý của HDBank

Trong thời gian qua, ta nhận thấy được chất lượng đội ngũ quản trị của HDBank chưa thật sự tốt. HĐQT và ban lãnh đạo của HDBank chưa đưa ra được những chiến

lược huy động vốn cũng như việc sử dụng vốn tự có một cách hiệu quả, trong khi mức mức vốn tự có ngày càng tăng để đáp ứng được lộ trình tăng vốn pháp định của NHNN. Tuy nhiên, với diễn biến của thị trường tài chính ngày càng phức tạp, nhiều rủi ro thì với chức năng bảo vệ, một quy mơ vốn tự có lớn sẽ giúp ngân hàng đảm bảo an tồn, duy trì niềm tin của khách hàng nhiều hơn vào HDBank.

2.2.2.5. Lịch sử lợi nhuận của HDBank

Do hiệu quả hoạt động của HDBank chưa cao, chưa tương xứng với mức vốn tự có ngày càng lớn hơn. Vì vậy, lợi nhuận ngân hàng đạt được tương đối thấp, dẫn đến việc lợi nhuận chia cho cổ đơng cũng có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ chia cổ tức có chiều hướng giảm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đơng. Xét về yếu tố này thì chất lượng quản trị vốn tự có của HDBank cũng chưa thật sự hiệu quả.

2.2.2.6. Chất lƣợng và đặc điểm quyền chủ sở hữu của HDBank

Xét về yếu tố chất lượng và đặc điểm quyền chủ sở hữu của HDBank thì chiếm tỷ trọng cao nhất là các tổ chức với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 71,48% trong cơ cấu cổ đơng và khơng có cổ đơng nước ngồi. Trong đó, có 12 tổ chức kinh tế nắm giữ trên 4,73% vốn điều lệ của ngân hàng. Tổng giá trị số cố phần các cổ đông này nắm giữ chiếm 57,72% vốn điều lệ. Các cổ đông này đa phần là các tổ chức kinh tế ngồi quốc doanh như Cơng ty Cổ phần Sovico, Cơng ty TNHH Thiết Bị và Ơ Tơ Vinaman,…và chỉ có một đơn vị duy nhất là công ty quốc doanh nắm giữ 4,83% vốn điều lệ đó là Công ty đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh. Cơng ty hoạt động lớn mạnh trong lĩnh vực chuyên về đầu tư, tài trợ tín dụng, dịch vụ tư vấn, tiếp nhận - cho vay vốn uỷ thác, quản lý vốn nhà nước và huy động vốn với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm cao.

Bảng 2.8 Cơ cấu cổ đông nắm giữ cổ phần của HDBank tính đến hết năm 2012

Đơn vị tính: người, tổ chức, % Số lượng Số lượng cổ phần nắm giữ Tỷ trọng (%) Cổ đông cá nhân 1.045 142.580.218 28,52 Cổ đông tổ chức 36 357.419.782 71,48

Tổng cộng 500.000.000 100

Nguồn: Theo báo cáo của HDBank 2012

Nhìn chung, trong cơ cấu cổ đơng của HDBank khơng có những tổ chức kinh tế lớn hoặc cổ đơng nước ngồi để có thể học hỏi được kinh nghiệm cũng như việc hấp dẫn đầu tư. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo của HDBank cũng có nhiều kinh nghiệm, từng được đào tạo ở các nước phát triển, làm việc tại các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa với việc thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài với nhiều kinh nghiệm sẽ giúp HDBank có những định hướng và chiến lược phát triển lâu dài, vươn xa hơn trên thị trường tài chính.

2.2.2.7. Điều kiện đặc thù của môi trƣờng kinh doanh của HDBank

Địa bàn hoạt động chủ yếu của HDBank là ở TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành có sự phát triển kinh tế vượt bậc như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ... Tuy nhiên, nhóm đối tượng khách hàng trọng tâm mà HDBank hiện đang hướng đến là nhóm khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc thù cùa nhóm khách hàng này là số lượng giao dịch sẽ nhiều nhưng giá trị một giao dịch không quá lớn. Do đó, mức vốn tự có của HDBank hiện thời cũng đã có thể đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng.

2.2.3. Các phƣơng pháp tăng vốn HDBank đã sử dụng.

Nhìn chung, HDBank sử dụng chủ yếu 2 phương pháp sau để tăng quy mơ vốn tự có trong suốt quá trình hình thành và phát triển cho đến năm 2012:

- Phát hành cổ phiếu thường để tăng vốn điều lệ: phương thức này chiếm vai trị chủ chốt trong việc tăng vốn tự có của HDBank.

- Tăng vốn từ nguồn nội bộ: HDBank trích lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, cũng như trích lập các quỹ khác theo quy định và phần lợi nhuận giữ lại không chia. Tuy nhiên, phần này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn tự có tăng thêm.

HDBank chủ yếu lựa chọn phương thức tăng vốn tự có từ phát hành cổ phiếu thường để tăng vốn điều lệ mà không phải từ lợi nhuận giữ lại là do:

+ Lượng vốn tự có có thể tăng lên từ nguồn nội bộ đối với HDBank là rất nhỏ. Hiệu quả hoạt động của HDBank đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn chưa cao. Lợi nhuận hoạt động tăng trong giai đoạn 2009-2011 nhưng vẫn còn khá thấp, năm 2009 lợi nhuận sau thuế là 194 tỷ đồng, năm 2010 là 269 tỷ đồng, tăng 38,65% so với năm 2009, năm 2011 đạt 426 tỷ đồng, tăng 58,36% so với năm 2010. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn, diễn biến phức tạp nên lợi nhuận năm 2012 chỉ đạt mức 326 tỷ đồng, giảm 23,47% so với năm 2011. Vì vậy, việc tăng vốn từ nguồn nội bộ đối với HDBank là không đáng kể và tăng vốn từ nguồn bên ngoài là lựa chọn tất yếu.

+ Trong phương thức tăng vốn từ nguồn bên ngoài như: phát hành cổ phiếu thường, phát hành cổ phiếu ưu đãi, phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc các loại trái phiếu dài hạn khác theo luật định, HDBank đã tập trung sử dụng phương thức phát hành cổ phiếu thường để tăng vốn điều lệ, từ đó tăng quy mơ vốn tự có của ngân hàng. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng từng được mệnh danh là cổ phiếu vua. Nó ln có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư bởi vì các nhà đầu tư thực sự ln có niềm tin rất lớn vào các cổ phiếu ngân hàng, vào sự “vững chắc” của các ngân hàng. Do vậy, việc lựa chọn phương thức này có thể đảm bảo khả năng thành cơng cao.

+ Cách thức phát hành cổ phiếu của HDBank đến nay chủ yếu vẫn là nhắm đến các cổ đông hiện hữu và CBCNV. Với cách thức này, HDBank sẽ tránh được sự pha lỗng quyền kiểm sốt ngân hàng. Hơn nữa, các cổ đông hiện hữu và CBCNV đã gắn bó và am hiểu tình hình hoạt động của ngân hàng nên khả năng những đối tượng này tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng là khá lớn. Đồng thời, việc bán cổ phần cho CBCNV ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn khi kiểm sốt thơng tin của các đối tượng mua cổ phần. Đồng thời, tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn vì lúc này lợi ích của ngân hàng cũng chính là lợi ích của bản thân mỗi nhân viên trong cương vị là cổ đông của ngân hàng.

2.2.4. Sử dụng vốn tự có tại HDBank

Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và ln tăng trưởng, nó được dùng để tài trợ cho các hoạt động dài hạn của HDBank như: mua sắm TSCĐ, góp vốn đầu tư dài hạn và bổ sung nguồn vốn trung dài hạn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.4.1. Đầu tƣ vào tài sản cố định

Theo Điều 140 chương 7 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định:“Tổ chức

tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không quá 50% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”. Theo đó, HDBank đã tuân

thủ nghiêm ngặt quy định này.

Bảng 2.9 Tài sản cố định của HDBank giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng,% 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Mức tăng % Mức tăng % Mức tăng % Nguyên giá TSCĐ hữu hình 216 243 339 374 27 12,5 96 39,5 35 10,32 Nguyên giá TSCĐ vơ hình 66 71 78 80 5 7,57 7 9,85 2 2,56 TỔNG 282 314 417 454 32 11,34 103 32,8 37 8,87

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2009-2012

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình của HDBank tăng liên tục trong giai đoạn 2009-2012. Năm 2010, tổng TSCĐ của HDBank là 314 tỷ đồng, tăng 32 tỷ đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 103 tỷ đồng so với năm 2010 và đến năm 2012 thì tổng TSCĐ đạt 454 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đồng so với năm 2011.

Trong cơ cấu TSCĐ hữu hình, HDBank đầu tư chủ yếu vào nhà cửa, vật kiến trúc. Vốn tự có đã được HDBank đầu tư vào việc mua sắm thêm các tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất để mở rộng mạng lưới, nâng quy mô hoạt động lên tầm mới tương ứng mức vốn tự có mới của ngân hàng. Trong thời gian qua, HDBank đã mở rộng mạng lưới hoạt động rất nhanh, từ 65 chi nhánh, phòng giao dịch năm 2009 đến cuối năm 2012, HDBank đã có 121 chi nhánh, phịng giao dịch và quỹ tiết kiệm tại 15 tỉnh thành trong trên cả nước.

Các địa điểm HDBank chọn để đặt địa điểm mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch mới đều thuộc các khu vực thành phố lớn, đông dân cư, các trung tâm kinh tế năng động, có nhiều tiềm năng về dịch vụ tài chính, hoạt động giao dịch thương mại sôi động... như TP.HCM, Hà Nội, Long An, Biên Hịa-Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh-Nghệ An...Đặt điểm giao dịch ở những vị trí này sẽ rất thuận lợi cho HDBank trong việc thu hút khách hàng cá nhân cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhóm khách hàng mà HDBank đang chú trọng phát triển. Bên cạnh đó, việc có mặt tại các khu vực phát triển mạnh về kinh tế như vậy sẽ giúp cho việc quảng bá thương hiệu HDBank đến với đông đảo khách hàng hơn, thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng từ đó tăng cường doanh số giao dịch, nâng cao thu nhập của ngân hàng.

Bên cạnh đó, các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý... cũng được chú trọng đầu tư nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng.

Trong cơ cấu TSCĐ vơ hình, HDBank chú trọng đầu tư vào cơng nghệ phần mềm máy vi tính. Vốn tự có tăng mạnh đã tạo điều kiện cho HDBank đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. HDBank đã chi hơn 5 triệu USD để đầu tư cho hệ thống phần mềm lõi Core Banking. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, HDBank đã có thể online toàn hệ thống giúp giảm bớt thời gian giao dịch. Hơn nữa, trên nền tảng cơng nghệ mới này, HDBank cịn có thể phát triển thêm nhiều sản phẩm mới hiện hoặc kết hợp với các chương trình phần mềm riêng biệt để tăng cường khả năng quản lý rủi ro như chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, phần mềm quản lý thẻ ... Đồng thời, công nghệ mới này có thể hỗ trợ linh hoạt cho việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, tăng cường khả năng quản trị ngân hàng tập trung, giảm thiểu rủi ro, nâng cao khả năng quản lý dữ liệu và hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong năm 2012, HDBank hầu như đã bổ sung đầy đủ các sản phẩm ngân hàng hiện đại so sánh với toàn ngành và không ngừng cải tiến chất lượng. Với phương châm “Công nghệ ngân hàng hiện đại - chìa khố dẫn lối thành cơng”, việc đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại

nhằm tạo nên tính ưu việt cho các sản phẩm dịch vụ, tạo đà cho HDBank hội nhập với trình độ phát triển cơng nghệ thông tin trong nước và quốc tế.

Các nhà quản trị cần phải có chiến lược rõ ràng khi lên kế hoạch đầu tư, mua sắm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)