Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 28)

1.2. Quản trị vốn tự có

1.2.3.5.3. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

EPS =

EPS là phần lợi nhuận phân bổ cho mỗi cổ phần thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với các bên có liên quan, đặc biệt là các cổ đông. Thông thường, cổ tức được chia cho mỗi cổ phần phổ thông không vượt quá mức lãi cơ bản trên cổ phiếu. EPS cao sẽ là động lực thu hút được các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào cổ phiếu của ngân hàng. Ngược lại, EPS thấp sẽ khơng khuyến khích được các nhà đầu tư.

1.2.4. Kinh nghiệm quản trị vốn tự có tại các ngân hàng nƣớc ngồi 1.2.4.1. Ngân hàng Bangkok

Ngân hàng Bangkok là một trong những ngân hàng hàng đầu của Thái Lan được thành lập vào năm 1944. Vượt qua cơn bão khủng hồng tài chính năm 1997, ngân hàng Bangkok phát triển ngày càng lớn mạnh. Với định hướng phát triển bền vững và lâu dài, ngân hàng Bangkok đã đề ra mục tiêu của cơng tác quản trị vốn tự có là phải làm sao duy trì được mức vốn hợp lý để hỗ trợ chiến lược tăng trưởng và đáp ứng yêu cầu quản lý. Ban quản trị ngân hàng thường xuyên đánh giá mức an toàn vốn của ngân hàng mình theo các kịch bản khác nhau để đảm bảo quy mơ vốn hiện có là phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện hành.

Song song với sự phát triển ngày càng lớn mạnh, vốn chủ sở hữu của ngân hàng Bangkok cũng được tăng tương ứng.. Một điểm đặc biệt của ngân hàng Bangkok so với các NHTM Việt Nam là vốn điều lệ vẫn cố định ở mức 56 tỷ Bath trong suốt thời gian từ năm 2009-2012 (Phụ lục 1). Điều đó cho thấy ngân hàng Bangkok đã tập trung hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu chủ yếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại và dự phịng tài chính. Để làm được điều này thì ban quản trị ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản trị mọi mặt trong đó có quản trị vốn tự có hiệu quả và an tồn.

1.2.4.2. UOB

Đây là một trong những ngân hàng hàng đầu của Singapore. Việc quản trị vốn tự có của UOB nhằm mục tiêu đảm bảo hoạt động của UOB và các công ty thành viên trước các rủi ro tiềm ẩn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo quy định, đảm bảo các yêu cầu khác về vốn.

Việc quản trị vốn tự có được thực hiện theo một q trình đánh giá liên tục với các yếu tố chính: đánh giá vốn và các rủi ro kinh doanh dựa trên các phân đoạn kinh doanh, các sản phẩm, khu vực địa lý, cũng như sự phù hợp của các đánh giá với quá trình lập ngân sách, thiết lập và theo dõi các chỉ tiêu vốn nội bộ để đảm bảo rằng UOB và các công ty thành viên của nó có đủ vốn để hỗ trợ cho việc tăng trưởng kinh doanh của mình, đánh giá các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn, lập kế hoạch để huy động và đảm bảo nguồn vốn cần thiết.

Trong giai đoạn 2009-2012, tốc độ tăng của vốn điều lệ có xu hướng giảm dần trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận giữ lại và các quỹ có xu hướng tăng dần. Điều đó cho thấy UOB đã quản trị vốn tự có tốt, tình hình hoạt động kinh doanh có lãi và an tồn, lợi nhuận tăng trưởng tốt, thu hút được các nhà đầu tư, đẩy mạnh được vị thế của UOB trên thị trường tài chính (Phụ lục 2).

1.2.5. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Qua những phân tích ở trên, tác giả xin rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam như sau:

Thứ nhất, có nhiều phương pháp để có thể tăng vốn tự có, các NHTM Việt Nam có thể linh hoạt sử dụng tùy thuộc vào điều kiện, hồn cảnh của mình và thị trường trong từng thời kỳ.

Thứ hai, việc tăng vốn hiệu quả nhất là từ nguồn nội bộ tức là từ lợi nhuận giữ lại và các quỹ dự trữ. Các ngân hàng nước ngoài chủ yếu tăng vốn từ nguồn này. Tuy nhiên điều kiện cần thiết là phải hoạt động hiệu quả, thu được lợi nhuận cao, từ đó mới có cơ sở để hình thành nguồn dự phịng và lợi nhuận giữ lại lớn, đủ để tăng nguốn vốn tự có.

Thứ ba, việc tăng vốn là cần thiết nhưng song song đó việc nâng cao năng lực quản trị, điều hành cũng cần thiết không kém. Việc tăng vốn nhanh quá mức trong thời gian qua trong khi quy mô hoạt động không tăng tương ứng cũng như năng lực quản trị còn hạn chế đã dẫn đến nhiều hậu quả ngược cho các ngân hàng. Năng lực tài chính chẳng những khơng tăng như mong đợi mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thứ tư, chiến lược sử dụng nguồn vốn tự có là hết sức quan trọng. Không xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn tự có hợp lý sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu gánh nặng chi phí vốn lớn, từ đó kéo giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Vốn tự có đóng một vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Nó là yếu tố nền tảng thể hiện năng lực tài chính cũng như năng lực cạnh tranh của các ngân hàng với nhau. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, yêu cầu các ngân hàng phải quan tâm đến việc quản trị vốn tự có hơn. Chương 1 đã khái quát lên những nội dung cơ bản về vốn tự có của NHTM. Đồng thời, cũng đã trình bày những vấn đề cơ bản trong cơng tác quản trị vốn tự có như: xác định quy mơ vốn tự có thích hợp, lựa chọn phương án tăng vốn hiệu quả nhất trên cơ sở đánh giá ưu, khuyết điểm của từng phương án, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị vốn tự có, cũng như đã đề cập đến một số kinh nghiệm quản trị vốn tự có của một số ngân hàng nước ngồi như Bangkok, UOB từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM

2.1. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank (2009-2012)

- Về quy mô tổng tài sản

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình của HDBank từ năm 2009 đến cuối năm 2012 đạt 42,65%, trong đó năm 2009, 2010 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Trong năm 2012 ngành ngân hàng phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thử thách như nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp. Tuy nhiên so với năm 2011, tổng tài sản năm 2012 của HDBank vẫn tăng trưởng khá tốt tăng 17,23%. Đạt được điều này là do HDBank đã tăng cường chú trọng việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro, hoàn thiện và triển khai các biện pháp kiểm sốt rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành cho tồn hệ thống. Bên cạnh đó, HDBank tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống cơng nghệ thơng tin, gia tăng nhiều tiện ích cho khách hàng thơng qua các sản phẩm dịch vụ công nghệ hiện đại như dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking, chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ…

Bảng 2.1 Tổng tài sản của HDBank giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Mức tăng (%) Mức tăng (%) Mức tăng (%) Tổng tài sản 19.127 34.389 45.025 52.783 15.262 79,79 10.636 30,93 7.758 17,23

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2009-2012 và tình tốn của tác giả

- Về tình hình huy động vốn

HDBank trong hệ thống ngân hàng. Các sản phẩm huy động vốn của HDBank rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức bằng ngoại tệ và nội tệ thông qua các kênh huy động khác nhau. Cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các TCTD trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt. Thêm vào đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán đã làm dịch chuyển luồng vốn cá nhân và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khốn.

Có thể thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2009-2012 đạt mức cao. Năm 2009 huy động vốn đạt mức 17.119 tỷ đồng, năm 2010 huy động vốn đạt 30.494 tỷ đồng tăng 13.363 tỷ đồng tương đương 78%, năm 2011 đạt 39.684 tỷ đồng, tăng 9.190 tỷ đồng tương đương 30,1% so với năm 2010. Năm 2012 do diễn biến phức tạp từ thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, tổng huy động vốn đạt 46.368 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2011 là 6.684 tỷ đồng tương đương 16,8%. Nguồn vốn trên chủ yếu được huy động từ các tầng lớp dân cư, từ 8.056 tỷ đồng năm 2009 đã tăng lên 25.957 tỷ đồng vào năm 2012, góp phần nâng cao tính ổn định của tổng nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 2.1 Huy động vốn của HDBank theo thành phần 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2009-2012

Xét về kỳ hạn, nguồn vốn mà HDBank huy động được chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Năm 2009 huy động từ nguồn vốn ngắn hạn đạt 13.976 tỷ đồng chiếm 81,64%, năm 2010 đạt 25.317 tỷ đồng chiếm 83%, năm 2011 đạt 35.372 tỷ đồng chiếm 89,1%

trong tổng nguồn vốn huy động. Trước tình hình 3 năm liên tục nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều trong tổng nguồn vốn huy động, HDBank đã tích cực có những chiến lược thu hút huy động nguồn vốn trung dài hạn để đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động trong ngân hàng. Kết quả năm 2012 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 45,9%, nguồn vốn trung dài hạn chiếm 54,1%. Điều này cho thấy HDBank đã có chiến lược đúng đắn để cải thiện tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong tổng nguồn vốn.

Biểu đồ 2.2 Huy động vốn của HDBank theo kỳ hạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2009-2012

- Về hoạt động tín dụng

Trong điều kiện kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao trên thế giới, nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sơi động. HDBank thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Việc tăng trưởng tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ để đảm bảo an tồn hoạt động cho ngân hàng. Đồng thời với phương châm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, HDBank chủ động điều chỉnh các chính sách tín dụng kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường và sự thay đổi chính sách của Nhà nước.

Hoạt động tín dụng tăng trưởng khá tốt qua các năm. Năm 2010, tổng dư nợ đạt 11.728 tỷ đồng tỷ, tăng 3.479 tỷ đồng tương đương 42,49% so với năm 2009, trong đó

tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,83%, đến cuối năm 2011 mặc dù chính sách tín dụng bị thắt chặt nhưng tổng dư nợ vẫn thu được kết quả khả quan đạt 13.848 tỷ đồng, tăng 2.120 tỷ đồng so với năm 2010. Với các chính sách tín dụng hợp lý trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi, năm 2012 tổng dư nợ đã đạt 21.148 tỷ đồng, tăng 7.300 tỷ đồng so với năm 2011.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng cao nhưng chất lượng tín dụng của HDBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và quy chế của HDBank. Tỷ lệ nợ xấu (gồm tổng dư nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 phân loại theo quy định của NHNN trên tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng) của HDBank vẫn đáp ứng được yêu cầu của NHNN.

Xét về thành phần, trong cơ cấu tổng dư nợ của HDBank thì dư nợ cho khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng tăng từ 49,20% năm 2009 đến năm 2012 đạt 58,77%.

Biểu đồ 2.3 Dƣ nợ theo thành phần của HDBank 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2009-2012

Xét về kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng dư nợ của HDBank. Năm 2009 chiếm 65,02%, năm 2010 chiếm 70,14%, năm 2011 là 72,71% và năm 2012 chiếm 83,07%. HDBank cần có chiến lược cải thiện tỷ trọng giữa dư nợ tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn nhằm tránh tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong tổng cơ cấu dư nợ của HDBank.

Biểu đồ 2.4 Dƣ nợ theo kỳ hạn của HDBank 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2009 -2012

- Về hiệu quả và an toàn

Cùng với tăng trưởng về quy mô, kết quả kinh doanh của HDBank trong 04 năm

vừa qua cũng đạt được những thành tựu khả quan, đặc biệt là trong năm 2011 tổng lợi nhuận trước thuế đạt 566 tỷ, tăng 215 tỷ tương đương 61,3% so với năm 2010. Đây là năm mà HDBank đã đạt được nhiều kết quả như mong muốn, vượt xa cả kế hoạch đã đề ra của HĐQT cũng như Ban giám đốc. Đến năm 2012 do tình hình chung của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, tổng lợi nhuận trước thuế của HDBank đã có phần sụt giảm, chỉ đạt 427 tỷ đồng, giảm 139 tỷ đồng so với năm 2011. Tuy nhiên năng lực tài chính của HDBank vẫn được đảm bảo và cải thiện, đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN (9%). Như vậy, mặc dù mơi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên HDBank vẫn đảm bảo khả năng tăng trường về quy mơ trên các chỉ tiêu tài chính, tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động, đồng thời chú trọng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình.

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Thu nhập lãi thuần 235 522 1.309 850

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 140 154 64 18 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 63 (39) (93) (43) Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh

doanh - - - 8

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (5) 17 (45) 315 Lãi thuần từ mua bán đầu tư dài hạn khác 44 22 - -

Lãi thuần từ hoạt động khác - 11 2 348

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 15 24 10 26 Chi phí hoạt động và chi phí dự phịng rủi ro

tín dụng 237 360 681 1.095

Lợi nhuận trước thuế 257 351 566 427

ROA 1,54 1,13 1,06 0,9

ROE 12,0 16,98 14,27 9,12

CAR 15,67 12,71 15,0 14,01

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2009-2012

2.2. Thực trạng về quản trị vốn tự có tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM 2.2.1. Quy mơ vốn tự có tại HDBank

Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/4/2005 thì vốn tự có của HDBank vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2009 đạt 1.516 tỷ đồng.

Bảng 2.3 Vốn tự có của HDBank năm 2009

Đơn vị tính: tỷ đồng

2009

I. VỐN CẤP 1 1.601

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 16

Quỹ dự phịng tài chính 30

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 5

Lợi nhuận không chia -

II. VỐN CẤP 2 50

Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng Tài sản “Có” rủi ro 50

III. CÁC KHOẢN PHẢI TRỪ 135

Góp vốn liên doanh mua CP của TCTD khác 135

VỐN TỰ CÓ 1.516

Nguồn: Báo cáo thường niên của HDBank 2009 và tính tốn của tác giả

Theo Thơng tư 13/2010/TT-NHNN chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2010 và thay thế cho Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà, thì mức vốn tự có của HDBank trong giai đoạn 2010-2012 được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)