Lịch sử lợi nhuận của HDBank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 42)

2.2. Thực trạng quản trị vốn tự có tại Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.HCM

2.2.2.5. Lịch sử lợi nhuận của HDBank

Do hiệu quả hoạt động của HDBank chưa cao, chưa tương xứng với mức vốn tự có ngày càng lớn hơn. Vì vậy, lợi nhuận ngân hàng đạt được tương đối thấp, dẫn đến việc lợi nhuận chia cho cổ đơng cũng có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ chia cổ tức có chiều hướng giảm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đơng. Xét về yếu tố này thì chất lượng quản trị vốn tự có của HDBank cũng chưa thật sự hiệu quả.

2.2.2.6. Chất lƣợng và đặc điểm quyền chủ sở hữu của HDBank

Xét về yếu tố chất lượng và đặc điểm quyền chủ sở hữu của HDBank thì chiếm tỷ trọng cao nhất là các tổ chức với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 71,48% trong cơ cấu cổ đơng và khơng có cổ đơng nước ngồi. Trong đó, có 12 tổ chức kinh tế nắm giữ trên 4,73% vốn điều lệ của ngân hàng. Tổng giá trị số cố phần các cổ đông này nắm giữ chiếm 57,72% vốn điều lệ. Các cổ đông này đa phần là các tổ chức kinh tế ngồi quốc doanh như Cơng ty Cổ phần Sovico, Cơng ty TNHH Thiết Bị và Ơ Tơ Vinaman,…và chỉ có một đơn vị duy nhất là công ty quốc doanh nắm giữ 4,83% vốn điều lệ đó là Cơng ty đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh. Cơng ty hoạt động lớn mạnh trong lĩnh vực chuyên về đầu tư, tài trợ tín dụng, dịch vụ tư vấn, tiếp nhận - cho vay vốn uỷ thác, quản lý vốn nhà nước và huy động vốn với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm cao.

Bảng 2.8 Cơ cấu cổ đông nắm giữ cổ phần của HDBank tính đến hết năm 2012

Đơn vị tính: người, tổ chức, % Số lượng Số lượng cổ phần nắm giữ Tỷ trọng (%) Cổ đông cá nhân 1.045 142.580.218 28,52 Cổ đông tổ chức 36 357.419.782 71,48

Tổng cộng 500.000.000 100

Nguồn: Theo báo cáo của HDBank 2012

Nhìn chung, trong cơ cấu cổ đơng của HDBank khơng có những tổ chức kinh tế lớn hoặc cổ đông nước ngồi để có thể học hỏi được kinh nghiệm cũng như việc hấp dẫn đầu tư. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo của HDBank cũng có nhiều kinh nghiệm, từng được đào tạo ở các nước phát triển, làm việc tại các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa với việc thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài với nhiều kinh nghiệm sẽ giúp HDBank có những định hướng và chiến lược phát triển lâu dài, vươn xa hơn trên thị trường tài chính.

2.2.2.7. Điều kiện đặc thù của môi trƣờng kinh doanh của HDBank

Địa bàn hoạt động chủ yếu của HDBank là ở TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành có sự phát triển kinh tế vượt bậc như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ... Tuy nhiên, nhóm đối tượng khách hàng trọng tâm mà HDBank hiện đang hướng đến là nhóm khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc thù cùa nhóm khách hàng này là số lượng giao dịch sẽ nhiều nhưng giá trị một giao dịch không quá lớn. Do đó, mức vốn tự có của HDBank hiện thời cũng đã có thể đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng.

2.2.3. Các phƣơng pháp tăng vốn HDBank đã sử dụng.

Nhìn chung, HDBank sử dụng chủ yếu 2 phương pháp sau để tăng quy mơ vốn tự có trong suốt q trình hình thành và phát triển cho đến năm 2012:

- Phát hành cổ phiếu thường để tăng vốn điều lệ: phương thức này chiếm vai trò chủ chốt trong việc tăng vốn tự có của HDBank.

- Tăng vốn từ nguồn nội bộ: HDBank trích lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, cũng như trích lập các quỹ khác theo quy định và phần lợi nhuận giữ lại không chia. Tuy nhiên, phần này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn tự có tăng thêm.

HDBank chủ yếu lựa chọn phương thức tăng vốn tự có từ phát hành cổ phiếu thường để tăng vốn điều lệ mà không phải từ lợi nhuận giữ lại là do:

+ Lượng vốn tự có có thể tăng lên từ nguồn nội bộ đối với HDBank là rất nhỏ. Hiệu quả hoạt động của HDBank đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn chưa cao. Lợi nhuận hoạt động tăng trong giai đoạn 2009-2011 nhưng vẫn còn khá thấp, năm 2009 lợi nhuận sau thuế là 194 tỷ đồng, năm 2010 là 269 tỷ đồng, tăng 38,65% so với năm 2009, năm 2011 đạt 426 tỷ đồng, tăng 58,36% so với năm 2010. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn, diễn biến phức tạp nên lợi nhuận năm 2012 chỉ đạt mức 326 tỷ đồng, giảm 23,47% so với năm 2011. Vì vậy, việc tăng vốn từ nguồn nội bộ đối với HDBank là không đáng kể và tăng vốn từ nguồn bên ngoài là lựa chọn tất yếu.

+ Trong phương thức tăng vốn từ nguồn bên ngoài như: phát hành cổ phiếu thường, phát hành cổ phiếu ưu đãi, phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc các loại trái phiếu dài hạn khác theo luật định, HDBank đã tập trung sử dụng phương thức phát hành cổ phiếu thường để tăng vốn điều lệ, từ đó tăng quy mơ vốn tự có của ngân hàng. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng từng được mệnh danh là cổ phiếu vua. Nó ln có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư bởi vì các nhà đầu tư thực sự ln có niềm tin rất lớn vào các cổ phiếu ngân hàng, vào sự “vững chắc” của các ngân hàng. Do vậy, việc lựa chọn phương thức này có thể đảm bảo khả năng thành công cao.

+ Cách thức phát hành cổ phiếu của HDBank đến nay chủ yếu vẫn là nhắm đến các cổ đông hiện hữu và CBCNV. Với cách thức này, HDBank sẽ tránh được sự pha lỗng quyền kiểm sốt ngân hàng. Hơn nữa, các cổ đơng hiện hữu và CBCNV đã gắn bó và am hiểu tình hình hoạt động của ngân hàng nên khả năng những đối tượng này tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng là khá lớn. Đồng thời, việc bán cổ phần cho CBCNV ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn khi kiểm sốt thơng tin của các đối tượng mua cổ phần. Đồng thời, tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn vì lúc này lợi ích của ngân hàng cũng chính là lợi ích của bản thân mỗi nhân viên trong cương vị là cổ đông của ngân hàng.

2.2.4. Sử dụng vốn tự có tại HDBank

Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và ln tăng trưởng, nó được dùng để tài trợ cho các hoạt động dài hạn của HDBank như: mua sắm TSCĐ, góp vốn đầu tư dài hạn và bổ sung nguồn vốn trung dài hạn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.4.1. Đầu tƣ vào tài sản cố định

Theo Điều 140 chương 7 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định:“Tổ chức

tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không quá 50% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”. Theo đó, HDBank đã tuân

thủ nghiêm ngặt quy định này.

Bảng 2.9 Tài sản cố định của HDBank giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng,% 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Mức tăng % Mức tăng % Mức tăng % Nguyên giá TSCĐ hữu hình 216 243 339 374 27 12,5 96 39,5 35 10,32 Nguyên giá TSCĐ vơ hình 66 71 78 80 5 7,57 7 9,85 2 2,56 TỔNG 282 314 417 454 32 11,34 103 32,8 37 8,87

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2009-2012

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình của HDBank tăng liên tục trong giai đoạn 2009-2012. Năm 2010, tổng TSCĐ của HDBank là 314 tỷ đồng, tăng 32 tỷ đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 103 tỷ đồng so với năm 2010 và đến năm 2012 thì tổng TSCĐ đạt 454 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đồng so với năm 2011.

Trong cơ cấu TSCĐ hữu hình, HDBank đầu tư chủ yếu vào nhà cửa, vật kiến trúc. Vốn tự có đã được HDBank đầu tư vào việc mua sắm thêm các tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất để mở rộng mạng lưới, nâng quy mô hoạt động lên tầm mới tương ứng mức vốn tự có mới của ngân hàng. Trong thời gian qua, HDBank đã mở rộng mạng lưới hoạt động rất nhanh, từ 65 chi nhánh, phòng giao dịch năm 2009 đến cuối năm 2012, HDBank đã có 121 chi nhánh, phịng giao dịch và quỹ tiết kiệm tại 15 tỉnh thành trong trên cả nước.

Các địa điểm HDBank chọn để đặt địa điểm mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch mới đều thuộc các khu vực thành phố lớn, đông dân cư, các trung tâm kinh tế năng động, có nhiều tiềm năng về dịch vụ tài chính, hoạt động giao dịch thương mại sôi động... như TP.HCM, Hà Nội, Long An, Biên Hịa-Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh-Nghệ An...Đặt điểm giao dịch ở những vị trí này sẽ rất thuận lợi cho HDBank trong việc thu hút khách hàng cá nhân cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhóm khách hàng mà HDBank đang chú trọng phát triển. Bên cạnh đó, việc có mặt tại các khu vực phát triển mạnh về kinh tế như vậy sẽ giúp cho việc quảng bá thương hiệu HDBank đến với đông đảo khách hàng hơn, thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng từ đó tăng cường doanh số giao dịch, nâng cao thu nhập của ngân hàng.

Bên cạnh đó, các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý... cũng được chú trọng đầu tư nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng.

Trong cơ cấu TSCĐ vơ hình, HDBank chú trọng đầu tư vào công nghệ phần mềm máy vi tính. Vốn tự có tăng mạnh đã tạo điều kiện cho HDBank đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. HDBank đã chi hơn 5 triệu USD để đầu tư cho hệ thống phần mềm lõi Core Banking. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, HDBank đã có thể online tồn hệ thống giúp giảm bớt thời gian giao dịch. Hơn nữa, trên nền tảng cơng nghệ mới này, HDBank cịn có thể phát triển thêm nhiều sản phẩm mới hiện hoặc kết hợp với các chương trình phần mềm riêng biệt để tăng cường khả năng quản lý rủi ro như chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, phần mềm quản lý thẻ ... Đồng thời, cơng nghệ mới này có thể hỗ trợ linh hoạt cho việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, tăng cường khả năng quản trị ngân hàng tập trung, giảm thiểu rủi ro, nâng cao khả năng quản lý dữ liệu và hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong năm 2012, HDBank hầu như đã bổ sung đầy đủ các sản phẩm ngân hàng hiện đại so sánh với toàn ngành và không ngừng cải tiến chất lượng. Với phương châm “Công nghệ ngân hàng hiện đại - chìa khố dẫn lối thành công”, việc đầu tư vào công nghệ thơng tin hiện đại

nhằm tạo nên tính ưu việt cho các sản phẩm dịch vụ, tạo đà cho HDBank hội nhập với trình độ phát triển cơng nghệ thơng tin trong nước và quốc tế.

Các nhà quản trị cần phải có chiến lược rõ ràng khi lên kế hoạch đầu tư, mua sắm mới TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của HDBank. Danh mục TSCĐ đầu tư mới cần được chú ý đảm bảo tính hiệu quả trong khai thác sử dụng để đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng mình.

2.2.4.2. Đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần

Bảng 2.10 Đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần của HDBank

Đơn vị tính: tỷ đồng,%

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2009-2012

Tổng các khoản đầu tư dài hạn tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2012 là 58 tỷ đồng, giảm 141 tỷ đồng, tương đương giảm 70,85% so với năm 2011, chiếm 1,07% trên vốn điều lệ và các quỹ của HDBank và chiếm 0,11% tổng tài sản có của HDBank. Tỷ lệ dùng vốn tự có để góp vốn đầu tư dài hạn của HDBank không nhiều, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn tự có.

Các khoản đầu tư dài hạn của ngân hàng chủ yếu là góp vốn vào các TCKT, khơng có cơng ty con cũng như khơng có cơng ty liên doanh, liên kết. Các đơn vị kinh tế trong danh mục đầu tư của HDBank lựa chọn để tham gia góp vốn đầu tư là các đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu quả như: Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường, công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Công ty cổ phần địa ốc HDReal,…Các khoản góp vốn này cũng đã đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Điển hình như trong năm 2009, việc góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế, TCTD khác đã đem lại nguồn thu lên đến hơn 15 tỷ đồng chiếm 3,1% trong tổng thu nhập hoạt động của HDBank. Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Mức tăng % Mức tăng % Mức tăng % Góp vốn

đầu tư dài hạn

2010, thu được 24 tỷ đồng, năm 2011 là 10 tỷ. Trước diễn biến tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2012, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt,…HDBank đã chủ động chuyển nhượng 70,85% vốn góp của mình so với năm 2011, để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn.

2.2.4.3. Bổ sung nguồn vốn trung - dài hạn

Việc sử dụng vốn tự có để bổ sung nguồn vốn trung - dài hạn nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư trái phiếu phát triển, mở rộng việc cho vay trung - dài hạn của HDBank đang có những chuyển biến tích cực. HDBank đang ngày càng nâng cao tỷ trọng đầu tư vào khoản mục chứng khoán đầu tư.

Bảng 2.11 Chứng khoán đầu tƣ của HDBank 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2009-2012

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy giai đoạn 2009-2012, tỷ trọng đầu tư vào chứng khốn của HDBank có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2009 là 2.636 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 7.452 tỷ đồng tăng 4.816 tỷ đồng, tương đương 182,70% so với năm 2009, năm 2011 tăng 43,20% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 9,97% so với năm 2011. Chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh phát hành, vì đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao và là nơi trú ẩn an tồn của nguồn vốn tự có tăng thêm so với việc cho vay trung dài hạn trong tình hình nợ xấu ngày càng tăng cao. Hơn nữa, việc đầu tư vào vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh phát hành nhằm tăng sinh lời cho vốn dự trữ và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các khoản đầu tư đều được HDBank trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ theo quy định.

2.2.5. Đánh giá kết quả đạt đƣợc trong công tác quản trị vốn tự có tại HDBank

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Chứng khoán sẵn sàng để bán 1.290 5.805 8.956 10.372 Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn 1.418 1.738 1.891 1.486 Dự phịng giảm giá chứng khốn (72) (91) (175) (122) Chứng khoán đầu tư 2.636 7.452 10.672 11.736

2.2.5.1. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của HDBank

Bảng 2.12 ROA của HDBank giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận trước (sau) thuế 194.205 269.408 426.496 428.430 Tổng tài sản bình quân 12.610.649 23.841.415 40.235.471 47.603.000

ROA 1,54 1,13 1,06 0,9

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2009-2012 và tính tốn của tác giả

Qua bảng phân tích số liệu, ROA của HDBank giảm liên tục trong giai đoạn 2009- 2012. Năm 2010 giảm 0,41% so với năm 2009, năm 2011 giảm 0,07% so với năm 2010 và 2012 giảm 0,16% so với năm 2011. Như đã biết, ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay tổng lượng tài sản). ROA càng cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Do đó, với tình trạng ROA của HDBank giảm như vậy thì sức hấp dẫn cổ phiếu đối với các cổ đông sẽ giảm, gây ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)