Các giải pháp tăng vốn hiệu quả tại HDBank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 61)

3.2. Các giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại HDBank

3.2.1. Các giải pháp tăng vốn hiệu quả tại HDBank

3.2.1.1. Xác định mức vốn tự có hợp lý

Trong thời gian qua, HDBank chủ yếu tăng vốn trong thế bị động. Điều này có nghĩa là HDBank chỉ tăng vốn để đáp ứng quy định về vốn pháp định mà chưa chủ động tính tốn mức vốn nào là phù hợp với ngân hàng mình. Trong khi đó, việc xác định mức vốn phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là bước đầu tiên trong quá trình quản trị nguồn vốn tự có của ngân hàng. Nếu mức vốn được xác định khơng chính xác thì sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng vốn sau này và sẽ khó có thể đem lại kết quả cao như mong đợi.

3.2.1.2. Chọn phƣơng án tăng vốn thích hợp

Để tăng vốn tự có, ngân hàng có thể tăng vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Như đã trình bày, trong cơ cấu vốn tự có của HDBank thì vốn cấp 1 chiếm tỷ trọng rất lớn so với vốn

cấp 2 đồng thời trong vốn cấp 1 thì khoản mục vốn điều lệ lại chiếm ưu thế hơn các thành phần khác. Do đó, trong kế hoạch tăng vốn sắp tới, bên cạnh việc tăng vốn điều lệ và các thành phần khác của vốn cấp 1, HDBank cần phải chú trọng vào việc tăng nguồn vốn cấp 2 hơn nữa.

Có nhiều cách để ngân hàng gia tăng quy mơ vốn tự có. Từ lúc thành lập cho đến thời điểm cuối năm 2012, HDBank chủ yếu áp dụng phương án phát hành thêm cổ phiếu thường để tăng vốn tự có. Với sự phát triển của thị trường chứng khốn, phương án này đã khá thành công, giúp cho HDBank đáp ứng được quy định về vốn pháp định theo lộ trình của cơ quan quản lý ngân hàng đã đặt ra. Tuy nhiên, tăng vốn hồn tồn thơng qua phương thức phát hành cổ phiếu khơng phải là một giải pháp hiệu quả. Để có thể tận dụng hết những ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những nhược điểm của các phương thức tăng vốn, luận văn xin đề xuất những phương án sau cho HDBank:

- Tăng vốn từ nguồn nội bộ

Những năm trước đây, lợi nhuận HDBank đạt được tương đối thấp. Ngân hàng phải ưu tiên để trả cổ tức cho cổ đơng và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện đại các ngân hàng ở các quốc gia khác đa số tăng vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại. HDBank muốn phát triển thành một ngân hàng đa năng, hiện đại thì nhất thiết cũng phải đi theo hướng này. Do đó, trong kế hoạch cho những năm sắp tới, đặc biệt là năm 2013 này, HDBank cần chủ động đặt ra mục tiêu tăng mức lợi nhuận giữ lại song vẫn phải duy trì mức chia cổ tức cao và ổn định cho các cổ đơng. Đồng thời, HDBank vẫn phải trích lập các quỹ dự trữ theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, ngân hàng phải có những chiến lược hoạt động để đạt được mức lợi nhuận đã đề ra. Trong khi mức chi trả cổ tức của HDBank hiện nay chưa phải là cao so với các ngân hàng khác nên để có thể thu hút các nhà đầu tư tiếp tục đổ vốn vào HDBank thì cần phải đảm bảo duy trì được tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức ổn định.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở chương 2, cơ cấu vốn tự có của HDBank rất mất cân đối với tỷ lệ vốn cấp 2 rất thấp, chỉ chiếm dưới 5% vốn tự có. Do đó, HDBank cũng nên tăng cường vốn cấp 2 thơng qua việc nâng tỷ lệ trích lập quỹ dự phịng tài chính.

Việc điều chỉnh này sẽ giúp HDBank tăng thêm được vốn cấp 2 góp phần giảm thiểu sự mất cân đối trong cơ cấu vốn tự có.

Để tăng vốn từ nguồn nội bộ, HDBank không phải chỉ cần tăng mức lợi nhuận giữ lại hay tăng tỷ lệ trích lập các quỹ mà vấn đề quan trọng là cần nâng cao lợi nhuận đạt được. Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại không chia tuy cao, nhưng giá trị lợi nhuận đạt được lại thấp thì giá trị tuyệt đối của phần lợi nhuận giữ lại đóng góp vào vốn tự có cũng khơng đáng kể. Đây cũng chính là vấn đề chung của các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Vì thế, để đẩy mạnh nguồn tăng vốn tự có từ nguồn nội bộ, HDBank nhất thiết phải tăng cường lợi nhuận đạt được.

- Tăng vốn từ nguồn bên ngoài

Như đã phân tích ở trên, lợi nhuận thu được của HDBank hiện chưa cao nên giá trị lợi nhuận giữ lại khơng chia và trích lập các quỹ bổ sung vốn tự có khơng lớn. Vì vậy, nguồn tăng vốn tự có chủ yếu của HDBank là nguồn bên ngồi. Trước tình hình đó, HDBank có thể sử dụng chủ yếu 2 phương thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi để tăng quy mô vốn tự có. Bên cạnh đó, HDBank cũng có thể chủ động lập kế hoạch tìm kiếm các đối tác thích hợp để thực hiện hợp nhất hoặc sáp nhập nhằm mở rộng quy mô vốn. Cho đến nay, việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn luôn là giải pháp hàng đầu được các ngân hàng lựa chọn.

+ Đối với phƣơng án phát hành thêm cổ phiếu thƣờng

Khi lựa chọn phương án này để tăng vốn, HDBank có thể sử dụng phương pháp phát hành riêng lẻ hoặc phát hành đại chúng.

 Đối với phương pháp phát hành riêng lẻ:

HDBank có thể nhắm vào đối tượng là cổ đông hiện hữu, CBCNV của HDBank. Đây là những đối tượng có thời gian gắn bó lâu dài với HDBank, am hiểu hoạt động của HDBank nên sẽ chấp nhận đầu tư vào cổ phiếu HDBank.

Đồng thời, HDBank nên chào bán cho cổ đơng chiến lược. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 “Về việc đơn giản hố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN Việt Nam”, theo đó mỗi cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức đứng đơn chỉ được tham

gia góp vốn thành lập một ngân hàng (bao gồm cả ngân hàng đang hoạt động); không được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng nếu cá nhân hoặc cá nhân đó cùng với người có liên quan đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu của một ngân hàng; tổ chức hoặc tổ chức đó cùng với người có liên quan đang sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một ngân hàng. Đối với Cổ đông sáng lập là cá nhân, phải là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất ba năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng, có bằng đại học hoặc trên đại học về ngành thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh kinh tế hoặc luật. Đối với cổ đông sáng lập là tổ chức không phải là ngân hàng thương mại, phải bảo đảm có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong năm năm liền kề với năm đề nghị thành lập ngân hàng và kinh doanh có lãi trong năm năm liền kề với năm đề nghị thành lập ngân hàng. Do vậy, việc chọn cổ đông chiến lược của HDBank cần được nghiên cứu và xem xét thận trọng.

Để chọn lựa cổ đông chiến lược, HDBank nên chọn các đối tác có tiềm lực tài chính vững mạnh và đã có quan hệ hợp tác lâu dài với HDBank như: Công ty cổ phần Chứng khốn Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường, Công ty cổ phần Long Hậu, Tổng công ty dầu Việt Nam PV Oil… bởi vì đây là những doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:

- Là các tổ chức kinh tế mạnh, có tiềm lực cao về vốn nên nguồn vốn dùng để đầu tư đó có thể được đảm bảo ổn định, lâu dài.

- Có chất lượng hoạt động tốt, kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao. Chất lượng quản trị cũng như tổ chức hoạt động hiệu quả, chặt chẽ. HDBank có thể học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm của họ vào thực tiễn hoạt động tại HDBank.

- Là những đối tác đã có quan hệ giao dịch lâu dài với HDBank, am hiểu về tình hình hoạt động của HDBank. Hơn nữa, việc trở thành cổ đông chiến lược của HDBank sẽ làm cho mối quan hệ của HDBank với các đối tác này thêm chặt chẽ đem lại nhiều lợi ích cho HDBank trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

- Các doanh nghiệp này đều chưa đầu tư góp vốn thành lập ngân hàng nào khác. Ngược lại, HDBank cũng phải chứng minh cho các cổ đông chiến lược thấy được sức hút của cổ phiếu HDBank thông qua kết quả hoạt động tốt, chiến lược tăng vốn rõ

ràng, hiệu quả, khả thi, sự chuẩn bị cho việc chào bán cổ phiếu kỹ càng, chuẩn xác...Qua đó, HDBank sẽ chứng tỏ được tiềm lực cũng như khả năng phát triển mạnh mẽ của ngân hàng.

HDBank phải chuẩn bị kế hoạch chào bán cổ phần riêng lẻ theo đúng quy định của pháp luật trong Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2010 về “Chào bán cổ phần riêng lẻ” gồm những việc cụ thể như: lập phương án chào bán cổ phần riêng lẻ, nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ lên NHNN, tổ chức việc thực hiện chào bán và sử dụng vốn thu được đúng với phương án đã đăng ký, lập danh sách cổ đông để báo cáo NHNN và công bố thông tin về kết quả đợt chào bán…

 Đối với phương pháp phát hành cổ phiếu ra công chúng:

Một trong những phương cách hữu hiệu để có thể nhanh chóng đưa cổ phiếu HDBank tiếp cận các nhà đầu tư đó là niêm yết trên sàn chứng khốn. Để có thể niêm yết trên sàn, HDBank cần thực hiện những việc sau:

- Lập phương án phát hành cổ phiếu chi tiết, cụ thể, rõ ràng và có tính thuyết phục. - Tìm kiếm cơng ty tư vấn và cơng ty bảo lãnh phát hành chứng khốn có uy tín. - Lập hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với Ủy ban chứng khốn nhà nước.

- Cơng bố Bản thông báo phát hành ra công chúng.

Trong đó, HDBank cần chú ý khâu lập phương án phát hành vì các kế hoạch tăng vốn của HDBank trong thời gian qua chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề sử dụng vốn và hiệu quả mà nó mang lại một cách sơ lược. Các số liệu biểu hiện kết quả kinh doanh trên mức vốn mới được đưa ra nhưng khơng có sự lý giải khiến các nhà đầu tư chưa thật sự tin tưởng vào cổ phiếu HDBank. Do đó, để mỗi đợt phát hành cổ phiếu thành cơng như mong đợi, phương án phát hành cần được thiết lập một cách chi tiết hơn, rõ ràng hơn, cụ thể hơn.

HDBank cũng cần tìm kiếm một cơng ty tư vấn có uy tín, chun nghiệp để tham khảo ý kiến và sự tư vấn của họ trong việc điều tra thị trường, lập phương án phát hành... Có như thế, việc niêm yết cổ phiếu của HDBank sẽ có khả năng thành cơng cao hơn.

Bên cạnh đó, HDBank có thể tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu của mình bằng cách thực hiện tốt nghĩa vụ công bố thông tin ra công chúng, thường xuyên tổ chức họp báo, quảng bá giới thiệu hình ảnh của HDBank đến cơng chúng...

 Kết hợp cả 2 phương pháp phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu ra công chúng:

HDBank có thể chào bán riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu, một bộ phận cán bộ công nhân viên hoặc đối tác chiến lược một tỷ lệ cổ phiếu nhất định, phần cịn lại HDBank có thể phát hành ra công chúng. Khi kết hợp cả hai phương pháp này, HDBank sẽ có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn, khả năng thành công, thu hút được đủ vốn đầu tư sẽ cao hơn giúp cho HDBank nhanh chóng tăng đủ vốn theo yêu cầu.

+ Đối với phƣơng án phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Với HDBank hiện nay thì phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí để tăng vốn đồng thời cũng khơng làm tăng khối lượng cổ phiếu lưu hành một cách nhanh chóng nên có thể tránh được áp lực về thu nhập trên mỗi cổ phần để tập trung vào việc thực hiện chiến lược phát triển của mình. Do đó, HDBank nên sử dụng cơng cụ này để tăng vốn tự có. Việc làm này sẽ làm tăng vốn cấp 2 của HDBank, góp phần giảm thiểu sự mất cân đối trong cơ cấu vốn tự có của HDBank cho đến khi nó được chuyển đổi thành cổ phiếu.

HDBank đã đáp ứng được những quy định trong luật chứng khoán cũng như Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 về “Quy định chi tiết một số điều của Luật

Chứng khoán” đối với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi. Hơn nữa, trên thị trường tài chính trong nước cũng như ở các quốc gia khác có rất nhiều ngân hàng đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi và HDBank có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ để đảm bảo cho phương án của mình.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường chứng khốn cịn nhiều bất ổn, sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng đã sụt giảm rất nhiều. Do đó, việc phát hành trái phiếu chuyển đổi của HDBank sẽ gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, HDBank cần có những sự chuẩn bị nghiêm túc cho vấn đề này như:

- Tìm kiếm nhà tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu uy tín để giúp cho HDBank lập phương án cũng như đảm bảo việc tăng tính hấp dẫn cho việc phát hành trái phiếu của HDBank.

- Lập kế hoạch, phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi thật chi tiết, rõ ràng, cụ thể để có thể chủ động trong mọi tình huống.

- Nghiên cứu và đưa ra mức lãi suất hợp lý để vừa có thể thu hút được các nhà đầu tư vừa tiết kiệm chi phí cho HDBank. Trên cơ sở đó, HDBank phải áp dụng mức lãi suất thích hợp sao cho các nhà đầu tư có thể hài lịng với lợi ích nhận được khơng thua kém quá nhiều so với kênh đầu tư khác cùng với quyền được chuyển đổi thành cổ phiếu khi đến hạn.

+ Chủ động tìm kiếm đối tác và lập phƣơng án sáp nhập, hợp nhất

Sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp cho các ngân hàng tham gia có thể tăng nguồn vốn tự có lên, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hoạt động kinh doanh. Do đó, HDBank cũng cần chuẩn bị sẵn phương án sáp nhập, hợp nhất như một phương án dự phòng cho mục tiêu tăng cường quy mơ vốn tự có. Việc này sẽ giúp HDBank chủ động hơn trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp để tiến hành sáp nhập, hợp nhất. Với sự chủ động đó, HDBank sẽ gặp nhiều thuận lợi và có thể thu được nhiều lợi ích từ việc sáp nhập, hợp nhất.

HDBank cần nghiên cứu, tìm kiếm trước những ngân hàng nhỏ hơn mình, đang gặp khó khăn về vấn đề đáp ứng mức vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN và có địa bàn hoạt động ở những địa điểm mà HDBank chưa có mặt để sáp nhập, hợp nhất. Những đối tác này sẽ giúp HDBank có thể tận dụng lợi thế về phạm vi hoạt động để mở rộng mạng lưới. Trên cơ sở đó, HDBank nên dự trù sẵn những điều kiện để khi cần có thể tiến hành thương lượng, đàm phán với đối tác đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt quyền lợi của người gửi tiền tại mỗi TCTD.

Chuẩn bị trước phương án sáp nhập, hợp nhất sẽ giúp HDBank chủ động hơn trong việc lựa chọn đối tác, tránh việc ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Tuyệt đối tránh việc bị buộc phải sáp nhập, hợp nhất trong thế bị động. Khi đó, quyền

lợi của các cổ đông cũng như cán bộ công nhân viên của HDBank sẽ khó có thể được đảm bảo.

3.2.2. Các giải pháp sử dụng vốn hiệu quả tại HDBank

Vấn đề khó nhất đối với HDBank trong trường hợp vốn điều lệ tăng quá nhanh là làm sao đảm bảo được tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông ở mức cao như mong muốn của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại ngân hàng thương mại phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)