Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012 – 2014 khá tốt. Doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh qua các năm. Doanh thu bán hàng năm 2012 là hơn 47 tỷ tăng lên thành gần 83,5 tỷ vào năm 2014. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh, từ gần 13,8 tỷ năm 2012 tăng lên thành 17,4 tỷ năm 2014.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
1. Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ 47.072 64.641 83.457
2. Giá vốn hàng bán 22.608 38.180 54.891
3. Lợi tức gộp 24.464 26.460 28.565
4. Doanh thu hoạt động tài chình và thu
nhập khác 236 309 391
5. Chi phí bán hang 2.027 1.700 1.875
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.370 7.566 7.785 7. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 15.303 17.503 19.296
8. Lợi nhuận trước thuế 15.303 17.503 19.296
9. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.530 1.750 1.929
10. Lợi nhuận sau thuế 13.772 15.753 17.366
2.2 Phân tích yếu tố bên ngồi ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của Công ty
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thay đổi của môi trường kinh doanh tạo ra các cơ hội hoặc nguy cơ đối với Công ty Khang Thịnh và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Cơng ty.
2.2.1 Phân tích khách hàng
Cơng ty Khang Thịnh có cả khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Thị trường trong nước tập trung ở Vĩnh Long và Cần Thơ. Công ty cũng bán sản phẩm ở một số tỉnh khác như các tỉnh Miền Tây. Khách hàng nước ngồi chủ yếu là Cơng ty may theo đặt hàng của những khách hàng này.
Đối với doanh nghiệp Việt Nam việc đưa ra các sản phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn trở ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Các sản phẩm dệt may thường rất khó khăn khi xâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật, … nếu không qua hệ thống phân phối.
Đối với khách hàng trong nước: Hiện tại khách hàng trong nước của công ty
trách nhiệm hữu hạn may mặc Khang Thịnh chủ yếu là các đối tượng như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng … trong đó khách hàng là nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các đối tượng sử dụng sản phẩm Công ty Khang Thịnh.
Nhu cầu may mặc trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, thị thiếu của họ luôn thay đổi theo sự phát triển của thế giới. Nếu như Công ty không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với các chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách ưu đãi hấp dẫn. Khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm khác nhau và gây áp lực cho cơng ty. Họ ln địi hỏi Công ty Khang Thịnh thay đổi mẫu mã, đưa ra sản phẩm có chất lượng tương đương hàng ngoại với giá cả thấp.
Đối với khách hàng nước ngoài: Hoạt động sản xuất của Công ty phụ thuộc
nhiều vào các đơn đặt hàng của khách hàng. Khách hàng thường lợi dụng bất lợi này của Công ty để ép Công ty giảm giá, thay đổi mẫu mã, chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cao, hay nhà cung cấp xa Công ty, không thực hiện đúng hợp đồng, đưa ra những lý do về chất lượng, an tồn lao động để trì hỗn khơng thanh tốn tiền hàng hoặc yêu cầu giao hàng sớm. Như vậy, để duy trì được khách hàng, Cơng ty cần phải tổ chức nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ thị trường để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng mà người tiêu dùng cần.
Để tìm hiểu nhu cầu và ý kiến của khách hàng, tác giả đã thực hiện khảo sát khách hàng bằng cách gửi bảng câu hỏi đến 200 khách hàng đang giao dịch tại các cửa hàng của Công ty Khang Thịnh và các siêu thị trên địa bàn Vĩnh Long và Cần Thơ - thị trường chính của Cơng ty. Kết quả thu được 151 phiếu điền đầy đủ thông tin cần thiết và những phiếu này được đưa vào sử dụng.
Bảng 2.2: Nhãn hiệu sản phẩm đang được khách hàng sử dụng
Nhãn hiệu sản phẩm Số khách hàng sử dụng Tỷ lệ (%) Meko 49 32.45 Tây Đô 68 45.03 Vĩnh Tiến 5 3.31 Khang Thịnh 29 19.20
Nguồn: Kết quả khảo sát khách hàng
Trong 151 khách hàng trả lời phỏng vấn có 49 người sử dụng sản phẩm của Cơng ty Meko, 68 người sử dụng sản phẩm của Công ty Tây Đô, 05 người sử dụng sản phẩm của Công ty Vĩnh Tiến, 29 người sử dụng sản phẩm của Công ty Khang Thịnh, cho thấy tại thị trường Vĩnh Long và Cần Thơ Công ty Khang Thịnh vẫn chiếm thị phần tương đối lớn chỉ sau Công ty Tây Đơ.
2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Ngành dệt may là một trong những ngành đang ở mức cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay như: khan hiếm nguồn nhân lực, chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao. Hiện nay số lượng công ty hoạt động trong ngành này rất lớn, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các công ty rất lớn đều muốn mở rộng và phát triển sản xuất. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, Cơng ty cịn phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành dệt may của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói chung và Cơng ty Khang Thịnh nói riêng là thị trường Mỹ, nhưng hiện nay đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, các nước ASEAN, đặc biệt trong bối cảnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 hạn ngạch hàng dệt may được loại bỏ hoàn toàn cho các nước thành viên tổ chức thương mại thế giới.
Cơng ty Khang Thịnh có sản phẩm rất đa dạng và phong phú về chủng loại và kiểu dáng. Tuy nhiên, sản phẩm áo sơ mi là sản phẩm chủ lực của Công ty. Đối thủ chính có những sản phẩm và phân khúc thị trường gần giống Công ty Khang Thịnh là Công ty Tây Đô, Công ty Meko, Công ty Vĩnh Tiến … Nhưng qua phỏng vấn 151 người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long về sản phẩm đang sử dụng thì có 68 người chọn sản phẩm Cơng ty Tây Đô, 29 người chọn sản phẩm Công ty Khang Thịnh, 05 người chọn sản phẩm Công ty Vĩnh Tiến và 49 người chọn sản phẩm Cơng ty Meko. Chính vì vậy mà tác giả chọn đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty Khang Thịnh là Công ty Tây Đô và Công ty MeKo.
Công ty may Tây Đô với bề dày lịch sử, chuyên sản xuất các sản phẩm T- Shirt, quần áo thời trang nam, áo vest, áo sơ mi nam ưu thế của công ty trên thị
công ty là Mỹ, EU, … Vốn điều lệ 230 tỷ đồng, nhà xường 55.709.32 m2, lao động 20.000 lao động.
Bảng 2.3: Doanh thu và lợi nhuận Công ty may Tây Đô
Đơn vị tính: triệu đồng.
STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014
01 Doanh thu 1.928.000 2.313.000 1.526.000
02 Lợi nhuận sau thuế 102.000 110.000 61.000
Nguồn: Báo cáo của Công ty Tây Đô
Công ty may Tây Đô với các lợi thế như lực lượng công nhân được đào tạo và thâm niên lâu năm nên tay nghề của họ cao, năng suất lao động cao so với ngành. Thứ hai, cơng ty có thể thực hiện các hợp đồng lớn. Thứ ba, sản phẩm của Công ty Tây Đơ với uy tín lâu đời được tín nhiệm cao trên thương trường. Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Tây Âu, Châu Á, các nước Asean … Công ty may Tây Đô không ngừng đầu tư mới về chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất. Với những tiềm lực hiện có và kế hoạch phát triển trong tương lai. Công ty Tây Đô là một đối thủ lớn cho Công ty Khang Thịnh.
Cơng ty cổ phần may Vĩnh Tiến chính thức đi vào hoạt động ngày 19 thang 12 năm 2006, vốn điều lệ 5,2 tỷ đồng. Cơng ty may Vĩnh Tiến có diện tích là 13.348 m2, với số lượng lao động 1.540 lao động. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của Vĩnh Tiến nhận may gia công các mặt hàng may mặc bằng các loại vải trong nước và xuất khẩu bao gồm: áo sơ mi, quần tây các loại cho khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, Cơng ty cịn mua nguyên phụ liệu sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho những đơn đặt hàng trong nước thị trường chính là Vĩnh Long và Cần Thơ và ngồi nước hoặc Cơng ty có thể tự tìm đầu ra cho những sản phẩm thông qua xuất bán tại hội chợ, cửa hàng, đại lý bán lẻ của Cơng ty.
Cơng ty cổ phần may Meko chính thưc đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2005, vốn điều lệ 7,5 tỷ đồng. Công ty may Meko có diện tích là 15.282 m2, với số lượng lao động 1.700 lao động. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của Công ty Meko là nhận may gia cơng các đơn đặt hàng trong nước và ngồi nước. Ngồi ra, Cơng ty cịn mua nguyên phụ liệu sản xuất ra những sản phẩm áo sơ mi, quần tây để phục vụ cho thị trường trong nước nhưng sản phẩm áo sơ mi là sản phẩm chủ yếu của Công ty, thị trường chính là ở Cần Thơ và Vĩnh Long.
Cơng ty Vĩnh Tiến và Cơng ty Meko có thời gian hoạt động trước Cơng ty Khang Thịnh khơng lâu nhưng cũng đã tạo được uy tín với khách hàng trong nước và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tạo được lợi thế cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU …
Tại thị trường Vĩnh Long và Cần Thơ, thị phần của Công ty Khang Thịnh, Công ty Vĩnh Tiến, Công ty Tây Đơ và Cơng ty Meko được trình bày ở Biểu đồ 2.1 Thị phần của Công ty Tây Đô lớn nhất chiếm 42%, kế đến là Công ty Meko đứng thứ 2, Công ty Khang Thịnh đứng thứ 3 và đứng cuối cùng là Công ty Vĩnh Tiến.
Tây Đơ 42% Vĩnh tiến 16% Meko 23% Khang Thịnh 19%
2.2.3 Phân tích đối thủ tiềm năng
Cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành dệt may Việt Nam đã nhận được các ưu đãi thương mại cũng như khả năng tiếp cận thị trường quốc tế một cách thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam nói chung và Cơng ty Khang Thịnh nói riêng cũng phải đối mặt với các bất lợi như Chính phủ thực hiện cắt giảm một loạt thuế quan, các loại trợ cấp cũng như dỡ bỏ nhiều rào cản thương mại. Đây chính là cơ hội để các đối thủ tiềm năng nước ngoài tham gia vào lĩnh vực dệt may Việt Nam.
Theo quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2015, tầm nhìn đến năm 2020, thì năm 2010 tồn ngành dệt may sản xuất được 1.230 triệu m2 vải dệt thơ và dệt kim trong đó xuất khẩu khoảng 500 triệu m2. Do đó, để đạt được mục tiêu này Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành dệt may. Ngoài ra các yếu tố như vốn đầu tư thấp, trình độ kỹ thuật khơng cao cũng góp phần khuyến khích các doanh nghiệp gia nhập ngành dệt may. Tuy nhiên, nguồn cung về dệt may ở Việt Nam dồi dào và tỷ suất lợi nhuận không cao khiến cho các doanh nghiệp đắn đo về việc gia nhập ngành dệt may.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, công ty nhỏ chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang và xuất khẩu theo sát nhu cầu thị trường, với lợi thế là chi phí sản xuất thấp nên giá thành cạnh tranh và dễ thích nghi với mơi trường hơn. Các cơ sở sản xuất nhỏ này thường tập trung vào một nhóm khách hàng (thị trường ngách) và tránh cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp dệt may lớn.
2.2.4 Phân tích áp lực từ nhà cung cấp
Hiện nay nhà cung cấp nguyên vật liệu của Công ty Khang Thịnh là nhà cung cấp ở trong nước và nước ngoài.
Đối với nhà cung cấp nguyên vật liệu ở nước ngồi, Cơng ty Khang Thịnh nhập nguồn nguyên vật liệu chủ yếu từ nước Trung Quốc và Đài Loan, từ khi có sự
kiện vào tháng 5 năm 2014 Dàn Khoan 981 của Trung Quốc đã tạo nên sức ép về nguồn Nguyên vật liệu cho ngành dệt may của Việt Nam và Việt Nam đang cố gắng tìm kiếm nhà cung cấp từ quốc gia khác. Từ đó, nhà cung cấp nguyên vật liệu từ nước ngoài cũng gây áp lực lớn cho Công ty Khang Thịnh.
Đối với nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước, đa số là các cơng ty hợp tác lâu dài, vì thế các nhà cung cấp này cũng không gây áp lực cho Cơng ty Khang Thịnh.
2.2.5 Phân tích áp lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm áo sơ mi từ xưa đến nay luôn được mọi tầng lớp nhân dân sử dụng trang phục hàng ngày, nó có truyền thống lâu đời và cũng đang được thị trường ưa thích, do đó nó là một mặt hàng khó có sản phẩm thay thế, các sản phẩm có thể thay thế áo sơ mì là áo thun, áo kiểu các loại. Tuy nhiên, những sản phẩm này khó có thể thay thế áo sơ mi. Vì vậy, áp lực từ sản phẩm thay thế là không đáng kể.
2.2.6 Phân tích các yếu tố khác
Yếu tố chính trị và pháp luật
Tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã và đang được Nhà nước tích cực điều chỉnh theo hướng tiếp cận với pháp luật và thông lệ quốc tế, hiện hệ thống pháp luật nước ta đuợc xây dựng và hoàn thiện theo hướng đảm bảo các quy định pháp luật đồng bộ, rõ ràng phù hợp với trình độ phát triển của xã hội. Cơng tác phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm và chỉ đạo kiên quyết.
Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển ngành dệt may tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tích lũy vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất, giảm thuế xuất nhập khẩu, dùng hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ sản xuất
trong nước … Các chính sách này đã hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên, khi mở cửa các doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với nạn hàng ngoại nhập ồ ạt tràn vào thị trường trong nước dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường nội địa gay gắt hơn.
Đối với tỉnh Vĩnh Long, tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện cải cách công tác quản lý hành chính Nhà nước, ban hành quy định mới về việc áp dụng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Tỉnh cũng tăng cường hợp tác tồn diện với các tỉnh trong khu vực để khai thác tốt thế mạnh, cùng nhau phát triển. Tỉnh chủ trương tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp, tập trung củng cố và phát triển các ngành có khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hóa. Tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quy hoạch, sắp xếp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành, các sản phẩm có giá trị lớn, hàm lượng trí tuệ cao, sử dụng cơng nghệ hiện đại, ít ơ nhiễm mơi trường.
Xuất phát từ những phân tích, đánh giá thực trạng của ngành dệt may Việt Nam, ngày 10 tháng 3 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 36 phê