3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
3.2.7 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giá
Giá là yếu tố quan trọng được khách hàng quan tâm khi mua sản phẩm. Tuy
nhiên, so với các đối thủ thì giá sản phẩm của Khang Thịnh xếp vào loại cao nhất.
Điều này đặt ra các yêu cầu cấp thiết về hạ giá thành nhưng đồng thời duy trì chất lượng sản phẩm.
Giáo dục nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí trong tất cả các đơn vị, bộ phận và trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Khuyến khích các sáng kiến tiết kiệm chi phí và khen thưởng những cá nhân, tập thể có sáng kiến và thực hành tiết kiệm tốt.
Xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ đó có kế hoạch chi tiết và chặt chẽ cho việc thu mua, dự trữ các nguyên liệu đầu vào hợp lý, không để bị đọng do ảnh hưởng của thị trường nguyên vật liệu.
Lập hệ thống kiểm sốt chi phí và giá thành trong tồn bộ quy trình sản xuất cho đến khi bán hàng nhằm tìm cách cắt giảm các chi phí bất hợp lý, lãng phí, từ đó có giá cạnh tranh hơn. Áp dụng các sáng kiến cải tiến vào thực tế như giảm hao hụt ngun liệu từ 0,5% cịn 0,3%, bao bì đóng gói từ 0,6% cịn 0,2% của các máy đóng gói, tiết kiệm năng lượng như tắt đèn và máy tính khi dừng làm việc, tiết kiệm nước sinh hoạt …
Cơng ty cần rà sốt lại tất cả các loại chi phí và phân tích xem có thể cắt giảm những loại chi phí nào. Trong may mặc, chi phí nguyên liệu và chí phí lao động chiếm tỷ trọng lớn. Cơng ty cần có biện pháp để tiết giảm những loại chi phí này. Về chi phí ngun vật liệu, tìm nguồn cung đảm bảo chất lượng, nhưng rẻ hơn. Mua nguyên vật liệu, phụ liệu với số lượng lớn để có thể giảm bớt chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển góp phần làm hạ thấp chi phí ngun vật liệu. Tìm nhà cung cấp ngun vật liệu hợp tác bền vững với cơng ty, có chất lượng và uy tín. Khi mua nguyên vật liệu, phụ liệu cần phải kiểm tra kỹ càng, xem có đạt tiêu chuẩn theo hợp đồng đã ký kết, đúng số lượng, đúng phẩm chất và cần có biện pháp xử lý nếu lơ hàng khơng đạt u cầu. Cần có biện pháp bảo quản tốt nguyên vật liệu, phụ liệu trong quá trình vận chuyển, lưu trữ cho đến khi xuất kho, tránh làm hư hỏng, thất thoát của cơng ty. Cuối cùng, tìm biện pháp để tiết giảm chi phí trong cơng đoạn cắt vải.
Về chi phí lao động, chi phí nhân cơng trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, vì vậy tiết kiệm được chi phí nhân cơng trực tiếp sẽ làm giảm đáng kể đến giá thành sản phẩm. Đánh giá lại đội ngũ cơng nhân và bố trí lại lao động hợp lý. Rà soát lại lực lượng lao động và cắt giảm lao động dư thừa. Về tuyển dụng, cần chú trọng việc chọn nhân cơng sao cho cơng nhân có khả năng làm việc gắn bó lâu dài với Cơng ty, tránh tình trạng nghỉ việc giữa chừng, làm tốn chi phí. Ngồi ra, cần lựa chọn người có tay nghề, sức khỏe phù hợp, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần tự giác trong lao động, làm việc. Đào tạo để nâng cao tay nghề nhằm nâng
nghề thấp. Thực hiện chế độ thù lao lao động gắn với mức độ đóng góp của nhân viên. Chú trọng mức lương hợp lý, chế độ khen thưởng tốt đối với cơng nhân viên tích cực, khuyến khích nhân viên phát huy sáng kiến, có nhiều cống hiến cho Cơng ty. Thay thế, mua sắm, đầu tư máy móc thiết bị trong xưởng để có thể thay thế một phần nhân công lao động không cần thiết.
Chi phí sản xuất chung như lương nhân viên quản lý, chi phí cơng cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngồi, khấu hao tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác. Để tiết kiệm các khoản này, Công ty cần phải xây dựng định mức cho từng phân xưởng để phát hiện kịp thời các bộ phận sử dụng vượt mức và có biện pháp xử lý phù hợp. Nên thường xun bảo trì máy móc, thiết bị theo định kỳ hoặc theo nhu cầu nhằm giảm bớt chi phí đồng thời kịp thời xử lý khi cần thiết. Cần có kế hoạch để sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng điện, nước, … trong quá trình sản xuất nhưng vẫn đảm bảo cơng việc sản xuất diễn ra bình thường.