+ Sự xuất hiện của dạng vượn người ( Australopitec): cách đây khoảng
Đặc điểm: Vsọ não = 400 - 600 cm3 , trán dốc thoải, xương trên vành mi mắt nhô cao, hàm còn dô kiểu mõm.
Răng nanh không còn lớn, cấu tạo xương chậu cho phép đứng trên hai chân.
+ Nhóm người vượn Pitecantrop: phát hiện ở châu á và Phi, xuất hiện giữa kỷ Q.
Đặc điểm: Vsọ não = 1000 cm3, sọ dẹt, xương sọ dày, hàm và răng to, răng nanh chỉ cao như các răng khác.
+ Sinantrop hay còn gọi Người vượn Bắc Kinh: Vsọ não = 1050 cm3, ngoài các di tích xương, còn có các dụng cụ bằng đá và lớp tro dày. Người này phát triển ở trình độ cao hơn đã biết dùng lửa.
+ Người Neandectan: xuất hiện cách đây 350 ngàn năm, di tích tìm thấy ở Đức.
Vsọ não ≈ V sọ não người hiện đại. Biết làm dụng cụ bằng xương, dùng hang làm nơi trú ngụ.
Vẫn còn một số đặc điểm giống thú: tay dài, chân ngắn, chưa đứng thẳng được.
+ Cromanhong: xuất hiện vào giữa Pleixtocen muộn.
Đặc điểm: gần giống với người hiện đại, biết làm dụng cụ bằng đá, xương, biết sáng tác nghệ thuật ( tìm được những hình vẽ khắc trên đá).
ở Việt Nam di tích người cổ ở Bình Gia Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Sơn....
Khí hậu lạnh tạo hiện tượng đóng băng trên những lãnh thổ rộng lớn. Di tích của hoạt động băng được xác nhận nhờ những loạt trầm tích sông băng, gặp phổ biến ở vùng có vĩ độ cao. Hiện tượng đóng băng không bao trùm thời gian của kỷ mà diễn ra có giai
đoạn, giữa thời kỳ đóng băng còn có thời kỳ gian băng ( khí hậu ấm, băng tan)
+ Bắc Bán Cầu: người ta thấy có ít nhất 3 lần đóng băng, thời gian đóng băng ở các vùng khác nhau, thường không trùng nhau. Các kỳ đóng băng lớn nhất ở các khu vực thường xảy ra vào Pleitocen.