Thực vật bậc cao (hay thực vật có phôi)

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 72 - 76)

+ Ngành Lộ trần: Gồm những thực vật trên cạn đầu tiên trong lịch sử TĐ. Chúng mọc chủ yếu trong đầm lầy, cơ thể chưa phân hóa rõ thành thân, rễ và lá chính thức, mới chỉ có các rễ và lá giả

+ Ngành Rêu: Là thực vật nhỏ thân thảo sống trên mặt đất, ít khi sống trong nước. Có khả năng sống độc lập và phân hóa thanhd thân, lá và rễ giả. Hiện nay có nhiều tác giả cho Rêu xuất nguồn từ thực vật lộ trần nguyên thủy.

+ Ngành Thạch tùng: Còn có tên gọi khác là Quyết thực vật(thống trị trong các kỷ C và P)

+ Ngành Thân đốt: ( Ngành dạng Mộc tặc). Thân đốt cũng như Thạch tùng xuất phát từ một nhánh của Lộ trần và tiến hóa song song với nhau. Các di tích hóa thạch khẳng định chúng có mặt từ D sớm, trong quá trình phát triển và tiến hóaảtải qua dạng cây thân mộc cao lớn, sau đó là quá trình tiêu giảm trở thành dạng thảo như ngày nay.

+ Ngành Dương xỉ: Trong C và P Dương xỉ đóng vai trò lớn trong lớp phủ thực vật của TĐ. Chúng cũng không kém đa dạng trong Mezozoi. Trong các trầm tích tuổi K tìm được di tích dương xỉ dị bào tử sống dưới nước đầu tiên. Trong E và N phổ biến những loại Dương xỉ tương tự như ngày nay.

+ Ngành hạt trần: thống trị trong Mezozoi, phổ biến hầu như ở khắp mọi nơi. Hiện nay nhóm quả nón chiếm ưu thế trong số các nhóm thực vật hạt trần.

+ Ngành hạt kín: xuất hiện vào K và vào cuối kỷ này đã nhanh chóng chiếm vị trí thống trị trong giới thực vật. Sự có mặt của hoa - cơ quan sinh sản hữu tính, khả năng thụ phấn nhờ côn trùng là điều kiện chủ yếu quyết định sự phổ biến rộng rãicủa thực vật hạt kín trong Kainozoi

1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TUỔI CỦA ĐÁ

1.3.1: Các phương pháp tính tuổi tương đối của đá:

Các phương pháp này không cho ta biết được tuổi chính xác của các lớp đá, nhưng xác định được thời gian hình thành các lớp đá một cách tương đối, cho ta biết được lớp nào hình thành trước, lớp nào hình thành sau.Trên cơ sở nghiên cứu về thành phần, cấu tạo, thế nằm và đặc điểm sự phân lớp của đá và những hóa thạch chứa trong các lớp, người ta có thể xác định tính tương đối về thời gian hình thành của các lớp đá.

* Phương pháp địa tầng:

Cơ sở khoa học của phương pháp là nguyên lí về tính kế tục:

- Các lớp khi mới hình thành đều nằm ngang và lớp này phủ kế tiếp lên lớp kia.Lớp thành tạo sau phủ lên lớp thành tạo trước, trẻ hơn lớp trước và

ngược lại.Phương pháp được áp dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu của nhà địa chất ngay ngoài thực địa.

VD: có 1 vết lộ địa chất ta gặp các lớp từ dưới lên trên được đánh số từ 1 - 8.Trong trường hợp đơn giản này các lớp mang số càng lớn thì nằm trên và trẻ hơn.

Việc áp dụng phương pháp này rất đơn giản và thuận tiện ở những nơi có cấu trúc địa chất không phức tạp (điều kiện bình ổn), còn những nơi có hoạt động kiến tạo mạnh, các lớp đá bị đảo lộn thì việc áp dụng phải hết sức cẩn thận.

+ Ưu điểm : dễ dàng, nhanh và rẻ.

+ Hạn chế : chỉ những miền kiến tạo xảy ra yếu ớt còn những miền hoạt động kiến tạo mạnh thì khó chính xác, do vậy phạm vi áp dụng hẹp.

* Phương pháp thạch học:

Cơ sở của phương pháp là dựa vào thành phần thạch học của các đá, các đá có cùng thành phần thạch học thì cùng tuổi. Từ đó có thể suy ra: ở các mặt cắt khác nhau, các lớp có cùng một thành phần thạch học giống nhau là những lớp cùng tuổi.

+ Ưu điểm: đơn giản, rẻ, nhanh.

+ Nhược điểm: chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp, độ chính xác chưa cao, vì trong tự nhiên các đá có cùng tuổi hay cùng được thành tạo trong thời gian nào đó thì lại có thành phần khác nhau, ngược lại các đá có tuổi khác nhau trong nhiều trường hợp lại có thành phần giống nhau. VD: đá vôi tuổi C,P lại có thành phần trùng nhau.

Trên thực tế để xác định tuổi tương đối và phân chia các tầng, cũng như phương pháp địa tầng, phương pháp thạch học cần được sử dụng cùng các phương pháp khác.

Phương pháp thạch học và địa tầng thường được sử dụng để xây dựng bản đồ địa chất những khu vực phát triển đá magma và biến chất. Vì đá magma và biến chất không chứa di tích hữu cơ vì thế để xác định tuổi của đá magma và đá biến chất cần phải nghiên cứu thành phần thạch học của đá tại chỗ tiếp xúc và xét mối liên quan vị trí giữa chúng với các đá trầm tích đã biết tuổi.

Là phương pháp xác định tuổi tương đối của đá trầm tích dựa trên cơ sở nghiên cứu những di tích của giới hữu cơ đã chết còn giữ lại trong đá ( hóa đá, hóa thạch).

Trong bất cứ đá trầm tích nào cũng luôn có nhiều hoặc ít các hóa đá, tức là di tích sinh vật thời xưa. Những hóa đá thường gặp là xương, vỏ sinh vật được bảo tồn hoặc là di tích của phần khoáng chất bên trong gọi là khuôn ( hay lõi). Những di tích này được nghiên cứu kĩ, xác định tên, phân loại thuộc nhóm sinh vật nào, qua đó suy đoán điều kiện sinh trưởng của nó. Trên cơ sở đó xác định thời gian của lớp đá có chứa hóa đá.

Cơ sở của phương pháp cổ sinh vật là sự phát triển và tiến hóa của động vật, thực vật theo dòng thời gian. Thế giới hữu cơ xuất hiện trong những thời đại lịch sử địa chất cổ xưa nhất của vỏ TĐ. Từ đó đến nay chúng liên tục tiến hóa và phát triển không ngừng, qua nghiên cứu thực tế người ta thấy tồn tại hai nguyên tắc có ý nghĩa lớn đối với phương pháp cổ sinh:

-Theo học thuyết Dauyn: " Sinh vật không thể quay trở lại , dù trong từng bộ phận, trạng thái trước kia mà tổ tiên chúng đã có". Qui luật này còn được gọi là: " Qui luật tiến hóa không luân hồi" hay " Qui luật một chiều". Có nghĩa là không có một hóa đá nào trong quá trình tiến hóa lại lặp lại hai lần. Định luật này cho phép dùng hóa đá để xác định tuổi của đá.

- Các giai đoạn phát triển của thế giới sinh vật đồng nhất trên toàn thế giới. Nguyên nhâh là các sinh vật được phân bố phổ biến rất nhanh chóng, sự trao đổi của sinh vật ở các miền khác nhau đã diễn ra một cách liên tục. Quan sát thế giới hữu cơ đa dạng ngày nay người ta nhận thấy tính chất chung là: ở lục địa loài chim và loài có vú tung hoành còn ở biển thì sò hến và các loài cá ngự trị. Từ đó người ta suy luận rằng, trước kia những nhóm sinh vật khác cũng đã từng thống trị thế giới như thế. Có nghĩa là những sinh vật nhất định đặc trưng cho từng loại thời kì nhất định.

Từ hai nguyên tắc trên dẫn đến kết luận quan trọng với phương pháp cổ sinh:

+ Hai trầm tích có hóa thạch giống nhau là có cùng tuổi như nhau.

+ Các lớp đá có thời gian thành tạo khác nhau chứa những hóa thạch khác nhau.

* Phương pháp hóa đá chỉ đạo: cơ sở của phương pháp này là chỉ dựa vào một số hóa đá có trong lớp đá trầm tích để xác định tuổi lớp đá đó, chứ không phải là tất cả các di tích hóa đá. Những hóa đá đó được gọi là hóa đá chỉ đạo.

Một hóa đá được gọi là chỉ đạo phải đảm bảo 3 tiêu chuẩn:

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w