1: Cánh nâng, 2: Cánh hạ, 3: Lớp đá ban đầu
4.1.4. Vỏ phong hóa
Kết quả của quá trình phong hóa hình thành nên 3 loại sản phẩm:
- Vật liệu vụn (vụn đá, vụn khoáng vật bền vững như thạch anh, mica, canxitêrit...)
- Vật liệu sinh thành mới không hòa tan (sét, caolin...) - Vật chất hòa tan (K2O, Na2O, CaO, MgO...)
Hai sản phẩm đầu nằm lại tại chỗ được gọi là vỏ phong hóa. Sản phẩm hòa tan được nước di chuyển đi nơi khác.
Độ dày và thành phần vỏ phong hóa phụ thuộc vào : + Khí hậu
+ Địa hình
+ Lớp phủ thực vật + Đá gốc
+ Thời gian
Theo mật độ phong hóa và thành phần vật chất phân bố theo chiều sâu, người ta chia vỏ phong hóa ra từng đới, số lượng các đới phụ thuộc vào tính chất đá gốc và điều kiện tự nhiên.
Ở Việt Nam theo một số nhà nghiên cứu có 1 số loại vỏ phong hóa sau: - Vỏ phong hóa feralit: có thành phần oxit sắt và oxit nhôm tương đương, loại này phổ biến rộng rãi.
- Vỏ phong hóa alit: thành phần oxit nhôm nhiều hơn oxit sắt.
- Vỏ phong hóa magalit: chủ yếu là khoáng vật monmorilonit. Phân bố ở vùng núi cao, vùng đá giàu cacbonnat, mùn hữu cơ dày.
- Vỏ phong hóa magalit - feralit: chủ yếu là khoáng vật monmorilonit và khoáng vật caolinnit.
Vỏ phong hóa là nơi tập trung nhiều khoáng sản như kim loại đen, kim loại màu, nguyên liệu gốm sứ - chịu lửa, vật liệu xây dựng như: bauxit, fenspat, sét, caolin. Vỏ phong hóa có loại là những loại đất màu mỡ, thuận lợi phát triển cây trồng...
4.2. Các quá trình địa chất của gió4.2.1. Quá trình phá hủy