Động vật: Trong D một nhóm động vật có xương sống đặc biệt phát

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 89 - 90)

triển và đa dạng là loài cá cổ. Sự phát triển phong phú và đa dạng của cá cổ đã khiến nhiều nhà nghiên cứu gọi kỷ D là kỷ Cá. Có ý nghĩa nhất đối với địa tầng D là hóa thạch của các ngành ruột khoang, tay cuộn, thân mềm, cá giáp và lưỡng cư cổ.

+ Ruột khoang: phát triển mạnh mẽ, phân bố rộng ở nhiều nơi và đã tạo nên những tầng đá vôi dày, do các giống loài của lớp san hô 4 tia, san hô vách đáy.

ở Việt Nam cũng gặp trong các trầm tích đá vôi ở Kim Môn Hải Dương, Hạ Long, Cao Bằng...

+ Tay cuộn: chủ yếu là nhóm tay cuộn có khớp, vỏ bằng chất vôi sống

trong vùng biển nông khí hậu ấm áp. ở Việt Nam cũng gặp trong đá cát kết, bột kết màu xám nâu ở vùng Bằng Mạc Chi Lăng Lạng Sơn.

+ Thân mềm: Sang kỷ D ngành thân mềm phát triển mạnh mẽ với nhiều

giống loài. Song có ý nghĩa hơn cả trong xác định tuổi của đá vẫn là lớp chân đầu với nhóm Agôniatites, Mantinoceras

+ Cá giáp và lưỡng cư cổ:

Đóng vai trò lớn trong thế giới sinh vật của D, song song với cá giáp còn có cá xương, cá sụn và cá có phổi nhưng đặc trưng nhất đối với D vẫn là cá giáp ( đây là loài cá cổ xưa đã hoàn toàn bị tiêu diệt). Đặc điểm của chúng là trên phần ngực và phần đầu có lớp giáp cứng bao phủ. Đặc biệt trong D còn phát triển nhóm cá mấu, có cấu tạo rất đặc trưng, bộ vây ngực và vây bụng của chúng có phần cơ khỏe làm chỗ tựa cho các tia vây. Cấu tạo này tương tự như cấu tạo cơ của các chi ở động vật bốn chân. Nhờ cấu tạo này mà con vật có khả năng trườn trên cạn. Người ta cho rằngnó là tổ tiên của các động vật có xương sống trên cạn đầu tiên.

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w