- Hoạt động kiến tạo:
Vào đầu O các địa máng lại bước vào hoạt động và đạt cực đại vào cuối Ocdovic giữa, quá trình sụt lún với cường độ lớn, biển tiến, lục địa bị thu hẹp.
Tới giữa O muộn trong nhiều khu vực của địa máng đã bắt đầu có quá trình nâng cao, uốn nếp. Điển hình là pha uốn nếp Tacon ở khu vực Tây Âu, biển thoái, đất liền được mở rộng.
Cuối O sự phân dị địa hình rõ nét ở các khu vực nâng cao uốn nếp như ở Anh, Scăndinavi, Thiên Sơn, Grơnlen... Các khu vực này phát triển quá trình phong hóa, xâm thực, bào mòn của nước và quá trình tích tụ ở các vùng trũng giữa núi.
- Hoàn cảnh cổ địa lí:
Nhìn chung trong kỷ O không có sự phân khu vực rõ rệt về các loại trầm tích đặc trưng cho chế độ khí hậu khác nhau, điều đó chứng tỏ chế độ khí hậu là tương đối đồng nhất
Sự có mặt ở nhiều nơi các trầm tích cacbonat, đolomit và cát, bột, sét màu đỏ nói lên rằng khí hậu trong O không chỉ ấm áp mà còn cả khô nóng.
3.3. Kỷ Silua( S)
3.3.1. Xuất xứ và phân chia địa tầng
Kỷ S kéo dài khoảng 30 triệu năm, do nhà địa chất người Anh Mơchison ( Murchison) đưa ra năm 1835 khi nghiên cứu vùng Unsơ. Nhìn chung việc phân chia ranh giới giữa hai kỉ Silua và Devon ở nhiều nước chưa thống
nhất.Tại hội nghị địa chất chuyên đề về ranh giới 2 kỷ lần thứ 3 năm 1968 thống nhất lấy tiêu chuẩn sinh địa tầng để phân chia ranh giới giữa Silua và Devon. Như vậycác lớp đá nằm trên tầng đá chưa hóa đá giống Monogratus ứng với tuổi D. Còn từ tầng chưa hóa đá trở xuống là ứng với tuổi S.
Kỷ Silua được chia làm 2 thế.Silua sớm (S1) và Silua muộn (S2).
3.3.2 Thế giới sinh vật : thế giới sinh vật trong S phát triển phong phú và đa dạng giống loài. Song có ý nghĩa nhất trong khu vực xác định tuổi của và đa dạng giống loài. Song có ý nghĩa nhất trong khu vực xác định tuổi của đá là các nhóm sinh vật sau:
- Động vật :
+ Bút đá : rất phồn thịnh, phân bố rộng khắp với đặc điểm về mặt cấu tạo : các ổ nằm về 1 phía của nhánh các giống đặc trưng nhất của bút đá trong kỉ Silua là : Monograptus, Rastrites, Cyrtogratus ....
Tuy sang đến kỷ D người ta còn có thể gặp hóa thạch của bút đá nhưng về cơ bản ta có thể coi bút đá bị tiêu diệt vào cuối S. Nguyên nhân của sự tiêu biến một cách đột ngột của những nhóm sinh vật cổ như dạng chén cổ vào cuối ∈ , cuống biển (thuộc ngành da gai) vào cuối O, bút đá vào cuối S.... vẫn đang là một đề tài cho nhiều công trình của nhiều nhà cổ sinh vật học.
ở Việt Nam hóa đá bút đá ở Quảng Trị.
+ Bọ 3 thùy: nhìn chung chúng ta đã bắt đầu suy thoái về số lượng cũng nhơ giống loài.
+ Tay cuộn: nhóm tay cuộn có khớp vẫn phát triển và có giá trị trong xác định tuổi của đá.
+ Ruột khoang :các giống loài của ngành này phát triển mạnh và phân bố rộng ở nhiều khu vực. Có ý nghĩa nhất trong xác định tuổi của đá là các giống loài của lớp san hô 4 tia, san hô vách đáy.
ở Việt Nam gặp hóa đá san hô 4 tia trong đá cacbonat ở Quảng Bình.
+ Thân mềm : ngành thân mềm có mặt tờ O, phát triển mạnh trong S.
Có ý nghĩa trong việc xác định tuổi của đá là các giống loài của lớp chân đầu.