Thang địa tầng Địa phương:

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 64 - 66)

- Ý nghĩa môn học: ĐCLS có vai trò rất lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước, cũng như đời sống của con người nói chung Con người sống sống trên

1.1.2. Thang địa tầng Địa phương:

Thang địa tầng QT được xác lập chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu các mặt cắt chuẩn ở Tây Âu. Các quá trình phát triển lịch sử vỏ Qủa Đất rất phức tạp và không phải ở mọi nơi lịch sử phát triển cấu tạo, hình thành trầm tích đều giống nhau. ở những khu vực khác nhau của vỏ TĐ thường có những thành tạo địa chất mang đặc tính lịch sử riêng biệt. Việc phân chia các thành

tạo đó không phải luôn luôn có thể ứng với các phân vị đã phân chia ở thang địa tầng QT. Theo yêu cầu của công tác nghiên cứu địa chất ở các lãnh thổ khác nhau của vỏ QĐ, các nước đều thấy cần thiết phải thiết lập thang địa tầng phụ trợ, thích hợp với lịch sử phát triển địa chất của địa phương. Vì vậy thang địa tầng này gọi là thang địa tầng địa phương.

Trong việc xác lập thang địa tầng địa phương đối với Việt Nam cần đảm bảo hai yêu cầu cơ bản: khoa học và Việt Nam. Thang địa tầng địa phương ở VN bao gồm các phân vị địa tầng sau:

* Loạt: là đơn vị lớn nhất của thang địa tầng địa phương, về khối

lượng loạt gần tương đương với thống trong thang địa tầng QT, có khi lớn hơn hoặc nhỏ hơn đôi chút. Loạt bao gồm một hệ tầng dày và phức tạp các đá trầm tích, biến chất, nguồn gốc núi lửa. Trầm tích của một loạt thường ứng với một chu kì lớn về trầm tích, phun trào, biến chất. Giữa các loạt thường có những biểu hiện không chỉnh hợp địa tầng hoặc không chỉnh hợp góc. Hiện nay ở Việt Nam phân vị này chưa được sử dụng nhiều.

* Điệp: Là đơn vị cơ bản trong thang địa tầng địa phương, đối chiếu

với thang địa tầng QT điệp có khối lượng gần tương đương với bậc, có khi lớn hơn hoặc nhỏ hơn một chút. Trong trường hợp đặc biệt, nhất là đối với các thành hệ đá cổ, điệp có thể ứng với một thống hoặc thậm chí tương ứng với một phần khá lớn của 1 hệ hoặc các phần của 2 hệ kề nhau.Điệp mang tên địa phương có mặt cắt chuẩn.Ký hiệu của điệp gồm ký hiệu của tuổi tương ứng trong thang địa tầng quốc tế, kèm theo con chữ viết tắt của điệp.VD: điệp Lạng Sơn :T1ls, điệp Nà Khuất : T2nk, điệp Hòn Gai : T3n-rhg.Điệp có thể chia ra 1 vài phụ điệp, tên của phụ điệp gọi theo tên của điệp kèm theo chữ dưới giữa trên.VD: điệp Hòn Gia gồm 2 phụ điệp, ta sẽ gọi tên và viết ký hiệu:

Phụ điệp Hòn Gai hạ (dưới) : T3n-r hg1 Phụ điệp Hòn Gai thượng :T3n-r hg2

Điệp có thể bao gồm cả những đá trầm tích, macma đôi khi có cả đá biến chất.Các đá của một điệp được thành tạo trong điều kiện địa lý tự nhiên xác định của khu vực, do đó điệp phân bố giới hạn trong một đới cấu trúc địa chất xác định. VD: điệp Suối Bàng có diện phân b trong khu vực Tây Bắc Việt Nam, trong khi đó ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, các đá trầm tích tương tự thuộc điệp Hòn Gai.

*Tầng: là một phân vị địa tầng mang tính chất liên hệ hợp nhất của

khu vực.Tầng hợp nhất theo chiều ngang nhiều điệp (hoặc một phần của điệp) cùng tuổi phân bố ở các đới kiến trúc khác nhau của một khu vực địa chất.Tầng mang tên của một trong số các phân vị đó cũng sẽ là mặt cắt chuẩn của tầng đó.

VD: Trầm tích Đevon ở Việt Nam, các đá cacbonat thuộc phần trên của bậc eifen phổ biến ở nhiều nơi trong các đới tướng - kiến trúc khác nhau, nhưng đều chứa một phức hệ hóa thạch đặc trưng giống nhau, cùng tuổi chứng tỏ chúng đồng thời được thành tạo trong cùng điều kiện cổ địa lý.Người ta lập tầng Nà Quản đê hợp nhất các phân vị địa tầng này.

Một TD khác điệp Quy Lăng ở Thanh Hóa và điệp Nà Khuất ở Đông Bắc đều có tuổi Triat trung, hai điệp này đều có những đặc tính về cổ sinh và mức địa tầng tượng tự, chúng ta có thể hợp nhất thành một tầng.Do mặt cắt của điệp Quy Lăng được nghiên cứu kỹ và có tính chất điển hình, do đó có thể gọi tầng này là tầng Quy Lăng.

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w