Các dấu vết sinh hoạt của sv hóa thạch

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 69 - 71)

+ Hóa thạch vết bò, di tích hang hốc, lỗ chui của động vật sống chui rúc trong bùn, trong đất. Các hang hốc hoặc lỗ chui rúc đó về sau được trầm tích lấp đầy rồi hóa đá

+ Vết chân hóa thạch của những động vật 4 chi sống trên cạn. Có những dấu chân hóa thạch khủng long rộng tới 20cm2, nằm cách nhau 2-3m, để lại rất rõ thành một dãy dài trên mặt một lớp cát kết

+Trứng của chim và động vật bò sát hóa thạch. Cho đến nay nhiều trứng của khủng long, của chim cổ đã tìm thấy ở nhiều nơi

+ Hóa thạch các sản phẩm bài thải của động vật

+ Xác lột hóa thạch của động vật chân khớp hoặc bò sát + Hóa thạch của các bộ phận bị tách rời

Nhìn chung các dấu vết sinh hoạt của sv hóa thạch rất đa dạng nhưng cũng không phổ biến lắm, vì thế ý nghĩa của chúng đối với địa chất học cũng

hạn chế. Trong nhiều trường hợp không thể biết được chúng là sản phẩm của loại sv nào, nên không thể dựa vào chúng để xác định tuổi tương đối cho các tầng đá.

1.2.3. Phân loại thế giới hữu cơ

Hội nghị quốc tế các nhà sv học đã thông qua hệ thống các đơn vị phân loại như sau: Giới - ngành - lớp - bộ - họ - giống - loài.

Loài là đơn vị cơ bản của hệ thống các đơn vị phân loại kể trên. Nó tập hợp các cá thể sinh sống trong một khoảng không gian xác định, giống nhau về các dấu hiệu hình thái, sinh học và sinh thái. Các cá thể của loài này cách biệt về phương diện sinh sản với các cá thể của loài khác

Giống bao gồm một hoặc là tập hợp của một số loài có nhiều đặc điểm

chung và có điều kiện sống gần nhau.

Họ một giống hoặc tập hợp của một số giống gần gũi tạo thành một họ.

Bộ là một hoặc tập hợp của một số họ gần gũi.

Lớp là một hoặc tập hợp của một số bộ gần gũi.

Ngành là một hoặc tập hợp của một số lớp gần gũi.

Giới là tập hợp của một số ngành gần gũi.

Nhiều năm trước đây các nhà sinh học đã chia sinh vật thành 2 giới là Động vật và Thực vật. Sau này được chia chia làm 5 giới. (Vi khuẩn, Sinh thể lam, Thực vật, Nấm và Động vật) , nhưng vẫn chỉ chú trọng đến Thực vật và Động vật là 2 giới để lại nhiều hóa thạch có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu địa chất.

Giới động vật Giới thực vật (ĐV đơn bào, ĐV đa bào) ( TV bậc thấp, TV bậc cao)

Giới Regnum Giới Ngành Phylum Ngành Lớp Classis Lớp Bộ Ordo Bộ Họ Familia Họ Giống Genus Chi Loài Species Loài

Trong nhiều trường hợp các cấp phân loại cơ bản nêu trên không đáp ứng được mức độ chi tiết của công tác phân loại sinh học, nên người ta đã sử

dụng thêm các cấp phân loại trung gian. Để gọi tên các cấp phân loại trung gian này người ta đặt tiền tố "phụ" hoặc "thượng" vào trước tên gọi của cấp phân loại chính thức

Giới động vật

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w