Các giai đoạn phát triển của nền bằng:

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 80 - 81)

+ Giai đoạn đầu: giai đoạn sụt lún xuất hiện biển tiến, hình thành nên các lớp trầm tích dày.

+ Giai đoạn sau: nền bằng được nâng lên làm cho biển thoái, hình thành nên các vũng vịnh. Cuối giai đoạn này tất cả miền nền được nâng lên hình thành lục địa.

Chương 2: THỜI KÌ TIỀN CAMBRI (P∈) 2.1. Nguyên tắc phân chia địa tầng

- Thời kỳ tiền Cambri kéo dài khoảng 3 tỷ năm. Các đá P∈lộ ra ở các khu vực nền cổ: vùng Ban tích nền Đông Âu, Canađa nền Bắc Mĩ, bán đảo Sơn Đông nền Trung Quốc.

- Vì không có di tích hóa thạch nên việc phân chia địa tầng chủ yếu dựa vào mức độ biến chất, biến vị của các đá và cũng chỉ có những thang địa tầng địa phương cho từng khu vực

2.2. Đặc điểm của trầm tích Tiền Cambri

- Đá P∈là những đá cổ nhất, chúng bị các đá trẻ phủ trên, vì thế không phải ở mọi nơi đá P∈có thể lộ ra trên mặt, chỉ trong những cấu trúc nổi cao của vỏ TĐ, nhân của các phức nếp vồng lớn và các khiên của nền cổ là có thể lộ ra đá P∈

- Đá P∈có trình độ biến chất rất cao, thường gặp là gơnai, đá phiến mica, ămfibolit, quăczit, đá hoa

- Đá P∈thường chứa phong phú các thành phần của đá magma mà phần lớn chúng đã bị biến chất. Sự có mặt của đá magma chứng tỏ hoạt động magma xảy ra mạnh mẽ ở thời kỳ đó

- Đá P∈bị biến vị mạnh mẽ, đá bị vò nhàu, uốn nếp và bị đứt gãy làm đảo lộn thế nằm của đá. Chứng tỏ hoạt động kiến tạo đã xảy ra hết sức phức tạp

- Các đá P∈rất nghèo di tích sinh vật.

Thời kỳ đó sinh vật chưa phát triển hai nữa thời gian lại cách nay quá lâu do đó cũng khó bảo tồn di tích hóa thạch. Tuy nhiên sau này người ta đã gặp đá vôi có nguồn gốc tảo, một số ít di tích trùng phóng xạ, trùng lỗ...Các đá có nguồn gốc hữu cơ cũng rất hiếm trong các thành hệ P∈các loại dầu mỏ, than đá hoàn toàn vắng mặt.

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w