Thang địa tầng Quốc tế:

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 61 - 64)

- Ý nghĩa môn học: ĐCLS có vai trò rất lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước, cũng như đời sống của con người nói chung Con người sống sống trên

1.1.2. Thang địa tầng Quốc tế:

Thang địa tầng Quốc tế,còn gọi là thang địa tầng duy nhất được xây dựng dựa trên cơ sở của sự phân chia các giai đoạn của lịch sử phát triển vỏ quả đất. Hội nghị địa chất Quốc tế lần thứ VIII năm 1900 ở Pari dựa trên cơ sở quyết định của hội nghị lần thứ III (1890) ở Bôlônhơ (Italia) đã thông qua một hệ thống cấp bậc phân vị địa tầng và tuổi địa chất tương ứng gồm các hàng phân vị sau đây:

Phân vị địa tầng Phân vị tuổi địa chất

Giới Nguyên đại

Hệ Kỷ

Thống Thế

Bậc Kỳ

Đới Thời

Trong 5 hàng phân vị trên thì 3 hàng phân vị đầu là Giới (đại), hệ (kỷ), thống (thế) mang tính chất toàn cầu. Hàng phân vị thứ 4 bậc (kỳ) mang tính chất phân chia khu vực, hàng phân vị đới (pha) mang tính chất địa phương. Hiện nay trên thế giới, 4 hàng phân vị đầu của 2 thang trên được thừa nhận rộng rãi, còn hàng phân vị thứ 5 đang còn nhiều vấn đề bàn luận.

* Giới: Là hàng phân vị lớn nhất của thang địa tầng quốc tế gồm những đá được thành tạo trong thời gian 1 đại, phản ánh một giai đoạn lớn bậc nhất trong lịch sử phát triển địa chất. Trong một giới các chuyển động kiến tạo, macma, trầm tích và phát triển của sinh giới phổ biến trên một quy mô lớn.

Tên gọi của giới (đồng thời là của đại) căn cứ vào tính phát triển của sinh giới và do đó có các giới:

Thái cổ (Ar) hay Ackeozoi ( Arkei) Nguyên sinh (Pr) hay Proterozoi Cổ sinh (Pz) hay Paleozoi

Trung sinh (Mz) hay Mezozoi Tân sinh (Kz) hay Kainozoi

Giới Thái cổ và Nguyên sinh nhiều khi được gọi chung là Tiền Cambri, bao gồm một khối lượng địa tầng rất lớn được xác định và nghiên cứu chủ yếu dựa vào mức độ biến chất, biến vị của đá và các hoạt động macma, vì hầu như vắng di tích sinh vật, vì thề người ta còn gọi giai đoạn trước Paleozoi là giai đoạn ẩn sinh (Kryptozoi). Từ đầu Paleozoi đến nay coi như giai đoạn

hiện sinh (Phanerozoi) , có sự xuất hiện của sinh vật rõ ràng, do được nghiên cứu kỹ nhờ các dẫn liệu hóa thạch nên các giới Paleozoi, Mezozoi và Kainozoi được chia làm nhiều hệ còn các giới cổ không có sự phân chia ấy.

* Hệ: Là phân vị cấp 2 của thang địa tầng quốc tế, gồm những đá được thành tạo trong một kỷ. Mỗi hệ được chia làm 3 hoặc 2 thống ứng với 3 hoặc 2 giai đoạn biển tiến, biển lùi chính trong quá trình trầm tích của hệ.

Pz chia làm 6 hệ tương ứng với 6 kỷ: hệ Cambri ∈ (kỷ) " Ocđovic O " " Silua S " " Đevon D " " Cacbon C " " Pecmi P " Mz chia làm 3 hệ: hệ Triat T (kỷ) " Jura J " " Krêta K " Kz chia 3 hệ: hệ Paleogen E (kỷ) " Neogen N " " Đệ tứ Q "

Tên của hệ được đặt không phụ thuộc vào một qui luật cứng nhắc, vì rằng các hệ được xác lập ở các thời gian khác nhau và nhiều nước khác nhau. Ta có thể phân làm mấy loại nguồn gốc của tên gọi sau:

- Gọi theo tên địa phương mà lần đầu tiên hệ được xác lập: Cambri, Devon ( theo tên địa phương ở nam nước Anh), Pecmi ( tên địa phương ở Nga), Jura ( tên dải núi ở biên giới Pháp và Thụy Sĩ).

- Gọi tên theo các bộ tộc cổ sinh sống ở địa phương hệ được xác lập như hệ Ocdovic, Silua.

- Gọi tên theo dạng đá phổ biến ở trong hệ như hệ Cacbon ( lần đầu tiên phổ biến than đá) và Kreta ( phổ biến đá phấn, kreta có nghĩa là phấn trắng).

- Gọi tên theo sự phân tầng như Trias ( do trầm tích của hệ này tìm thấy ở Đức được phân thành 3 tầng rõ rệt).

- Gọi tên theo tính chất của thành phần sinh vật: Paleogen có nghĩa là động vật khác ngày nay, Neogen là gần hiện tại- do chứa động vật có xương sống gần giống động vật ngày nay và hệ Nhân Sinh là chỉ thời kì trong đó có sự xuất hiện của con người.

* Thống: Là một phần của hệ và là phân vị cấp 3 của thang địa tầng QT .

Đá của một thống được thành tạo trong khoảng thời gian 1 thế, diện phân bố của thống nhỏ hẹp hơn hệ.

. Mỗi hệ thường có 3 thống , riêng hệ S, P, K , N chỉ có 2 thống.

. Tên của thống gọi theo tên hệ kèm theo chữ dưới, giữa , trên để chỉ vị trí của thống trong hệ, tên của thế là tên kỷ kèm theo chữ sớm, giữa , muộn.

Thang địa tầng Thang tuổi địa chất Devon thượng ( trên) D3 Devon muộn Devon trung ( giữa) D2 Devon giữa Devon hạ ( dưới) D1 Devon sớm . Một số trường hợp thống mang tên riêng.

Paleogen E ( Paleocen E1, Eocen E2, Oligocen E3) Neogen N ( Miocen N1, Pliocen N2)

Đệ Tứ Q ( Pleixtocen dưới Q1,Pleixtocen giữa Q2,Pleixtocen trên Q3, Holocen Q4).

* Bậc: Là phân vị cấp thứ tư trong thang địa tầng QT và là một phần của

thống, gồm các đá được thành tạo trong một kỳ. Bậc mang tên địa phương nơi có mặt cắt chuẩn, tên ấy cũng đồng thời là tên kỳ tương ứng trong thang tuổi địa chất.

VD: thống Trias trên T3 có 3 bậc Cacni, Nori, Reti.

* Đới: là phân vị cấp nhỏ nhất của thang địa tầng QT. Hiện nay đới chưa

được thừa nhận rộng rãi, nhiều nhà địa chất cho rằng đới chỉ là phân vị địa phương.

Một phần của tài liệu dia chat hoc - DHSPTN (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w